Đề thi học kì 1 Hóa 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Amine CH3 – CH2 – NH – CH3 có tên gọi và bậc là
Đề bài
Amine CH3 – CH2 – NH – CH3 có tên gọi và bậc là
-
A.
propan – 1 – amine, bậc I
-
B.
ethylmethyamine, bậc II
-
C.
propan – 2 – amine, bậc II
-
D.
N – methylethanamine bậc II
Tính lưỡng tính của amino acid thể hiện qua phản ứng với
-
A.
acid mạnh, base mạnh
-
B.
amino acid tạo polymer
-
C.
alcohol tạo ester
-
D.
kim loại kiềm
Cao su buna – S thuộc loại nào sau đây?
-
A.
Cao su thiên nhiên được lưu hóa.
-
B.
Cao su buna đã lưu hóa
-
C.
Cao su tổng hợp, sản phẩm trùng hợp iroprene.
-
D.
Cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp buta – 1,3 – diene và styrene.
. Cho các phát biểu sau:
a) Xà phòng là muối của acid với sodium hoặc potassium
b) Khi làm ô mai sấu, quất,…người ta ngâm những loại quả này vào nước vôi trong để trung hòa acid.
c) Ester có nhiệt độ sôi thấp hơn acid tương ứng do không tạo liên kết hydrogen.
d) Xà phòng hóa chất béo thu được muối và alcohol.
e) Có thể phân biệt glucose và frutose bằng dung dịch bromine.
g) Dung dịch của aminoacetic acid làm quỳ tím chuyển đỏ.
Số phát biểu đúng là
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
4
-
D.
3
Xà phòng hoá hoàn toàn 34,48 gam chất béo cần vừa đủ 0,12 mol KOH. Lấy muối thu được đem sản xuất xà phòng. Khối lượng xà phòng (chứa 80% muối) sản xuất được có giá trị bằng bao nhiêu gam?
-
A.
40
-
B.
46,9
-
C.
58,2
-
D.
104,43
Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
-
A.
Lys-Gly-Val-Ala.
-
B.
Glycerol.
-
C.
Ala-Ala.
-
D.
Saccharose.
Cho các chất sau: saccharose, glucose, ethyl formate, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
-
A.
1
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
2
Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
-
A.
PET
-
B.
PVC
-
C.
Teflon
-
D.
Cao su buna
Trong các chất sau: ethanol, methyl acetate, acetic acid, tripalmitin, cặp chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na?
-
A.
ethanol, methyl acetate
-
B.
methyl acetate, acetic acid.
-
C.
methyl acetate, acetic acid
-
D.
methyl acetate, tripalmitin
Poly(methyl methacrylate) (PMMA) cho ánh sáng truyền qua 90% nên được sử dụng làm thủy tinh hữu cơ. Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được PMMA?
-
A.
CH2=CH(CH3)COOCH3
-
B.
CH2-CHCOOH
-
C.
CH2=CHC6H5
-
D.
CH2=CHCl
Cao su buna – S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – S?
-
A.
CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2
-
B.
CH2=CHCH=CH2 và sulfur
-
C.
CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl
-
D.
CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN
Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ nào sau đây?
-
A.
Tơ tự nhiên
-
B.
Tơ tổng hợp
-
C.
Tơ bán tổng hợp
-
D.
Tơ nhân tạo
Tơ visco thuộc loại
-
A.
polymer trùng ngưng
-
B.
polymer bán tổng hợp
-
C.
polymer thiên nhiên
-
D.
polymer tổng hợp
Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su?
-
A.
Làm cao su dễ ăn khuôn
-
B.
Giảm giá thành cao su
-
C.
Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
-
D.
Tạo loại cao su nhẹ hơn.
Nylon – 6,6 thuộc loại tơ nào sau đây?
-
A.
Tơ polyester
-
B.
Tơ tổng hợp
-
C.
Tơ bán tổng hợp
-
D.
Tơ thiên nhiên
Loại polymer thiên nhiên nào có thành phần chính là cellulose.
-
A.
Bông
-
B.
Tơ tằm
-
C.
Len
-
D.
Cao su thiên nhiên
Kết quả thí nghiệm của chất X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển sang màu xanh |
Y |
Dung dịch NaOH, đun nhẹ, để nguội |
Dung dịch có sự tách lớp |
Z |
AgNO3/NH3, đun nóng |
Tạo kết tủa Ag. |
T |
Nước bromine |
Tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
-
A.
Methyamine, methyl ammium chloride, glucose, phenol.
-
B.
Ammonia, phenyl ammium chloride, fructose, phenol.
-
C.
Anilin, phenyl ammonium chloride, glucose, phenol.
-
D.
Methyl amine, triolein, fructose, aniline.
LDPE là một chất dẻo dễ tạo màng, có tính dai bền nên được sử dụng làm túi nylon, màng bọc, bao gói thực phẩm. LDPE được tổng hợp từ monomer nào sau đây?
-
A.
CH2 = CH2
-
B.
CH2 = CHCH3
-
C.
CH2 = CHC6H5
-
D.
CH2=CHCl
Poly(butylene adipate terephthalate) (PBAT) là một polymer có khả năng phân hủy sinh học, có tên thường mại là Ecoflex. PBAT có đặc tính tương tự như polyethylene có mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân hủy sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây:
a) PBAT thuộc loại polyester.
b) Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp.
c) Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester.
d) Túi nylon làm từ PBAT thân thiện môi trường hơn so với LDPE.
Tơ visco được sản xuất phổ biến từ đầu thế kỉ XX, là một loại chất liệu được làm từ bột gỗ của cây như tre, đậu nành, mía,…, qua quá trình xử lí hóa học được sợi visco. Sợi visco thấm hút mồ hôi và thoáng khí, mềm mại nên rất phổ biến trong việc sản xuất quần áo, đặc biệt là trang phục mùa hè vì nó giúp người mặc cảm thấy mát mẻ và thoải mái.
(a) Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
(b) Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(c) Sợi visco có thành phần chính là cellulose đã được xử lí hóa chất.
(d) Tơ là vật liệu polymer hình sợi, dài, mảnh, có độ bền nhất định, mạch không nhánh.
Đun nóng hỗn hợp gồm ethanol, propanoic acid hoặc sulfuric acid đặc trong điều kiện thích hợp để tổng hợp ester. Sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp X. Tiến hành điều chế E từ X biết
Chất |
Khối lượng riêng ở 25oC |
Độ tan ở 25oC |
Nhiệt độ sôi |
H2O |
1,00 |
100 |
|
CH3CH2OH |
0,79 |
∞ |
78 |
CH3CH2COOH |
0,99 |
∞ |
141 |
CH3CH2COOC2H5 |
0,89 |
2 |
99 |
a. Ở phản ứng trên có sự tách –OH từ phân tử alcohol và – H từ phân tử acid.
b. Ghi phổ MS sẽ các định được khối lượng của E thu được từ thí nghiệm trên.
c. Nếu E là ester thì phổ IR của chất này sẽ có tín hiệu (vân phổ hay peak) hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O và liên kết C-O, không có tín hiệu hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H.
d. Nếu E là ester để tách được E ra khỏi hỗn hợp X, sử dụng phương pháp chiết sẽ phù hợp hơn phương pháp chưng cất.
Histamin là một amine sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lí của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh cho não, tủy sống và tử cung. Công thức cấu tạo của histamine như hình dưới đây
a. Trong phân tử histamine có chứa chức amine bậc một, hai, ba.
b. Trong phân tử histamine, nguyên tố carbon chiếm 54,54% về khối lượng
c. 1 mol histamine có thể phản ứng với 3 mol HCl.
d. Histamine là hợp chất có tính base.
Cho các polymer: polyethylene, polyacrylonitrile, protein, polystyrene, amylose, poly(vinyl chloride), poly(methyl methacrylate), poly(phenol-formaldehyde). Có bao nhiêu polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Đáp án:
Cho 18 gam hỗn hợp X gồm methylamine, dimethylamine, diethylamine tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được bao nhiêu gam muối?
