Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 5
Đề bài
Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được xác định trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là
-
A.
Hòa bình, hữu nghị
-
B.
Bình đẳng, hợp tác
-
C.
Hòa bình, bình đẳng, hợp tác
-
D.
Hòa bình, hữu nghị, hợp tác
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
-
A.
Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
-
B.
Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
-
C.
Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
-
D.
Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?
-
A.
Là một quá trình không khả thi và không đúng
-
B.
Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
-
C.
Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp
-
D.
Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
-
A.
Máy bay B52
-
B.
Máy bay F111
-
C.
Máy bay MIG- 21
-
D.
Máy bay MIG- 19
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
-
A.
Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
-
B.
Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
C.
Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
D.
Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) đối tượng chiến tranh của Mĩ đã có sự biến đối như thế nào?
-
A.
Tăng cường chiến tranh ở Lào
-
B.
Lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương
-
C.
Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Lào
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
-
B.
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
-
C.
Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
-
D.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
A.
Đồng Khởi
-
B.
Bác Ái
-
C.
Ấp Bắc
-
D.
Vạn Tường
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
-
A.
Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội
-
B.
Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
-
C.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
-
D.
Pháp rút quân khỏi miền Nam
Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào
-
A.
Quân sự, chính trị, ngoại giao
-
B.
Chính trị, ngoại giao
-
C.
Quân sự, ngoại giao
-
D.
Chính trị, quân sự
Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là
-
A.
Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
-
B.
Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam
-
C.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
-
D.
Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Anh (chị) hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
-
A.
Lấy ruộng đất công chia bình quân cho nông dân
-
B.
Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
-
C.
Phân phối lại ruộng đất cho nhân dân một cách hợp lý
-
D.
Là quá trình hữu sản hóa nông dân ở nông thôn
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
-
A.
Quân đội Mĩ
-
B.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
C.
Quân đồng minh của Mĩ
-
D.
Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976?
-
A.
Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
-
B.
Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
-
C.
Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
-
D.
So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
Đâu không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?
-
A.
Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
-
B.
Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
-
C.
Khối liên minh công- nông được củng cố
-
D.
Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
-
A.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Quân viễn chinh Mĩ
-
C.
Quân đồng minh Mĩ
-
D.
Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975?
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước.
-
B.
Đất nước đã hoà bình, thống nhất.
-
C.
Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
-
D.
Các thế lực thù địch chống phá cách mạng đã được dẹp yên.
Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
-
A.
Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
-
B.
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
-
C.
Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
-
D.
Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
Đâu không phải nguyên nhân để Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
-
A.
Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
-
B.
Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất
-
C.
Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất
-
D.
Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”
Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
-
A.
Giải phóng dân tộc
-
B.
Thổ địa cách mạng
-
C.
Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
-
D.
Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?
-
A.
Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
-
B.
Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
-
C.
Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
-
D.
Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
-
A.
Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
-
B.
Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
-
C.
Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
-
D.
Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Cố vấn Mĩ
-
C.
Phương tiện chiến tranh của Mĩ
-
D.
Ấp chiến lược
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
-
A.
Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
-
B.
Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
-
C.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
-
D.
Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
-
B.
Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
-
C.
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
-
D.
Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
-
A.
Dùng người Việt đánh người Việt
-
B.
Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
-
C.
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
-
D.
Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
-
A.
Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam
-
B.
Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng
-
C.
Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
-
D.
Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
-
A.
Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
-
B.
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
-
C.
Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do áp lực từ dư luận quốc tế
Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
-
A.
Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
-
B.
Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
-
C.
Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.
-
D.
Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.
Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?
-
A.
Mĩ vẫn tiếp tục dính líu đến công việc nội bộ của Việt Nam
-
B.
Quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng
-
C.
Mĩ vẫn để lại cố vấn quân sự để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn “bình định- lấn chiếm”
-
D.
Nghị quyết 21(7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường bạo lực cách mạng
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
-
A.
Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công
-
B.
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng
-
C.
Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang
-
D.
Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
-
A.
Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
-
B.
Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
-
C.
Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản.
-
D.
Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.
Đặc điểm chung nhất của lịch sử Việt Nam 1919-1930 là gì?
-
A.
Lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh
-
B.
Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản
-
C.
Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh
-
D.
Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
-
A.
Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam
-
B.
Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định
-
C.
Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng
-
D.
Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
-
A.
Đối tượng tiêu diệt
-
B.
Lực lượng quân đội nòng cốt
-
C.
Phương pháp chiến tranh
-
D.
Kết quả
Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì
-
A.
Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam
-
B.
Vấn đề chất độc màu da cam
-
C.
Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam
-
D.
Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc
Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
-
A.
Chiến lược toàn cầu
-
B.
Thực dân kiểu mới
-
C.
Trả đũa ồ ạt
-
D.
Phản ứng linh hoạt
Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?
-
A.
Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư
-
B.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính
-
C.
Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
-
D.
Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế
Lời giải và đáp án
Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được xác định trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là
-
A.
Hòa bình, hữu nghị
-
B.
Bình đẳng, hợp tác
-
C.
Hòa bình, bình đẳng, hợp tác
-
D.
Hòa bình, hữu nghị, hợp tác
Đáp án : D
Triển khai đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”.
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
-
A.
Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
-
B.
Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
-
C.
Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
-
D.
Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Đáp án : A
Dựa vào dựa vào dựa vào nội dung của nghị quyết 21 (7-1973) để suy luận trả lời.
Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?
-
A.
Là một quá trình không khả thi và không đúng
-
B.
Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
-
C.
Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp
-
D.
Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường
Đáp án : D
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện tại chúng ta đang ở chặng đường đầu. Điều này đã khắc phục được sự chủ quan, nóng vội về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đảng trong giai đoạn 1976-1985
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
-
A.
Máy bay B52
-
B.
Máy bay F111
-
C.
Máy bay MIG- 21
-
D.
Máy bay MIG- 19
Đáp án : A
Dựa vào phần cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai để trả lời
B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
-
A.
Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
-
B.
Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
C.
Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
-
D.
Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Đáp án : C
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) đối tượng chiến tranh của Mĩ đã có sự biến đối như thế nào?
-
A.
Tăng cường chiến tranh ở Lào
-
B.
Lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương
-
C.
Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Lào
Đáp án : B
Dựa vào nội dung chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” để suy luận trả lời
Năm 1970, Mĩ đã giật dây tay sai lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc, lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ trên bán đảo Đông Dương. Như vậy, chiến tranh đã được mở rộng và tăng cường ra toàn bán đảo Đông Dương.
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
-
A.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
-
B.
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
-
C.
Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
-
D.
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Đáp án : A
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
A.
Đồng Khởi
-
B.
Bác Ái
-
C.
Ấp Bắc
-
D.
Vạn Tường
Đáp án : A
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
-
A.
Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội
-
B.
Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
-
C.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
-
D.
Pháp rút quân khỏi miền Nam
Đáp án : A
Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.
Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào
-
A.
Quân sự, chính trị, ngoại giao
-
B.
Chính trị, ngoại giao
-
C.
Quân sự, ngoại giao
-
D.
Chính trị, quân sự
Đáp án : A
Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao
Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là
-
A.
Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
-
B.
Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam
-
C.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
-
D.
Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường
Đáp án : C
Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là sự kiện Vịnh Bắc Bộ - được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu khu trục của Hải quân Mĩ. Trên thực tế hai sự kiện này đều không có thật và chỉ là cái cớ để gây chiến với miền Bắc Việt Nam
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Đáp án : D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
Anh (chị) hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
-
A.
Lấy ruộng đất công chia bình quân cho nông dân
-
B.
Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
-
C.
Phân phối lại ruộng đất cho nhân dân một cách hợp lý
-
D.
Là quá trình hữu sản hóa nông dân ở nông thôn
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm cải cách ruộng đất để suy luận trả lời
Cải cách ruộng đất là quá trình xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
-
A.
Quân đội Mĩ
-
B.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
C.
Quân đồng minh của Mĩ
-
D.
Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
Đáp án : A
Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam
Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976?
-
A.
Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
-
B.
Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
-
C.
Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
-
D.
So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
Đáp án : D
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
Đâu không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?
-
A.
Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
-
B.
Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
-
C.
Khối liên minh công- nông được củng cố
-
D.
Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Đáp án : D
Dựa vào ý nghĩa của cải cách ruộng đất ở Việt Nam để trả lời
Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.
Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
-
A.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Quân viễn chinh Mĩ
-
C.
Quân đồng minh Mĩ
-
D.
Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
Đáp án : A
Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975?
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước.
-
B.
Đất nước đã hoà bình, thống nhất.
-
C.
Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
-
D.
Các thế lực thù địch chống phá cách mạng đã được dẹp yên.
Đáp án : D
Dựa vào tình hình Việt Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời
Thực tế, sau năm 1975 mặc dù chính quyền Sài Gòn đã bị lật đổ nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại. Các thế lực phản động ra sức hoạt động, tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận. Do đó đây không phải là thuận lợi mà là khó khăn lớn của Việt Nam sau năm 1975.
Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
-
A.
Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
-
B.
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
-
C.
Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
-
D.
Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
Đáp án : B
Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đâu không phải nguyên nhân để Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
-
A.
Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
-
B.
Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất
-
C.
Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất
-
D.
Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”
Đáp án : D
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
-
A.
Giải phóng dân tộc
-
B.
Thổ địa cách mạng
-
C.
Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
-
D.
Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Đáp án : A
Trong bối cảnh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai nên nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khi xét tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 thì cuộc cách mạng này được coi là cách mạng giải phóng dân tộc.
Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?
-
A.
Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
-
B.
Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
-
C.
Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
-
D.
Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn
Đáp án : A
Mặc dù miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ nhưng những tàn dư của chế độ này vẫn còn tồn tại. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân của. Kinh tế phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc vào bên ngoài
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
-
A.
Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
-
B.
Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
-
C.
Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
-
D.
Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
Đáp án : D
Dựa vào phần thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) để suy luận trả lời.
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-
B.
Cố vấn Mĩ
-
C.
Phương tiện chiến tranh của Mĩ
-
D.
Ấp chiến lược
Đáp án : D
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
-
A.
Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
-
B.
Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
-
C.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
-
D.
Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
Đáp án : B
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Đáp án A là biểu hiện của sự sai lầm trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
Đáp án C và D là nguyên nhân khách quan đưa đến tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
-
B.
Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
-
C.
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
-
D.
Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đáp án : C
Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
-
A.
Dùng người Việt đánh người Việt
-
B.
Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
-
C.
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
-
D.
Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Đáp án : A
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Đáp án : D
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc. Có thể thấy qua những dẫn chứng cụ thể như:
- Ở miền Nam: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 => buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán (đấu tranh trên lĩnh vực quân sự).
- Ở miền Bắc: Trận ĐBP trên không => Buộc Mĩ phải kí hiêp định Pa-ri (đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao).
- Và đấu tranh trên lĩnh vực chính trị: Hội nghị cấp cao ba nước VN-Lào-Campuchia,....
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
-
A.
Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam
-
B.
Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng
-
C.
Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
-
D.
Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Đáp án : D
Dựa vào phong trào Đồng Khởi (1959-1960) để nhận xét, đánh giá.
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng. Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
-
A.
Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
-
B.
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
-
C.
Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do áp lực từ dư luận quốc tế
Đáp án : B
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để phân tích, đánh giá.
Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.
Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
-
A.
Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
-
B.
Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
-
C.
Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.
-
D.
Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.
Đáp án : B
Dựa vào nội dung của hai hiệp định để so sánh
- Các đáp án A, C, D: là điểm chung về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
- Đáp án B: là ý nghĩa của Hiệp định Pari, Hiệp định Giơnevơ (1954) không có nội dung này.
Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?
-
A.
