Đường lối cách mạng Việt Nam (1975 - 1986)


Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V của Đảng (3/1982) thông qua đường lối chung, đường lối kinh tế, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng và tiếp tục bầu ông Lê Duẩn là Tổng Bí thư Đảng.

a)Nội dung cơ bản của đường tối

-    Các văn kiện hình thành đường lối:

Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V của Đảng (3/1982) thông qua đường lối chung, đường lối kinh tế, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng và tiếp tục bầu ông Lê Duẩn là Tổng Bí thư Đảng.

-  Đường lối chung của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới:

Thời kỳ mới có thuận lợi là đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất. Khó khăn nổi bật là nước ta từ kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đấu tranh giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng còn diễn ra gay go, ác liệt.

Đường lối chung là nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đường lối kinh tế ở nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội cần coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp. Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

b) Kết quả thực hiện

Qua mười năm (1975 - 1986), đất nước ta đạt một số thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất và xác lập quan hệ sản xuất mới, bảo vệ Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế.

Đảng ta đã tiến hành ba bước đổi mới cục bộ: Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (8/1979) chủ trương "làm cho sản xuất bùng ra; Hội nghị Trung ương 8, khoá V (6/1985) chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; Hội nghị Bộ Chính trị (1/1986) kết luận xoá bỏ cơ chế bao cấp, phát triển nhiều thành phần kinh tế và phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, các bước đổi mới đó không thay đổi được tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đất nước đang bị bao vây, cấm vận. Nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt, đời sống nhân dân rất khó khăn, tiêu cực xã hội diễn ra phổ biến.

Có những nguyên nhân khách quan, nhưng về chủ quan, do Đảng ta có những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn; chậm đổi mới tư duy phát triển kinh tế; chủ quan, nóng vội khi đề ra chủ trương quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp.

 


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu
  • Đường lối cách mạng Việt Nam ( 1945 - 1975)

    Từ tháng 9/1945, chính quyền cách mạng được thiết lập trên cả nước nhưng ở tình thế hiểm nghèo trước giặc đói, giặc dốt và nguy hiểm nhất là giặc ngoại xâm. Với chủ trương kiên quyết, khéo léo, mềm dẻo, Đảng đã đưa đất nước vượt qua thử thách hiểm nghèo, củng cố thành quả cách mạng tháng Tám.

  • Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)

    ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930), Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa I, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì