Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương IV - Phần 2 - Sinh học 10>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương IV - Phần 2 - Sinh học 10
Đề bài
I. Trắc nghiệm. ( hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
Câu 1: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian B. Kì giữa
C. Kì đầu D. Kì cuối
Câu 2: Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là gì?
A. Sự hình thành thoi vô sắc
B. Sự hoạt hóa các enzim
C. Sự tổng hợp prôtêin
D. Sự nhân đôi của ADN
Câu 3: Giai đoạn nào chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào?
A. Kì sau B. Kì giữa
C. Kì đầu D. Kì trung gian
Câu 4: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào hợp tử
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 5: Các pha của kì trung gian diễn ra theo chiều từ sớm đến muộn như thế nào?
A. Pha G1, pha G2, pha S
B. Pha G2, pha S, pha G1
C. Pha G1, pha S, pha G2
D. Pha S, pha G1, pha G2
Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong những kì nào?
A. Kì đầu và kì giữa
B. Kì sau và kì cuối
C.Kì đầu và kì cuối
D.Kì giữa và kì sau
II. Tự luận
Câu 1. Em hãy so sánh nguyên phân và giảm phân?
Câu 2. Một tế bào lưỡng bội tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần. Trong quá trình này, có 14 thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng tiến hành giảm phân và đã nhận nguồn nguyên liệu từ môi trường tương đương với 160 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định bộ NST của tế bào ban đầu.
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
D |
B |
C |
A |
Câu 1: Quá trình nguyên phân không bao gồm Kì trung gian
Chọn A
Câu 2: Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là: Sự nhân đôi của ADN
Chọn D
Câu 3: Kì trung gian chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào
Chọn D
Câu 4: Nguyên phân xảy ra ở tất cả các loại tế bào
Chọn B
Câu 5: Các pha của kì trung gian diễn ra theo chiều từ sớm đến muộn: Pha G1, pha S, pha G2
Chọn C
Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong Kì đầu và kì giữa
Chọn A
II. Tự luận
Câu 1:
Đều xảy ra một lần nhân đôi ADN kéo theo sự nhân đôi NST.
- Đều có sự tham gia của thoi phân bào.
- Đều diễn ra lần lượt các kì : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối với các diễn biến tương tự nhau : ở kì đầu, NST co xoắn, thoi vô sắc hình thành, màng nhân và nhân con dần biến mất ; ở kì giữa, các NST co xoắn cực đại ; ở kì sau, xảy ra sự phân li các NST về hai cực tế bào và ở kì cuối, dần xuất hiện màng nhân, nhân con, thoi phân bào dần tiêu biến, kế sau đó là sự phân chia tế bào chất.
- Ở kì giữa của nguyên phân và kì giữa II của giảm phân, các NST đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Đều là những cơ chế giúp sinh vật duy trì ổn định bộ NST (2n) đặc trưng của loài theo thời gian.
Tiêu chí so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Đối tượng xảy ra |
Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, tế bào hợp tử |
Tế bào sinh dục chín |
Phân chia giai đoạn |
Chỉ trải qua một giai đoạn với 4 kì : đầu, giữa, sau, cuối |
Trải qua 2 giai đoạn liên tiếp, mỗi giai đoạn có 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối và có diễn biến sai khác nhau |
Diễn biến ở kì giữa |
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Ở kì giữa I của giảm phân, các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Cách đính NST trên thoi phân bào |
Ở nguyên phân, thoi phân bào đính về cả hai phía của NST |
Ở giảm phân I, thoi phân bào chỉ đính về một phía của NST |
Tần suất lặp lại |
Có thể lặp lại nhiều lần ở những thế hệ sau |
Chỉ xảy ra một lần duy nhất |
Kết quả |
Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội (2n) giống nhau và giống hệt mẹ |
Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) sau giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n) |
Câu 2.
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu. Ta có số thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân là : 21 + 22 +...+ 2x= 14 suy ra x = 3. Vậy số tế bào ở thế hệ cuối cùng là : 23 = 8.
Khi tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ xảy ra một lần nhân đôi. Như vậy trong giảm phân, tế bào sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi và 8 tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 8.2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Theo bài ra, ta có : 8.2n = 160 => 2n =20.
Loigiaihay.com