Đáp án:
Poly(methyl methacrylate) (PMMA) là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt, thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh. Monomer để tạo nên sản phẩm này chính là ester methyl methacrylate. Tiến hành tổng hợp 25 kg methyl methacrylate bằng cách cho lượng dư methyl alcohol tác dụng với 25,8 kg methacrylic acid. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là bao nhiêu?
Đáp án:
Trong công nghiệp để điều chế cao su buna người ta có thể đi từ nguyên liệu khí ethylene thu được từ dầu mỏ theo sơ đồ sau:
Tính số m3 ethylene (ở 25oC và 1 bar) cần lấy để điều chế được 1 tấn cao su buna theo sơ đồ trên. Giả sử hiệu suất phản ứng của mỗi quá trình (1), (2) và (3) trong sơ đồ trên lần lượt là 60%, 55% và 80%. Làm tròn đến hàng đơn vị
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Amine CH3 – CH2 – NH – CH3 có tên gọi và bậc là
-
A.
propan – 1 – amine, bậc I
-
B.
ethylmethyamine, bậc II
-
C.
propan – 2 – amine, bậc II
-
D.
N – methylethanamine bậc II
Đáp án : C
Dựa vào tên gọi của amine.
CH3 – CH2 – NH – CH3: ethylmethyamine, bậc II.
Đáp án C
Tính lưỡng tính của amino acid thể hiện qua phản ứng với
-
A.
acid mạnh, base mạnh
-
B.
amino acid tạo polymer
-
C.
alcohol tạo ester
-
D.
kim loại kiềm
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.
Tính lưỡng tính của amino acid được thể hiện qua phản ứng với acid mạnh và base mạnh
Đáp án A
Cao su buna – S thuộc loại nào sau đây?
-
A.
Cao su thiên nhiên được lưu hóa.
-
B.
Cao su buna đã lưu hóa
-
C.
Cao su tổng hợp, sản phẩm trùng hợp iroprene.
-
D.
Cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp buta – 1,3 – diene và styrene.
Đáp án : D
Dựa vào phân loại cao su.
Cao su buna – S thuộc loại cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp buta – 1,3 – diene và styrene.
Đáp án D
. Cho các phát biểu sau:
a) Xà phòng là muối của acid với sodium hoặc potassium
b) Khi làm ô mai sấu, quất,…người ta ngâm những loại quả này vào nước vôi trong để trung hòa acid.
c) Ester có nhiệt độ sôi thấp hơn acid tương ứng do không tạo liên kết hydrogen.
d) Xà phòng hóa chất béo thu được muối và alcohol.
e) Có thể phân biệt glucose và frutose bằng dung dịch bromine.
g) Dung dịch của aminoacetic acid làm quỳ tím chuyển đỏ.
Số phát biểu đúng là
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
4
-
D.
3
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
a) sai, xà phòng là muối của acid béo với sodium hoặc potassium
b) đúng
c) đúng
d) đúng
e) đúng
g) sai, aminoacetic acid là glycine không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án C
Xà phòng hoá hoàn toàn 34,48 gam chất béo cần vừa đủ 0,12 mol KOH. Lấy muối thu được đem sản xuất xà phòng. Khối lượng xà phòng (chứa 80% muối) sản xuất được có giá trị bằng bao nhiêu gam?
-
A.
40
-
B.
46,9
-
C.
58,2
-
D.
104,43
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo
n glycerol =\(\frac{1}{3}\)n KOH = 0,12 : 3 = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng: m chất béo + m KOH = m muối + m glycerol
→ m muối = 34,48 + 0,12.56 – 0,04.92 = 37,52g
Khối lượng xà phòng thu được là: 37,52 : 80% = 46,9g
Đáp án B
Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
-
A.
Lys-Gly-Val-Ala.
-
B.
Glycerol.
-
C.
Ala-Ala.
-
D.
Saccharose.
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của peptide.
Ala – Ala là dipeptide nên không phản ứng với Cu(OH)2
Đáp án C
Cho các chất sau: saccharose, glucose, ethyl formate, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
-
A.
1
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
2
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của peptide.
Số chất tham gia phản ứng thủy phân là: saccharose, ethyl formate, Ala – Gly – Ala
Đáp án C
Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
-
A.
PET
-
B.
PVC
-
C.
Teflon
-
D.
Cao su buna
Đáp án : A
Dựa vào các phươgn pháp điều chế polymer.
PET được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ethylene glicol và tetaphtharic acid.
Đáp án A
Trong các chất sau: ethanol, methyl acetate, acetic acid, tripalmitin, cặp chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na?
-
A.
ethanol, methyl acetate
-
B.
methyl acetate, acetic acid.
-
C.
methyl acetate, acetic acid
-
D.
methyl acetate, tripalmitin
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Ester phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na: methyl acetate, tripalmitin
Đáp án D
Poly(methyl methacrylate) (PMMA) cho ánh sáng truyền qua 90% nên được sử dụng làm thủy tinh hữu cơ. Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được PMMA?
-
A.
CH2=CH(CH3)COOCH3
-
B.
CH2-CHCOOH
-
C.
CH2=CHC6H5
-
D.
CH2=CHCl
Đáp án : A
Dựa vào các loại polymer.
PMMA là viết tắt của poly methyl methacrylate: CH2=CH(CH3)COOCH3
Đáp án A
Cao su buna – S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – S?
-
A.
CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2
-
B.
CH2=CHCH=CH2 và sulfur
-
C.
CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl
-
D.
CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN
Đáp án : A
Dựa vào cấu tạo của cao su buna – S.
Cao su buna – S được trùng hợp từ CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2
Đáp án A
Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ nào sau đây?
-
A.
Tơ tự nhiên
-
B.
Tơ tổng hợp
-
C.
Tơ bán tổng hợp
-
D.
Tơ nhân tạo
Đáp án : A
Dựa vào phân loại tơ.
Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ tự nhiên.
Đáp án A
Tơ visco thuộc loại
-
A.
polymer trùng ngưng
-
B.
polymer bán tổng hợp
-
C.
polymer thiên nhiên
-
D.
polymer tổng hợp
Đáp án : B
Dựa vào phân loại tơ.
Tơ visco thhuộc loại polymer bán tổng hợp.
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su?
-
A.
Làm cao su dễ ăn khuôn
-
B.
Giảm giá thành cao su
-
C.
Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
-
D.
Tạo loại cao su nhẹ hơn.
Đáp án : C
Dựa vào sự lưu hóa cao su.
Cao su lưu hóa là được tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
Đáp án C
Nylon – 6,6 thuộc loại tơ nào sau đây?
-
A.
Tơ polyester
-
B.
Tơ tổng hợp
-
C.
Tơ bán tổng hợp
-
D.
Tơ thiên nhiên
Đáp án : B
Dựa vào phân loại tơ.
Nylon – 6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
Đáp án B
Loại polymer thiên nhiên nào có thành phần chính là cellulose.
-
A.
Bông
-
B.
Tơ tằm
-
C.
Len
-
D.
Cao su thiên nhiên
Đáp án : A
Dựa vào phân loại polymer.
Cellulose là thành phần chính trong bông.
Đáp án A
Kết quả thí nghiệm của chất X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển sang màu xanh |
Y |
Dung dịch NaOH, đun nhẹ, để nguội |
Dung dịch có sự tách lớp |
Z |
AgNO3/NH3, đun nóng |
Tạo kết tủa Ag. |
T |
Nước bromine |
Tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
-
A.
Methyamine, methyl ammium chloride, glucose, phenol.
-
B.
Ammonia, phenyl ammium chloride, fructose, phenol.
-
C.
Anilin, phenyl ammonium chloride, glucose, phenol.
-
D.
Methyl amine, triolein, fructose, aniline.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
X làm đổi màu quỳ tím nên X là methylamine
Z có phản ứng tráng bạc nên X là fructose.
T có phản ứng với nước bromine tạo kết tủa trắng nên T là phenol hoặ aniline
Y có sự phân lớp sau khi phản ứng với dung dịch NaOH nên Y là triolein.
Đáp án D
LDPE là một chất dẻo dễ tạo màng, có tính dai bền nên được sử dụng làm túi nylon, màng bọc, bao gói thực phẩm. LDPE được tổng hợp từ monomer nào sau đây?
-
A.
CH2 = CH2
-
B.
CH2 = CHCH3
-
C.
CH2 = CHC6H5
-
D.
CH2=CHCl
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của LDPE
LDPE là một loại có nguồn gốc từ polyethylene (PE)
Đáp án A
Poly(butylene adipate terephthalate) (PBAT) là một polymer có khả năng phân hủy sinh học, có tên thường mại là Ecoflex. PBAT có đặc tính tương tự như polyethylene có mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân hủy sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây:
a) PBAT thuộc loại polyester.
b) Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp.
c) Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester.
d) Túi nylon làm từ PBAT thân thiện môi trường hơn so với LDPE.
a) PBAT thuộc loại polyester.
b) Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp.
c) Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester.
d) Túi nylon làm từ PBAT thân thiện môi trường hơn so với LDPE.
Dựa vào điều chế và ứng dụng tơ.
a) đúng
b) sai, phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
c) sai, một mắt xích PBAT gồm 2 nhóm ester.
d) đúng
Tơ visco được sản xuất phổ biến từ đầu thế kỉ XX, là một loại chất liệu được làm từ bột gỗ của cây như tre, đậu nành, mía,…, qua quá trình xử lí hóa học được sợi visco. Sợi visco thấm hút mồ hôi và thoáng khí, mềm mại nên rất phổ biến trong việc sản xuất quần áo, đặc biệt là trang phục mùa hè vì nó giúp người mặc cảm thấy mát mẻ và thoải mái.
(a) Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
(b) Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(c) Sợi visco có thành phần chính là cellulose đã được xử lí hóa chất.
(d) Tơ là vật liệu polymer hình sợi, dài, mảnh, có độ bền nhất định, mạch không nhánh.
(a) Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
(b) Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(c) Sợi visco có thành phần chính là cellulose đã được xử lí hóa chất.
(d) Tơ là vật liệu polymer hình sợi, dài, mảnh, có độ bền nhất định, mạch không nhánh.
Dựa vào tính chất của tơ bán tổng hợp
(a) sai, tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(b) đúng
(c) đúng
(d) đúng
Đun nóng hỗn hợp gồm ethanol, propanoic acid hoặc sulfuric acid đặc trong điều kiện thích hợp để tổng hợp ester. Sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp X. Tiến hành điều chế E từ X biết
Chất |
Khối lượng riêng ở 25oC |
Độ tan ở 25oC |
Nhiệt độ sôi |
H2O |
1,00 |
100 |
|
CH3CH2OH |
0,79 |
∞ |
78 |
CH3CH2COOH |
0,99 |
∞ |
141 |
CH3CH2COOC2H5 |
0,89 |
2 |
99 |
a. Ở phản ứng trên có sự tách –OH từ phân tử alcohol và – H từ phân tử acid.
b. Ghi phổ MS sẽ các định được khối lượng của E thu được từ thí nghiệm trên.
c. Nếu E là ester thì phổ IR của chất này sẽ có tín hiệu (vân phổ hay peak) hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O và liên kết C-O, không có tín hiệu hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H.
d. Nếu E là ester để tách được E ra khỏi hỗn hợp X, sử dụng phương pháp chiết sẽ phù hợp hơn phương pháp chưng cất.
a. Ở phản ứng trên có sự tách –OH từ phân tử alcohol và – H từ phân tử acid.
b. Ghi phổ MS sẽ các định được khối lượng của E thu được từ thí nghiệm trên.
c. Nếu E là ester thì phổ IR của chất này sẽ có tín hiệu (vân phổ hay peak) hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O và liên kết C-O, không có tín hiệu hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H.
d. Nếu E là ester để tách được E ra khỏi hỗn hợp X, sử dụng phương pháp chiết sẽ phù hợp hơn phương pháp chưng cất.