Mĩ vẫn tiếp tục dính líu đến công việc nội bộ của Việt Nam
-
B.
Quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng
-
C.
Mĩ vẫn để lại cố vấn quân sự để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn “bình định- lấn chiếm”
-
D.
Nghị quyết 21(7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường bạo lực cách mạng
Đáp án : D
Dựa vào nội dung hiệp định Pari năm 1973 và tình hình miền Nam sau hiệp định để phân tích, nhận xét.
Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã quy định:
- Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện từ 24 giờ ngày 27-1-1973
- Hoa Kì cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
- Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội. hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị
Tuy nhiên, sau hiệp định Pari, Mĩ và chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari: Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định- lấn chiếm” vùng giải phóng. Như vậy Mĩ và chính quyền Sài Gòn là những người đã phá hoại hiệp định Pari trước. Phản ứng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại hội nghị lần thứ 21 (7-1973) và hoạt động quân sự của quân giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 chỉ là những hành động đáp trả cho sự vi phạm đó.
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
-
A.
Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công
-
B.
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng
-
C.
Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang
-
D.
Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc
Đáp án : A
Dựa vào diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 để nhận xét, đánh giá.
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công. Mở đầu là nghệ thuật đánh điểm ở Tây Nguyên, sau đó tranh thủ thời cơ thuận lợi để giải phóng Huế- Đà Nẵng và cuối cùng là tập trung toàn bộ lực lượng để giải phóng Sài Gòn- Gia Định trước mùa mưa
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
-
A.
Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
-
B.
Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
-
C.
Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản.
-
D.
Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.
Đáp án : C
Dựa vào bối cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1975 để đánh giá, nhận xét.
Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc trong bối cảnh Mĩ đang thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khiến cho chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản
Đặc điểm chung nhất của lịch sử Việt Nam 1919-1930 là gì?
-
A.
Lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh
-
B.
Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản
-
C.
Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh
-
D.
Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đáp án : B
Dựa vào ý nghĩa các phong trào đấu tranh từ năm 1919-1930 để đánh giá, nhận xét.
Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 không phải là sự phát triển từ tư sản qua vô sản, hết tư sản rồi mới đến vô sản mà là sự tồn tại song song của cả 2 khuynh hướng. Đây thực chất là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng, đưa tới kết cục khuynh hướng vô sản thắng lợi (sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930)
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
-
A.
Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam
-
B.
Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định
-
C.
Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng
-
D.
Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù
Đáp án : C
Liên hệ với đặc điểm của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 để trả lời
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc nổi dậy của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang. Đến kháng chiến chống Mĩ, hình thức này không bị mất đi mà vẫn đươc bảo lưu và trở thành bộ phận hỗ trợ cho các cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là trận đánh đầu tiên có sự kết hợp giữa hai hình thức này. Đây cũng chính là một sự thử nghiệm và rút kinh nghiệm của Đảng để có thể vận dụng thành công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
-
A.
Đối tượng tiêu diệt
-
B.
Lực lượng quân đội nòng cốt
-
C.
Phương pháp chiến tranh
-
D.
Kết quả
Đáp án : B
Liên hệ các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam để trả lời
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì
-
A.
Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam
-
B.
Vấn đề chất độc màu da cam
-
C.
Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam
-
D.
Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc
Đáp án : A
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết
Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
-
A.
Chiến lược toàn cầu
-
B.
Thực dân kiểu mới
-
C.
Trả đũa ồ ạt
-
D.
Phản ứng linh hoạt
Đáp án : A
Liên hệ với chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 1954-1975 để trả lời.
Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam
Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?
-
A.
Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư
-
B.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính
-
C.
Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
-
D.
Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế
Đáp án : B
Dựa vào nội dung của chính sách kinh tế mới của Liên Xô và đường lối đổi mới ở Việt Nam để liên hệ trả lời.
Bài học rút ra từ chính sách kinh tế với của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam năm 1986 là:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.