Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tình hình miền Bắc có đặc điểm gì nổi bật?

  • A.

    Vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn

     

  • B.

    Bị tàn phá nặng nề

     

  • C.

    Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại

     

  • D.

    Chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại

Câu 2 :

Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

  • A.

    Tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế

     

  • B.

    Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để tăng cường tính ổn định cho nền kinh tế

Câu 3 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

  • A.

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B.

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C.

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

     

  • D.

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 4 :

Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

  • A.

    Để phù hợp với xu thế chung của thời đại

     

  • B.

    Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Câu 5 :

Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề

     

  • B.

    Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp

     

  • C.

    Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố

     

  • D.

    Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn

Câu 6 :

Trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là

  • A.

    Đi lên xây dựng CNXH

     

  • B.

    Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

     

  • C.

    Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

     

  • D.

    Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng

Câu 7 :

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?

  • A.

    Chính trị

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Văn hoá

  • D.

    Xã hội

Câu 8 :

Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?

  • A.

    Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.

     

  • B.

    Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

     

  • C.

    Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

  • D.

    Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 9 :

Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A.

    Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật

     

  • B.

    Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước

     

  • C.

    Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế

Câu 10 :

Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì

  • A.

    Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam

     

  • B.

    Vấn đề chất độc màu da cam

     

  • C.

    Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam

     

  • D.

    Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tình hình miền Bắc có đặc điểm gì nổi bật?

  • A.

    Vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn

     

  • B.

    Bị tàn phá nặng nề

     

  • C.

    Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại

     

  • D.

    Chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế - xã hội miền Bắc. Đòi hỏi miền Bắc phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 2 :

Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

  • A.

    Tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế

     

  • B.

    Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để tăng cường tính ổn định cho nền kinh tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là để tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vai trò của nhà nước được tăng cường để đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế

Câu 3 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

  • A.

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B.

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C.

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

     

  • D.

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

Câu 4 :

Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

  • A.

    Để phù hợp với xu thế chung của thời đại

     

  • B.

    Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phần hoàn cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong khi tình hình thế giới có sự chuyển biến nhanh chóng, thì Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, “đổi mới hay là chết”- một khẩu hiệu xuất hiện ở Việt Nam lúc bấy giờ đã cho thấy đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Câu 5 :

Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề

     

  • B.

    Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp

     

  • C.

    Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố

     

  • D.

    Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mặc dù miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ nhưng những tàn dư của chế độ này vẫn còn tồn tại. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân của. Kinh tế phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc vào bên ngoài

Câu 6 :

Trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là

  • A.

    Đi lên xây dựng CNXH

     

  • B.

    Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

     

  • C.

    Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

     

  • D.

    Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Đây chính là tiền đề để cả nước có thể đi lên xây dựng CNXH

Câu 7 :

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?

  • A.

    Chính trị

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Văn hoá

  • D.

    Xã hội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986), Đảng ta xác định: đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Câu 8 :

Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?

  • A.

    Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.

     

  • B.

    Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

     

  • C.

    Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

  • D.

    Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung hai kì họp quốc hội để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hợp hiến.

Câu 9 :

Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A.

    Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật

     

  • B.

    Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước

     

  • C.

    Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách đổi mới của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Trong xu thế toàn cầu hóa, thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trên thế giới

Câu 10 :

Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì

  • A.

    Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam

     

  • B.

    Vấn đề chất độc màu da cam

     

  • C.

    Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam

     

  • D.

    Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết