Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 4
Đề bài
Ở hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh nào điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan:
-
A.
Hệ thần kinh vận động
-
B.
Hệ thần kinh đối giao cảm
-
C.
Hệ thần kinh giao cảm
-
D.
Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)
-
A.
Chính là giao tử đực
-
B.
Là thể giao tử.
-
C.
Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực
-
D.
Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực
Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn
-
A.
Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi thằn lằn trưởng thành và sinh sản được
-
B.
Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết
-
C.
Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc thằn lằn trưởng thành
-
D.
Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết
Thụ phấn chéo là:
-
A.
Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
-
B.
Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
-
C.
Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
-
D.
Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì
-
A.
Sự thay đổi tính thấm của màng không xảy ra tại các eo Ranvie
-
B.
Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
-
C.
Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
-
D.
Tạo cho tốc độ truyền xung quanh
Hoocmon juvenin ở động vật không xương sống được sinh ra ở:
-
A.
Thể allata.
-
B.
Tuyến trước ngực.
-
C.
Tuyến yên.
-
D.
Tuyến giáp.
Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do
-
A.
cơ thể bị mất nhiều nhiệt.
-
B.
hoạt động co cơ quá mức để chống lạnh.
-
C.
quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm.
-
D.
các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn.
Sinh sản hữu tính ở động vật là
-
A.
sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
B.
sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
C.
sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
D.
sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Tương quan hoocmôn GA/AAB trong hạt nảy mầm như sau:
-
A.
GA và AAB giảm mạnh
-
B.
GA và AAB đạt trị số cực đại.
-
C.
GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại; AAB giảm mạnh.
-
D.
AAB tăng nhanh, đạt trị số cực đại; GA giảm mạnh.
Một kích thích khi nào thì lằm thay đổi tính thấm của màng nơron?
-
A.
Dưới ngưỡng.
-
B.
Vượt ngưỡng.
-
C.
Mọi kích thích đều làm thay đổi tính thấm của màng.
-
D.
Ở đầu sợi trục của nơron.
Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
-
A.
Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
-
B.
Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
-
C.
Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
-
D.
Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ
-
A.
Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn
-
B.
Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
-
C.
Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
-
D.
Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
-
A.
Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
-
B.
Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
-
C.
Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
-
D.
Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Sự phối hợp của những loại hoocmôn làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con là hoocmôn
-
A.
Progesteron và ơstrogen
-
B.
kích thích nang trứng, progesteron
-
C.
tạo thể vàng và ơstrogen
-
D.
thể vàng và progesteron
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
-
A.
Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
-
B.
Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
-
D.
Là hình thức sinh sản phổ biến.
Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở
-
A.
Ruột khoang.
-
B.
Chân khớp ( tôm, cua).
-
C.
Bọt biển.
-
D.
Thằn lằn.
Tuyến yên sản sinh ra các hormone:
-
A.
Tiroxin.
-
B.
Prôgestêron và Ơstrôgen.
-
C.
Testosteron và Ơstrôgen.
-
D.
FSH, LH, GH....
Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
-
A.
Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
-
B.
Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
-
C.
Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
-
D.
Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Hormone thực vật là
-
A.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây
-
B.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây
-
C.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây
-
D.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
-
A.
Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
-
B.
Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
-
C.
Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
-
D.
Cả B và C
Cho các yếu tố sau:
1. Hệ thần kinh
2. Các nhân tố bên trong cơ thể
3. Các nhân tố bên ngoài cơ thể
4. Hệ nội tiết
5. Hệ đệm
Có bao nhiêu yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
4
Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:
-
A.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành.
-
B.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành
-
C.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý giống với con trưởng thành.
-
D.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo giống với con trưởng thành và sinh lý khác với con trưởng thành.
Học khôn là
-
A.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
B.
phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
-
C.
từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
D.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
-
A.
Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.
-
B.
Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.
-
C.
Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non
-
D.
Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.
Hệ thần kinh dạng ống có ở
-
A.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
-
B.
Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú
-
C.
Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú
-
D.
Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú
Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg vì
-
A.
Đó là cỡ lớn nhất của chúng
-
B.
Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm
-
C.
Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh
-
D.
Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon
Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích
-
A.
Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
-
B.
Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
-
C.
Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
-
D.
Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?
-
A.
Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
-
B.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền
-
C.
Là hình thức sinh sản phổ biến
-
D.
Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
Ở ong, các ong thợ
-
A.
gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.
-
B.
gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.
-
C.
gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.
-
D.
có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.
Lời giải và đáp án
Ở hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh nào điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan:
-
A.
Hệ thần kinh vận động
-
B.
Hệ thần kinh đối giao cảm
-
C.
Hệ thần kinh giao cảm
-
D.
Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Đáp án : D
Hoạt động của các cơ trơn trong nội quan là tự động, không có ý thức
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (không có ý thức).
Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)
-
A.
Chính là giao tử đực
-
B.
Là thể giao tử.
-
C.
Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực
-
D.
Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực
Đáp án : C
Hạt phấn được hình thành sau giảm phân là các bào tử đơn bội, các bào tử này tiếp tục nguyên phân hình thành hạt phấn.
Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn
-
A.
Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi thằn lằn trưởng thành và sinh sản được
-
B.
Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết
-
C.
Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc thằn lằn trưởng thành
-
D.
Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết
Đáp án : B
Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết
Thụ phấn chéo là:
-
A.
Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
-
B.
Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
-
C.
Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
-
D.
Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
Đáp án : C
Thụ phấn chéo là: Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì
-
A.
Sự thay đổi tính thấm của màng không xảy ra tại các eo Ranvie
-
B.
Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
-
C.
Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
-
D.
Tạo cho tốc độ truyền xung quanh
Đáp án : C
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì bao mielin có bản chất phospholipit (cách điện) nên xung thần kinh không thể truyền qua bao.
Hoocmon juvenin ở động vật không xương sống được sinh ra ở:
-
A.
Thể allata.
-
B.
Tuyến trước ngực.
-
C.
Tuyến yên.
-
D.
Tuyến giáp.
Đáp án : A
Juvenin là hormone sinh ra ở thể allata.
Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do
-
A.
cơ thể bị mất nhiều nhiệt.
-
B.
hoạt động co cơ quá mức để chống lạnh.
-
C.
quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm.
-
D.
các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn.
Đáp án : C
Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm
Sinh sản hữu tính ở động vật là
-
A.
sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
B.
sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
C.
sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
D.
sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Đáp án : B
Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tư phát triển thành cơ thể mới
Tương quan hoocmôn GA/AAB trong hạt nảy mầm như sau:
-
A.
GA và AAB giảm mạnh
-
B.
GA và AAB đạt trị số cực đại.
-
C.
GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại; AAB giảm mạnh.
-
D.
AAB tăng nhanh, đạt trị số cực đại; GA giảm mạnh.
Đáp án : C
Tương quan hoocmôn GA/AAB trong hạt nảy mầm như sau: GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại; AAB giảm mạnh.
Một kích thích khi nào thì lằm thay đổi tính thấm của màng nơron?
-
A.
Dưới ngưỡng.
-
B.
Vượt ngưỡng.
-
C.
Mọi kích thích đều làm thay đổi tính thấm của màng.
-
D.
Ở đầu sợi trục của nơron.
Đáp án : B
Nơron là những tế bào có tính hưng phấn cao và sự phân bố điện thế ở bên trong nơron là đồng nhất
Kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng nơron mặc dù ngưỡng kích thích rất thấp.
Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
-
A.
Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
-
B.
Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
-
C.
Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
-
D.
Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Đáp án : D
Nuôi cây mô không tạo ra các biến dị di truyền
Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ
-
A.
Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn
-
B.
Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
-
C.
Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
-
D.
Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Đáp án : C
Giâm cành: tách cành đó ra khỏi cây mẹ rồi giâm xuống đất
Chiết cành: khoanh1 đoạn vỏ sau đó bó bầu ngay trên cây mẹ.
Như vậy giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ là không ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
-
A.
Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
-
B.
Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
-
C.
Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
-
D.
Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Đáp án : C
Phát biểu sai là C.
Ở cây Hai lá mầm, chất dinh dưỡng được tích lũy trong lá mầm, nội nhũ bị tiêu giảm nhưng vẫn có quá trình thụ tinh kép.
Sự phối hợp của những loại hoocmôn làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con là hoocmôn
-
A.
Progesteron và ơstrogen
-
B.
kích thích nang trứng, progesteron
-
C.
tạo thể vàng và ơstrogen
-
D.
thể vàng và progesteron
Đáp án : A
Progesteron và ơstrogen làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con.
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
-
A.
Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
-
B.
Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
-
D.
Là hình thức sinh sản phổ biến.
Đáp án : C
Sinh sản hữu tính có sự tổ hợp lại vật chất di truyền nên tạo được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa, đời con có khả năng thích nghi tốt với môi trường
Nhưng sinh sản hữu tính không duy trì được ổn định các tính trạng tốt như sinh sản vô tính
Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở
-
A.
Ruột khoang.
-
B.
Chân khớp ( tôm, cua).
-
C.
Bọt biển.
-
D.
Thằn lằn.
Đáp án : C
Đây là hình thức phân mảnh, hình thức này có ở bọt biển.
