Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 11

Đề bài

Câu 1. Hô hấp ngoài là

A. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang.

B. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể.

C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi.

D. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da…

Câu 2. Lưỡng cư sống được cả dưới nước và trên cạn vì

A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. da luôn cần ẩm ướt.

C. chúng vừa hô hấp được bằng da vừa hô hấp được bằng phổi.

D. vừa bơi được dưới nước, vừa nhảy được ở trên cạn

Câu 3. Mao mạch là

A. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Câu 4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

A. Áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

B. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 5. Sự tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trình tự nào?

A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.

B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.

D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.

Câu 6. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim là

A. 0,9 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. 

D. 0,7 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

Câu 7. Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là quá trình

A. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

B. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.

C. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.

D. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 8. Máu được lưu thông trong hệ mạch là nhờ:

A. Sự chênh lệch vận tốc máu.

B. Sự va chạm của các tế bào máu.

C. Co bóp của mạch.

D. Sức đẩy của tim khi tim co.

Câu 9. Ở thực vật có hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương và hướng động âm.

B. Hướng động dương và hướng tiếp xúc. 

C. Hướng động âm và hướng trọng lực

D. Hướng động âm và hướng sáng.

Câu 10. Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây

A. trước nhiều tác nhân kích thích.

B. trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng. 

C. trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 11. Ở người, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

A. Huyết áp tâm trương < 60mmHg.

B. Huyết áp tâm trương < 70mmHg. 

C. Huyết áp tâm trương < 80mmHg

D. Huyết áp tâm trương < 90mmHg.

Câu 12. Nếu trẻ em thiếu Iốt sẽ dẫn đến hậu quả:

A. Chậm lớn, trí tuệ kém.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 13. Phản xạ là

A. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên 

B. ngoài cơ thể. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.

C. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

D. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài cơ thể.

Câu 14. Xinap là

A. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

B. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

C.  diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

D. diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).

Câu 15. Xung thần kinh là

A. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

B. sự xuất hiện điện thế hoạt động.

C. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

D. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

Câu 16. Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển, quá trình hình thành tập tính học được chính là

A. sự hình thành tế bào thần kinh mới.

B. quá trình nối các tế bào với nhau.

C. quá trình nối lại mối liên hệ cũ giữa các nơron.

D. quá trình hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 17. Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ dựa vào

A. tầng sinh mạch.

B. vòng năm.

C. các mô phân sinh.

D. tầng sinh vỏ.

Câu 18. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí  tuệ kém

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 19. Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. nơi ở.

B. hoocmon.

C. thức ăn.

D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 20. Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào

A. Rêu, dương xỉ.

B. Rêu, cây hạt trần.C. Quyết, cây hạt kín.

D. Quyết, cây hạt trần.

Câu 21. Xináp là gì? Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp?

Câu 22. Khái niệm hoocmôn thực vật. Nêu ứng dụng của 3 loại hoocmon thực vật đã học vào thực tiễn sản xuất.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1D 2C 3C 4B 5B
6B 7A 8D 9A 10C
11A 12A 13C 14D 15B
16D 17B 18C 19B 20A

Câu 1 

Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da…

Chọn D

Câu 2 

Lưỡng cư sống được cả dưới nước và trên cạn vì chúng vừa hô hấp được bằng da vừa hô hấp được bằng phổi

Chọn C

Câu 3 

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

Chọn C

Câu 4 

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có đặc điểm áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Chọn B

Câu 5 

Tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

Chọn B

Câu 6 

Chu kỳ tim ở người: 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

Chọn B

Câu 7 

Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là quá trình tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây

VD: Sinh sản bằng lá, thân, rễ, củ…

Chọn A

Câu 8 

Máu được lưu thông trong hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim khi tim co

Chọn D

Câu 9 

Ở thực vật có 2 loại hướng động chính là: Hướng động dương và hướng động âm

Chọn A

Câu 10 

Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng (hướng động: tác nhân kích thích định hướng).

Chọn C

Câu 11

Người bị huyết áp thấp có biểu hiện huyết áp tâm trương < 60mmHg

Chọn A

Câu 12 

Nếu thiếu iod, trẻ em sẽ chậm lớn và trí tuệ kém phát triển

Chọn A

Câu 13

Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Chọn C

Câu 14 

Xinap là diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).

Chọn D

Câu 15 

Xung thần kinh là sự xuất hiện điện thế hoạt động

Chọn B

Câu 16 

Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển, quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron

Chọn D

Câu 17 

Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ dựa vào vòng năm.

Chọn B

Câu 18 

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả người bé nhỏ hoặc khổng lồ

Chọn C

Câu 19 

Nhân tố hormone là nhân tố bên trong điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật

Chọn B

Câu 20

Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật Rêu, dương xỉ

Chọn A

Câu 21

Khái niệm Xináp: là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến,..).

Quá trình truyền tin qua xináp hóa học:

+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ vào trong chùy xináp.    

+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.

Quá trình truyền tin qua Xináp chỉ truyền theo 1 chiều vì :màng trước Xináp chỉ có các bóng chứa chất trung gian hóa học mà không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học, còn ở màng sau  Xináp chỉ có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học mà không có bóng chứa chất trung gian hoá học.

Khái niệm hoocmôn thực vật. Nêu ứng dụng của 3 loại hoocmon thực vật đã học vào thực tiễn sản xuất.

Khái niệm hoocmôn thực vật: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Ứng dụng

+ AuxinỨng dụng để ích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ…

+ Gibêrelin: Ứng dụng để kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống…

+ Xitôkinin: Ứng dụng để sử dụng trong công tác giống; trong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý.

+ Êtilen: Ứng dụng để điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây (điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính…).

Câu 22 

Khái niệm hoocmôn thực vật: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Ứng dụng

+ AuxinỨng dụng để ích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ…

+ Gibêrelin: Ứng dụng để kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống…

+ Xitôkinin: Ứng dụng để sử dụng trong công tác giống; trong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý.

+ Êtilen: Ứng dụng để điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây (điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính…). 

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.