Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Đề số 3 - Hóa học 10>
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Đề số 3 - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1: Chất nào sau đây chứa liên kết ion? (Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau: N = 3,04; C = 2,55; H = 2,20; K = 0,82 ; Cl = 3,16)
A. KCl.
B. CH4.
C. NH3.
D. N2.
Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion:
A. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion là phần tử mang điện.
Câu 3: X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIA. Công thức và loại liên kết của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:
A. X5Y2, liên kết cộng hóa trị.
B. X3Y2, liên kết ion.
C. X2Y3, liên kết ion.
D. X2Y5, liên kết cộng hóa trị.
Câu 4: Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là:
A. NH4Cl.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. (NH4)2CO3.
Câu 5: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm
A. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.
B. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.
C. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.
D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
(b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.
(c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).
(d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.
Phát biểu không đúng là
A. (d).
B. (c).
C. (b).
D. (a).
Câu 7: Trong phân tử CH4 có bao nhiêu liên kết ?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 8: Số oxi hóa của N, O, S, Cl, Br, Cr, Mn trong các chất và ion: NH4+, CH3COOH, SO42–, Cl2, KBrO3, K2Cr2O7, K2MnO4 lần lượt là:
A. +3, –2, +4, 0, +5, +6, +7.
B. –3, 0, +6, 0, +3, +7, +7.
C. –3, –2, +6, 0, +5, +6, +6.
D. –3, –2, +4, 0, +7, +6, +6.
Câu 9: Trong hợp chất MgF2, điện hóa trị của F và Mg lần lượt là
A. -1 và +2.
B. 2+ và 1-.
C. 1- và 2+.
D. 1 và 2.
Câu 10: Anion XY32– có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2.
B. X là nguyên tố cacbon.
C. Trong phân tử hợp chất giữa Na, X, Y vừa có liên kết ion, vừa có liên kết cộng hóa trị.
D. Nếu Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp thì phân tử hợp chất giữa X và Z có tổng số hạt mang điện là 48.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. A |
2. A |
3. C |
4. C |
5. D |
6. B |
7. A |
8. C |
9. C |
10. D |
Hướng dẫn giải chi tiết:
Câu 1:
A. Δχ= χCl – χK = 3,16 – 0,82 = 2,34 > 1,7 => liên kết ion
B. Δχ= χC – χH = 2,55 – 2,2 = 0,35 < 0,4 => liên kết CHT không cực
C. Δχ= χN – χH = 3,04 – 2,2 = 0,84 => liên kết CHT có cực
D. Δχ= 0 => liên kết CHT không cực
Đáp án A
Câu 2:
A sai vì ion âm được gọi là anion còn ion dương được gọi là cation.
Đáp án A
Câu 3:
X ở nhóm IIIA nên dễ nhường 3e để đạt cấu hình của khí hiếm
Y ở nhóm VIA nên dễ nhận 2e để đạt cấu hình khí hiếm
=> CTHH: X2Y3
X là kim loại điển hình còn Y là phi kim điển hình nên liên kết giữa X và Y là liên kết ion.
Đáp án C
Câu 4:
- Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm
VD: NH4+, OH-, SO42-,…
=> Các hợp chất chứa ion đa nguyên tử là : NH4Cl, Na2CO3, (NH4)2CO3.
Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là: NaCl
Đáp án C
Câu 5:
Cấu hình e của 1H: 1s1 =>H có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của He (1s2)
Cấu hình e của 17Cl: 1s22s22p63s23p5 =>Cl có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của Ar (1s22s22p63s23p6)
Như vậy H và Cl góp chung 1e để đạt cấu hình bền
Như vậy liên kết H-Cl có một cặp e chung, là liên kết đơn, phân cực về phía Cl (do Cl có độ âm điện lớn hơn H).
Đáp án D
Câu 6:
(c) Sai vì:
+ Độ âm điện O > S => χO – χH > χS – χH => H-O phân cực hơn H-S
+ Độ âm điện Na > K => χO – χNa < χO – χK => Na-O kém phân cực hơn K-O
Đáp án B
Câu 7:
C: 1s22s22p2 => góp chung 4e
H: 1s1 => góp chung 1e
=> 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H
$H:\underset{\overset{.\,\,.}{\mathop{H}}\,}{\overset{\underset{.\,\,.}{\mathop{H}}\,}{\mathop{C}}}\,:H\,\,\,\,hay\,\,\,\,\,H-\underset{\overset{|}{\mathop{H}}\,}{\overset{\underset{|}{\mathop{H}}\,}{\mathop{C}}}\,-H$
=> trong phân tử CH4 có 4 liên kết đơn (4 liên kết )
Đáp án A
Câu 8:
\(\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{\overset{+1}{\mathop{H}}\,}_{4}}^{+},\text{ }{{\text{C}}_{2}}{{\overset{{}}{\mathop{H}}\,}_{4}}{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{2}},\text{ }\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{4}}^{2-},\text{ }{{\overset{0}{\mathop{Cl}}\,}_{2}},\text{ }\overset{+1}{\mathop{K}}\,\overset{+5}{\mathop{Br}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{3}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{K}}\,}_{2}}{{\overset{+6}{\mathop{Cr}}\,}_{2}}{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{7}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{K}}\,}_{2}}\overset{+6}{\mathop{Mn}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{4}}\)
=> Số oxi hóa của N, O, S, Cl, Br, Cr, Mn lần lượt là: -3 ; -2; +6 ; 0 ; +5; +6 ; +6
Đáp án C
Câu 9:
Điện hóa trị của F là 1- và Mg là 2+
Đáp án C
Câu 10:
Tổng số hạt mang điện của anion XY32– là 62
=> pX + eX + 3.(pY + eY) +2 = 62 => 2.pX + 6.pY = 60 (1)
Hạt mang điện trong hạt nhân là proton
=> Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2 ta có:
pY – pX = 2 (2)
Từ (1) và (2) => pX = 6 và pY = 8
=> X là Cacbon và Y là Oxi => B đúng
+) Cấu hình e của Y là: 1s22s22p4 => Y rhuộc chu kì 2 => A đúng
Phân tử hợp chất giữa Na, X, Y là Na2CO3, liên kết giữa Na với nhóm CO32- là liên kết ion, còn liên kết giữa O và C trong CO32- là liên kết cộng hóa trị => C đúng
Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp => Z là S
=> Phân tử hợp chất giữa X và Z là CS2
=> Tổng số hạt mang điện trong CS2 là: 6 + 6 + 2.(16 +16) = 76
=> D sai
Đáp án D
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục