Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Sử - Đề số 9

Đề bài

Câu 1 :

Tổ chức cách mạng đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập?

  • A.
     Hội Phục Việt.
  • B.
     Phong trào Đông Du.
  • C.
     Hội Duy Tân.
  • D.
     Việt Nam Quang phục hội.
Câu 2 :

Điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

  • A.
     Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, nhân dân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi lớn.
  • B.
     Quân đội triều đình nhanh chóng đầu hàng Pháp.
  • C.
     Triều đình và nhân dân phối hợp chiến đấu chống Pháp đến cùng.
  • D.
     Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, lực lượng nhân dân nhanh chóng suy yếu.
Câu 3 :

 Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung vào hoạt động nào?

  • A.
     Phát triển công nghiệp nặng.
  • B.
     Khai thác mỏ.
  • C.
     Xây dựng hệ thống giao thông.
  • D.
     Cướp đất lập đồn điền.
Câu 4 :

 Một trong những nét độc đáo riêng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?

  • A.
     Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt.
  • B.
     Buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân.
  • C.
     Phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.
  • D.
     Nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.
Câu 5 :

 Ai là người tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương?

  • A.
     Anbe Xarô.
  • B.
     G. Catoru.
  • C.
     G. Độcu.
  • D.
     Pôn Đu-me.
Câu 6 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

  • A.
     Địa bàn rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.
  • B.
     Kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương.
  • C.
     Có sự phối hợp chặt chẽ với các cuộc khởi nghĩa khác.
  • D.
     Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.
Câu 7 :

 Chính phủ Pháp cử đại diện sang ký với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm mục đích gì?

  • A.
     Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
  • B.
     Đòi hỏi thêm những quyền lợi về kinh tế.
  • C.
     Củng cố nền thống trị của Pháp ở Việt Nam.
  • D.
     Xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
Câu 8 :

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Vec – doong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

  • A.
     Anh.
  • B.
     Đức.
  • C.
     Pháp.
  • D.
     Nga.
Câu 9 :

Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.
     Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
  • B.
     Đi theo chủ nghĩa Mac – Lenin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
  • C.
     Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
  • D.
     Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.
Câu 10 :

Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hãn nhất vì

  • A.
     có tiềm lực kinh tế về quân sự.
  • B.
     có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa.
  • C.
     có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.
  • D.
     có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.
Câu 11 :

Nhân tố nào được xem là chìa khoá vàng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

  • A.
     Giáo dục.
  • B.
     Quân sự.
  • C.
     Kinh tế.
  • D.
     Chính trị.
Câu 12 :

Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từ có đã diễn ra ở nước Nga?

  • A.
     Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.
  • B.
     Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được bầu.
  • C.
     Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.
  • D.
     Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
Câu 13 :

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

  • A.
     Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại).
  • B.
     Đảng Dân chủ.
  • C.
     Quốc dân đảng.
  • D.
     Đảng Cộng hoà.
Câu 14 :

Nga phải tiến hành tiếp hai cuộc cách mạng không phải là do

  • A.
     Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
  • B.
     Sau cách mạng tháng Hai, chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.
  • C.
     Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân.
  • D.
     Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
Câu 15 :

Hội nghị hoà bình ở Vecxai 1919 – 1920 diễn ra ở quốc gia nào?

  • A.
     Anh.
  • B.
     Pháp.
  • C.
     Đức.
  • D.
     Mỹ.
Câu 16 :

Quan hệ hoà bình giữa các các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A.
     Tạm thời và mong manh.
  • B.
     Lâu dài và bền vững.
  • C.
     Lâu dài.
  • D.
     Mong manh.
Câu 17 :

Ý nào sau đây không phải là kết cục của giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.
     Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng.
  • B.
     Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt.
  • C.
     Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra.
  • D.
     Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tổ chức cách mạng đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập?

  • A.
     Hội Phục Việt.
  • B.
     Phong trào Đông Du.
  • C.
     Hội Duy Tân.
  • D.
     Việt Nam Quang phục hội.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 141.

Lời giải chi tiết :

Tổ chức cách mạng đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập là Hội Duy tân.

Câu 2 :

Điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

  • A.
     Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, nhân dân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi lớn.
  • B.
     Quân đội triều đình nhanh chóng đầu hàng Pháp.
  • C.
     Triều đình và nhân dân phối hợp chiến đấu chống Pháp đến cùng.
  • D.
     Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, lực lượng nhân dân nhanh chóng suy yếu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích, rút ra phương án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc kháng chiến chống Bắc Kì lần 1, sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội, quân triều đình đã nhanh chóng ta rã nhưng ngược lại, phong trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân vẫn diễn ra quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi lớn như trận Cầu Giấy.

Câu 3 :

 Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung vào hoạt động nào?

  • A.
     Phát triển công nghiệp nặng.
  • B.
     Khai thác mỏ.
  • C.
     Xây dựng hệ thống giao thông.
  • D.
     Cướp đất lập đồn điền.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 137.