Ruột khoang có hình thức nảy chồi, chân khớp, thằn lằn sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhưng không phải phân mảnh
Tuyến yên sản sinh ra các hormone:
-
A.
Tiroxin.
-
B.
Prôgestêron và Ơstrôgen.
-
C.
Testosteron và Ơstrôgen.
-
D.
FSH, LH, GH....
Đáp án : D
Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone (thùy trước và thùy sau).
Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone như: ở thùy trước tuyến yên: FSH (Hormone kích thích trứng); LH (hormone tạo thể vàng), ICSH (ở nam); TSH (kích tố tuyến giáp); ACTH (kích tố vỏ tuyến trên thận), PRL (kích tố tuyến sữa), GH (hormone tăng trưởng)
Ở thùy sau tuyến yên tiết: ADH (hormone chống bài niệu); Oxitoxin.
Ý A, B,C sai vì Prôgestêron do thể vàng tiết ra và Ơstrôgen do buồng trứng; Tiroxin do tuyến giáp tiết ra.
Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
-
A.
Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
-
B.
Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
-
C.
Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
-
D.
Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Đáp án : B
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào
Hormone thực vật là
-
A.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây
-
B.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây
-
C.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây
-
D.
Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
Đáp án : A
Hormone thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây: có thể là ức chế hoặc kích thích
Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
-
A.
Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
-
B.
Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
-
C.
Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
-
D.
Cả B và C
Đáp án : D
Ghép cành: lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau.
Khi mới ghép cành, cành chưa được nhận chất dinh dưỡng và nước từ gốc ghép nên phải loại bỏ lá để tiết kiệm nước, chất dinh dưỡng.
Cho các yếu tố sau:
1. Hệ thần kinh
2. Các nhân tố bên trong cơ thể
3. Các nhân tố bên ngoài cơ thể
4. Hệ nội tiết
5. Hệ đệm
Có bao nhiêu yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
4
Đáp án : D
Các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể đều có ảnh hướng đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
4 yếu tố 1, 2, 3, 4 đều ảnh hưởng đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng
Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:
-
A.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành.
-
B.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành
-
C.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý giống với con trưởng thành.
-
D.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo giống với con trưởng thành và sinh lý khác với con trưởng thành.
Đáp án : A
Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành có thể khác một vài đặc điểm sinh lý.
VD: Ở trẻ nhỏ các quá trình sinh lý khác với người lớn: Không có quá trình hình thành tinh trùng, trứng chín.
Học khôn là
-
A.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
B.
phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
-
C.
từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
D.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Đáp án : D
Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
-
A.
Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.
-
B.
Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.
-
C.
Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non
-
D.
Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.
Đáp án : B
Phát biểu sai là B
Thụ tinh ngoài diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
Hệ thần kinh dạng ống có ở
-
A.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
-
B.
Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú
-
C.
Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú
-
D.
Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú
Đáp án : A
Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : A
Phát biểu đúng là 2: Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg vì
-
A.
Đó là cỡ lớn nhất của chúng
-
B.
Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm
-
C.
Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh
-
D.
Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon
Đáp án : B
Nên xuất chuồng khi chúng được 50 – 60 kg vì giai đoạn sau lợn sẽ sinh trưởng chậm hơn, khối lượng lợn sẽ không tăng mạnh như trước vậy nên nếu nuôi để thịt thì xuất chuồng vào giai đoạn này là hợp lý.
Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích
-
A.
Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
-
B.
Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
-
C.
Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
-
D.
Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
Đáp án : D
Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone.
Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone, hormone này có tác dụng phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: mào, cựa, tiếng gáy ở gà. Khi bị cắt tinh hoàn gà sẽ mất bản năng sinh sản, không phát triển mào, cựa, không sản sinh tinh trùng nên chúng tiết kiệm được chất dinh dưỡng, năng lượng làm cho chúng lớn nhanh và mập mạp.
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?
-
A.
Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
-
B.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền
-
C.
Là hình thức sinh sản phổ biến
-
D.
Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
Đáp án : B
Giao phối xảy ra giữa các cơ thể khác nhau về kiểu gen
Tự phối xảy ra trên cùng một cá thể
Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật, sinh sản tự phối cũng có thể làm được điều này.
Ở ong, các ong thợ
-
A.
gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.
-
B.
gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.
-
C.
gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.
-
D.
có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.
Đáp án : A
Ong chúa và ong thợ có bộ NST 2n, ong đực chỉ có n.
Ở loài ong có 3 loại ong:
- Ong chúa, là con cái (2n) có khả năng sinh sản
- Ong đực (n) chỉ có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng
- Ong thợ là các con ong cái (2n) nhưng không có khả năng sinh sản, chỉ làm nhiệm vụ kiếm ăn và bảo vệ tổ.