Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 2
Đề bài
Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
-
A.
Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
-
B.
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
-
C.
Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
-
D.
Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
-
B.
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
-
C.
Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
-
D.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là
-
A.
Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
-
B.
Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
-
C.
Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
-
D.
Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
-
A.
Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
-
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
-
C.
Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
-
D.
Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?
-
A.
Tác động của cục diện hai cực, hai phe
-
B.
Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
-
C.
Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
-
D.
Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
-
A.
Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
-
B.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
-
C.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
-
D.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
-
A.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
B.
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
-
C.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
D.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là
-
A.
Đấu tranh chính trị
-
B.
Đấu tranh vũ trang
-
C.
Bạo lực cách mạng
-
D.
Đấu tranh ngoại giao
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
-
A.
Tìm diệt
-
B.
Càn quét
-
C.
Dồn dân lập ấp chiến lược
-
D.
Tìm diệt và bình định
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Chiến tranh đặc biệt
-
B.
Chiến tranh cục bộ
-
C.
Việt Nam hóa chiến tranh
-
D.
Đông Dương hóa chiến tranh
Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)
-
A.
Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
-
B.
Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
-
C.
Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
-
D.
Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
-
A.
Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
-
B.
Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
-
C.
Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
-
D.
Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
-
B.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
-
C.
Nội chiến giữa hai miền Nam
-
D.
Chiến tranh giới hạn
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Anh (chị) hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
-
A.
Lấy ruộng đất công chia bình quân cho nông dân
-
B.
Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
-
C.
Phân phối lại ruộng đất cho nhân dân một cách hợp lý
-
D.
Là quá trình hữu sản hóa nông dân ở nông thôn
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
-
A.
Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
-
B.
Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
C.
Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
D.
Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
-
A.
Người cày có ruộng
-
B.
Không một tấc đất bỏ hoang
-
C.
Tăng gia sản xuất
-
D.
Tấc đất, tấc vàng
Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Chia cắt lâu dài Việt Nam
-
B.
Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương
-
C.
Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
-
D.
Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
-
A.
Chiến lược toàn cầu
-
B.
Thực dân kiểu mới
-
C.
Trả đũa ồ ạt
-
D.
Phản ứng linh hoạt
Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?
-
A.
Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
-
B.
Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương
-
C.
Liên minh chống Mĩ được thành lập
-
D.
Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia
Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
-
B.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
C.
Cách mạng tư sản dân quyền
-
D.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?
-
A.
Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân
-
B.
Củng cố khối liên minh công- nông
-
C.
Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
-
D.
Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
-
A.
Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
-
B.
Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
-
C.
Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu
-
D.
Làm phá sản chiến lược toàn cầu
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
-
A.
Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn
-
B.
Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa
-
C.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất
-
D.
Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
A.
Đồng Khởi
-
B.
Bác Ái
-
C.
Ấp Bắc
-
D.
Vạn Tường
Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)
-
A.
Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân
-
C.
Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
-
D.
Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh
Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
-
A.
Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
-
B.
Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
-
C.
Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
-
D.
Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào?
-
A.
Trong năm 1975
-
B.
Muộn nhất là năm 1976
-
C.
Trước mùa mưa năm 1975
-
D.
Trước năm 1976
Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
-
A.
Đội quân áo dài
-
B.
Đội quân áo bà ba
-
C.
Đội quân tóc dài
-
D.
Đội quân du kích
Lời giải và đáp án
Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
-
A.
Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
-
B.
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
-
C.
Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
-
D.
Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng
Đáp án : B
Ngày 16-4-1972, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ hai.
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
-
B.
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
-
C.
Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
-
D.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Đáp án : A
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là
-
A.
Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
-
B.
Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
-
C.
Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
-
D.
Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù
Đáp án : A
Dựa vào ý nghĩa của hai chiến dịch để so sánh, nhận xét.
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
-
A.
Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
-
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
-
C.
Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
-
D.
Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Đáp án : C
Dựa vào tình hình miền Nam trong những năm 1957-1959 để suy luận trả lời.
Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?
-
A.
Tác động của cục diện hai cực, hai phe
-
B.
Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
-
C.
Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
-
D.
Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Đáp án : C
Dựa vào tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương để suy luận trả lời.
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định. Hơn nữa, trước khi rút quân Pháp vẫn có hành động phá hoại cơ sở vật chất của ta, gây khó khăn cho ta.
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
-
A.
Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
-
B.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
-
C.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
-
D.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
Đáp án : A
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
-
A.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
B.
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
-
C.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
D.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
Đáp án : A
Dựa vào mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với hiệp định Pari (1973) để phân tích, liên hệ trả lời
Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là
-
A.
Đấu tranh chính trị
-
B.
Đấu tranh vũ trang
-
C.
Bạo lực cách mạng
-
D.
Đấu tranh ngoại giao
Đáp án : C
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là bạo lực cách mạng. Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
-
A.
Tìm diệt
-
B.
Càn quét
-
C.
Dồn dân lập ấp chiến lược
-
D.
Tìm diệt và bình định
Đáp án : D
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Chiến tranh đặc biệt
-
B.
Chiến tranh cục bộ
-
C.
Việt Nam hóa chiến tranh
-
D.
Đông Dương hóa chiến tranh
Đáp án : A
Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965).
Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)
-
A.
Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
-
B.
Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
-
C.
Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
-
D.
Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
Đáp án : D
Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975). Những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc; phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
-
A.
Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
-
B.
Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
-
C.
Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
-
D.
Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Đáp án : A
Dựa vào dựa vào dựa vào nội dung của nghị quyết 21 (7-1973) để suy luận trả lời.
Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
-
B.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
-
C.
Nội chiến giữa hai miền Nam
-
D.
Chiến tranh giới hạn
Đáp án : B
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Đáp án : D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
Anh (chị) hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
-
A.
Lấy ruộng đất công chia bình quân cho nông dân
-
B.
Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
-
C.
Phân phối lại ruộng đất cho nhân dân một cách hợp lý
-
D.
Là quá trình hữu sản hóa nông dân ở nông thôn
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm cải cách ruộng đất để suy luận trả lời
Cải cách ruộng đất là quá trình xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Đáp án : D
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc. Có thể thấy qua những dẫn chứng cụ thể như:
- Ở miền Nam: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 => buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán (đấu tranh trên lĩnh vực quân sự).
- Ở miền Bắc: Trận ĐBP trên không => Buộc Mĩ phải kí hiêp định Pa-ri (đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao).
- Và đấu tranh trên lĩnh vực chính trị: Hội nghị cấp cao ba nước VN-Lào-Campuchia,....
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
-
A.
Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
-
B.
Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
C.
Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
D.
Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Đáp án : C
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
-
A.
Người cày có ruộng
-
B.
Không một tấc đất bỏ hoang
-
C.
Tăng gia sản xuất
-
D.
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án : A
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Chia cắt lâu dài Việt Nam
-
B.
Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương
-
C.
Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
-
D.
Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
Đáp án : D
Âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954 - 1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam là chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.
Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
-
A.
Chiến lược toàn cầu
-
B.
Thực dân kiểu mới
-
C.
Trả đũa ồ ạt
-
D.
Phản ứng linh hoạt
Đáp án : A
Liên hệ với chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 1954-1975 để trả lời.
Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam
Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?
-
A.
Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
-
B.
Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương
-
C.
Liên minh chống Mĩ được thành lập
-
D.
Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia
Đáp án : A
Trong hai ngày 24 và 25- 4- 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia họp nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đảo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ
Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
-
B.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
C.
Cách mạng tư sản dân quyền
-
D.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Đáp án : B
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
=> Tính chất của cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?
-
A.
Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân
-
B.
Củng cố khối liên minh công- nông
-
C.
Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
-
D.
Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Đáp án : D
Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp nông dân, củng cố khối liên minh công - nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định “đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”
Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
-
A.
Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
-
B.
Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
-
C.
Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu
-
D.
Làm phá sản chiến lược toàn cầu
Đáp án : B
Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của âm mưu này
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
-
A.
Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn
-
B.
Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa
-
C.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất
-
D.
Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
Đáp án : B
Dựa vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 để nhận xé, đánh giá.
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, tranh thủ lúc kẻ thù đang lơ là cảnh giác đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn. Điều này đã tạo ra sự bất ngờ, choáng váng cho quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, khiến chúng không kịp trở tay
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
A.
Đồng Khởi
-
B.
Bác Ái
-
C.
Ấp Bắc
-
D.
Vạn Tường
Đáp án : A
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)
-
A.
Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân
-
C.
Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
-
D.
Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh
Đáp án : D
Dựa vào thủ đoạn các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện (1961 – 1973) để trả lời.
Điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973) là
- Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
- Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân
- Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
- Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam
Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
-
A.
Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
-
B.
Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
-
C.
Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
-
D.
Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công
Đáp án : B
Dựa vào nội dung của 2 nghị quyết (nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) để so sánh, nhận xét.
Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.
- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác
- Nghị quyết 21(7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào?
-
A.
Trong năm 1975
-
B.
Muộn nhất là năm 1976
-
C.
Trước mùa mưa năm 1975
-
D.
Trước năm 1976
Đáp án : C
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”; từ đó đi đến quyết định “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975)
Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
-
A.
Đội quân áo dài
-
B.
Đội quân áo bà ba
-
C.
Đội quân tóc dài
-
D.
Đội quân du kích
Đáp án : C
Đội quân tóc dài là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).