Dựa vào tính chất vật lí của ester.
a. sai, ở phản ứng trên có sự tách – OH từ acid và – H từ alcohol.
b. đúng
c. đúng
d. đúng.
Histamin là một amine sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lí của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh cho não, tủy sống và tử cung. Công thức cấu tạo của histamine như hình dưới đây
a. Trong phân tử histamine có chứa chức amine bậc một, hai, ba.
b. Trong phân tử histamine, nguyên tố carbon chiếm 54,54% về khối lượng
c. 1 mol histamine có thể phản ứng với 3 mol HCl.
d. Histamine là hợp chất có tính base.
a. Trong phân tử histamine có chứa chức amine bậc một, hai, ba.
b. Trong phân tử histamine, nguyên tố carbon chiếm 54,54% về khối lượng
c. 1 mol histamine có thể phản ứng với 3 mol HCl.
d. Histamine là hợp chất có tính base.
Dựa vào công thức của histamine.
a. sai, histamine có chứa amine bậc 1. Nitrogen trong vòng không phải của amine.
b. đúng
c. sai, 1 mol histamine có phản ứng với 2 mol HCl (1 nhóm NH2 và 1N bậc 3 trong vòng)
d. đúng
Cho các polymer: polyethylene, polyacrylonitrile, protein, polystyrene, amylose, poly(vinyl chloride), poly(methyl methacrylate), poly(phenol-formaldehyde). Có bao nhiêu polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phương pháp điều chế polymer.
Polyethylene, polyacrylonitrile, polystyrene, poly(vinyl chloride), poly(methyl methacrylate) được điều chế từ phản ứng trùng hợp.
Cho 18 gam hỗn hợp X gồm methylamine, dimethylamine, diethylamine tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được bao nhiêu gam muối?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
n HCl = 0,2.2 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng: m X + m HCl = m muối
→ m muối = 18 + 0,4.36,5 = 32,6
Poly(methyl methacrylate) (PMMA) là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt, thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh. Monomer để tạo nên sản phẩm này chính là ester methyl methacrylate. Tiến hành tổng hợp 25 kg methyl methacrylate bằng cách cho lượng dư methyl alcohol tác dụng với 25,8 kg methacrylic acid. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phương pháp điều chế ester.
n methacrylic acid = \(\frac{{25,{{8.10}^3}}}{{86}} = 300mol\)
n methyl methacrylate = \(\frac{{{{25.10}^3}}}{{100}} = 250mol\)
H% = \(\frac{{{n_{TT}}}}{{{n_{LT}}}}.100 = \frac{{250}}{{300}}.100 = 83,3\% \)
Trong công nghiệp để điều chế cao su buna người ta có thể đi từ nguyên liệu khí ethylene thu được từ dầu mỏ theo sơ đồ sau:
Tính số m3 ethylene (ở 25oC và 1 bar) cần lấy để điều chế được 1 tấn cao su buna theo sơ đồ trên. Giả sử hiệu suất phản ứng của mỗi quá trình (1), (2) và (3) trong sơ đồ trên lần lượt là 60%, 55% và 80%. Làm tròn đến hàng đơn vị
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phản ứng điều chế cao su.
Hiệu suất tổng của quá trình là: 60%.55%.80% = 26,4%
n cao su buna (- CH2 – CH=CH – CH2 - ) = \(\frac{{{{1.10}^6}}}{{54}}mol\)
Theo sơ đồ phản ứng: n C2H4 = \(\frac{{{{1.10}^6}}}{{54}}.2:26,4\% = 140292mol\)
V C2H4 = 140292.24,79.10-3 = 3478m3