Lời giải chi tiết :

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung vào hoạt động phát triển công nghiệp nặng.

Câu 4 :

 Một trong những nét độc đáo riêng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?

  • A.
     Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt.
  • B.
     Buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân.
  • C.
     Phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.
  • D.
     Nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh, tìm ra nét độc đáo của khởi nghĩa Yên Thế.

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần Vương hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang nhưng trong khởi nghĩa Yên Thế, nhiều lần nghĩa quân đã giảng hoà với Pháp để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, vũ khí chiến đấu.

Câu 5 :

 Ai là người tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương?

  • A.
     Anbe Xarô.
  • B.
     G. Catoru.
  • C.
     G. Độcu.
  • D.
     Pôn Đu-me.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 137.

Lời giải chi tiết :

Pôn Đu-me là người tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương.

Câu 6 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

  • A.
     Địa bàn rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.
  • B.
     Kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương.
  • C.
     Có sự phối hợp chặt chẽ với các cuộc khởi nghĩa khác.
  • D.
     Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Suy luận, loại trừ đáp án.
Lời giải chi tiết :

A, B, C loại vì ba phương án trên nhận xét đúng về khởi nghĩa Hương Khê.

D chọn vì trong khởi nghĩa Hương Khê không chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.

Câu 7 :

 Chính phủ Pháp cử đại diện sang ký với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm mục đích gì?

  • A.
     Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
  • B.
     Đòi hỏi thêm những quyền lợi về kinh tế.
  • C.
     Củng cố nền thống trị của Pháp ở Việt Nam.
  • D.
     Xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 123.

Lời giải chi tiết :

Chính phủ Pháp cử đại diện sang ký với triều đình Nguyên bản hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm mục đích xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.

Câu 8 :

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Vec – doong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

  • A.
     Anh.
  • B.
     Đức.
  • C.
     Pháp.
  • D.
     Nga.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 33.

Lời giải chi tiết :

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Vec – doong năm 1916 diễn ra ở nước Pháp.

Câu 9 :

Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.
     Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
  • B.
     Đi theo chủ nghĩa Mac – Lenin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
  • C.
     Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
  • D.
     Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích, giải thích.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Mười Nga không chỉ có ảnh hưởng với nước Nga mà còn có tác động tới các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nhờ có sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc mới biết đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, Lenin và đọc được Bản yêu sách về vấn đề dân tộc và thuộc địa từ đó tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho toàn thể dân tộc Việt Nam là cách mạng vô sản.

Câu 10 :

Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hãn nhất vì

  • A.
     có tiềm lực kinh tế về quân sự.
  • B.
     có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa.
  • C.
     có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.
  • D.
     có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 31.

Lời giải chi tiết :

Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hãn nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa.

Câu 11 :

Nhân tố nào được xem là chìa khoá vàng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

  • A.
     Giáo dục.
  • B.
     Quân sự.
  • C.
     Kinh tế.
  • D.
     Chính trị.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Giáo dục là nhân tố được xem là chìa khoá vàng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868 vì yếu tố con người là vấn đề cốt lõi trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 12 :

Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từ có đã diễn ra ở nước Nga?

  • A.
     Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.
  • B.
     Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được bầu.
  • C.
     Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.
  • D.
     Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từ có đã diễn ra ở nước Nga vì có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.

Câu 13 :

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

  • A.
     Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại).
  • B.
     Đảng Dân chủ.
  • C.
     Quốc dân đảng.
  • D.
     Đảng Cộng hoà.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 10.

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại).

Câu 14 :

Nga phải tiến hành tiếp hai cuộc cách mạng không phải là do

  • A.
     Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
  • B.
     Sau cách mạng tháng Hai, chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.
  • C.
     Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân.
  • D.
     Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 50.

Lời giải chi tiết :

Nga phải tiến hành tiếp hai cuộc cách mạng không phải là do chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Câu 15 :

Hội nghị hoà bình ở Vecxai 1919 – 1920 diễn ra ở quốc gia nào?

  • A.
     Anh.
  • B.
     Pháp.
  • C.
     Đức.
  • D.
     Mỹ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11.

Lời giải chi tiết :

Hội nghị hoà bình ở Vecxai 1919 – 1920 diễn ra ở Pháp.

Câu 16 :

Quan hệ hoà bình giữa các các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A.
     Tạm thời và mong manh.
  • B.
     Lâu dài và bền vững.
  • C.
     Lâu dài.
  • D.
     Mong manh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Quan hệ hoà bình giữa các các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tạm thời và mong manh vì sự phân chia của Hội nghị Vecxai – Oasinhton chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận. Đồng thời, ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những mâu thuẫn về quyền lợi.

Câu 17 :

Ý nào sau đây không phải là kết cục của giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.
     Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng.
  • B.
     Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt.
  • C.
     Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra.
  • D.
     Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 11, trang 33.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công không phải là kết cục của giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất.