Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?

 

  • A.

    Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước

     

  • B.

    Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu

     

  • C.

    Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực

     

  • D.

    Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước

Câu 2 :

Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

  • A.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

  • D.

     Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

Câu 3 :

Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?

  • A.

    Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng

     

  • B.

    Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp

     

  • C.

    Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh

     

  • D.

    Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam

Câu 4 :

Chế độ phong kiến khủng hoảng và nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược vào giữa thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu lịch sử gì cho nhà Nguyễn?

  • A.

    Kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc

     

  • B.

    Thống nhất thị trường dân tộc

     

  • C.

    Đưa ra những chính sách để củng cố quân sự. 

  • D.

    Tiến hành cải cách để nâng cao sức nước, sức dân và có chính sách ngoại giao phù hợp

Câu 5 :

Sau khi tiến vào cửa biển Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?

  • A.

    Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.

     

  • B.

    Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.

     

  • C.

    Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.

     

  • D.

    Ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.

Câu 6 :

Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

 

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh kinh tế

     

  • C.

    Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

     

  • D.

    Bạo động vũ trang

Câu 7 :

Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?

  • A.

    Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực

     

  • B.

    Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

     

  • C.

    Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

     

  • D.

    Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp

Câu 8 :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

 

  • A.

    Cải cách kinh tế, xã hội

     

  • B.

    Duy tân để phát triển đất nước

     

  • C.

    Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc

     

  • D.

    Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Câu 9 :

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A.

    được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận.

     

  • B.

    do các nước tư bản hoàn toàn thao túng.

     

  • C.

    không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến.

     

  • D.

    có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

Câu 10 :

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    7- 1976

     

  • B.

    7- 1977

     

  • C.

    9-1977

     

  • D.

    7-1979

Câu 11 :

Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Không quan tâm phát triển nông nghiệp

     

  • C.

    Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.

     

  • D.

    Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 12 :

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A.

    Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

     

  • B.

    Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

     

  • C.

    So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

     

  • D.

    Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 13 :

Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang

 

  • A.

    Đánh chắc tiến chắc

     

  • B.

    Chinh phục từng gói nhỏ

     

  • C.

    Đánh phủ đầu

     

  • D.

    Chinh phục từng địa phương

Câu 14 :

Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

 

  • A.

    Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

     

  • B.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

     

  • C.

    Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

  • D.

    Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 15 :

Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?

  • A.

    Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa

     

  • B.

    Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

     

  • C.

    Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905)

     

  • D.

    Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam

Câu 16 :

Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

  • A.

    Liên Xô, Mĩ, Anh

     

  • B.

    Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

     

  • C.

    Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

     

  • D.

    Anh, Đức, Nhật Bản.

Câu 17 :

Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?

  • A.

    Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán

     

  • B.

    Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp

     

  • C.

    Tập trung lực lượng đánh Pháp

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước

Câu 18 :

Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?

  • A.

    Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

     

  • B.

    Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

     

  • C.

    Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

     

  • D.

    Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”

Câu 19 :

Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến trước thế lực xâm lăng?

 

  • A.

    Hác- măng

     

  • B.

    Pa-tơ-nốt

     

  • C.

    Nhâm Tuất

     

  • D.

    Giáp Tuất

Câu 20 :

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

 

  • A.

    Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

     

  • B.

    Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

     

  • C.

    Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

     

  • D.

    Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 21 :

Sự thất bại của phong trào yêu nước nào đã chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

 

  • A.

    Phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào nông dân Yên Thế

     

  • C.

    Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

     

  • D.

    Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 22 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A.

    Học sinh, sinh viên.

  • B.

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C.

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D.

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Câu 23 :

Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp

     

  • C.

    Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

     

  • D.

    Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 24 :

Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

  • B.

    Những biến động về xã hội ở Việt Nam

     

  • C.

    Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

     

  • D.

    Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 25 :

Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

  • A.

    Vì trong thành không có lương thực

     

  • B.

    Vì trong thành không có vũ khí

     

  • C.

    Vì quân triều đình phản công quyết liệt

     

  • D.

    Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt

Câu 26 :

Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?

 

  • A.

    Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp

     

  • C.

    Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo

     

  • D.

    Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Câu 27 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B.

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C.

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D.

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 28 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Di chuyển lực lượng để các vùng tự do

     

  • B.

    Tổ chức phản công để phá vòng vây

     

  • C.

    Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp

     

  • D.

    Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Câu 29 :

Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

  • A.

    Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.

     

  • B.

    Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới

     

  • C.

    Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.

     

  • D.

    Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc

Câu 30 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Câu 31 :

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?

  • A.

    Không phân cực rõ ràng

  • B.

    Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc

  • C.

    Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu

  • D.

    Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự

Câu 32 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?

  • A.

    Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô

  • B.

    Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ

  • C.

    Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất

  • D.

    Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

Câu 33 :

Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

     

  • B.

    Ảnh hưởng của công xã Pari 1871

     

  • C.

    Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa

     

  • D.

    Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc

Câu 34 :

Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?

 

  • A.

    Công nghiệp khai mỏ

     

  • B.

    Nông nghiệp

     

  • C.

    Giao thông vận tải

     

  • D.

    Công nghiệp chế biến

Câu 35 :

Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

  • A.

    Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

  • B.

    Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

  • C.

    Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

  • D.

    Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

Câu 36 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

    Mục tiêu

     

  • B.

    Người đề xướng

     

  • C.

    Cách thức, phương pháp tiến hành

     

  • D.

    Kết quả

Câu 37 :

Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Câu 38 :

“Nghìn muôn ức triệu người chung góp

Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà

Người dân ta, của dân ta

Dân là dân nước, nước là nước dân”

Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Gắn trung quân với ái quốc

     

  • B.

    Gắn dân với nước

     

  • C.

    Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến

     

  • D.

    Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hoà

Câu 39 :

Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

  • A.

    Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

  • B.

    Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.

  • C.

    Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.

  • D.

    Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.

Câu 40 :

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

  • A.

    Trương Định

     

  • B.

    Nguyễn Trung Trực

  • C.

    Nguyễn Hữu Huân

  • D.

    Dương Bình Tâm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?

 

  • A.

    Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước

     

  • B.

    Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu

     

  • C.

    Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực

     

  • D.

    Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động của Việt Nam Quang phục hội để trả lời

Lời giải chi tiết :

Để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào, Việt Nam Quang phục hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả toàn quyền Anbe Xarô và những tay sai đắc lực của chúng.

Câu 2 :

Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

  • A.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

  • D.

     Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).

Câu 3 :

Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?

  • A.

    Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng

     

  • B.

    Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp

     

  • C.

    Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh

     

  • D.

    Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, thực dân Pháp đã kí với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 4 :

Chế độ phong kiến khủng hoảng và nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược vào giữa thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu lịch sử gì cho nhà Nguyễn?

  • A.

    Kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc

     

  • B.

    Thống nhất thị trường dân tộc

     

  • C.

    Đưa ra những chính sách để củng cố quân sự. 

  • D.

    Tiến hành cải cách để nâng cao sức nước, sức dân và có chính sách ngoại giao phù hợp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giữa thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Chế độ phong kiến ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Các nước thực dân phương Tây nhòm ngó và chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi nhà Nguyễn phải tiến hành cải cách để giải phóng sức sản xuất, nâng cao sức nước sức dân, đồng thời có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước thực dân phương Tây

Câu 5 :

Sau khi tiến vào cửa biển Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?

  • A.

    Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.

     

  • B.

    Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.

     

  • C.

    Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.

     

  • D.

    Ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào những hành động của quân Pháp khi tấn công cửa biển Thuận An để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau khi chỉ huy quân Pháp tiến vào Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.

Câu 6 :

Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

 

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh kinh tế

     

  • C.

    Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

     

  • D.

    Bạo động vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất công nhân Việt Nam đã kết hợp đấu tranh đồi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.

Câu 7 :

Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?

  • A.

    Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực

     

  • B.

    Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

     

  • C.

    Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

     

  • D.

    Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp.

Câu 8 :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

 

  • A.

    Cải cách kinh tế, xã hội

     

  • B.

    Duy tân để phát triển đất nước

     

  • C.

    Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc

     

  • D.

    Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang

Câu 9 :

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A.

    được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận.

     

  • B.

    do các nước tư bản hoàn toàn thao túng.

     

  • C.

    không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến.

     

  • D.

    có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa- do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe

Câu 10 :

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    7- 1976

     

  • B.

    7- 1977

     

  • C.

    9-1977

     

  • D.

    7-1979

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ tháng 9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Câu 11 :

Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Không quan tâm phát triển nông nghiệp

     

  • C.

    Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.

     

  • D.

    Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nạn bắt lính đưa sáng chiến trường châu Âu làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.

Câu 12 :

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A.

    Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

     

  • B.

    Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

     

  • C.

    So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

     

  • D.

    Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 13 :

Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang

 

  • A.

    Đánh chắc tiến chắc

     

  • B.

    Chinh phục từng gói nhỏ

     

  • C.

    Đánh phủ đầu

     

  • D.

    Chinh phục từng địa phương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, “chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 14 :

Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

 

  • A.

    Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

     

  • B.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

     

  • C.

    Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

  • D.

    Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. Tuy nhiên phong trào còn mang tính tự phát

Câu 15 :

Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?

  • A.

    Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa

     

  • B.

    Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

     

  • C.

    Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905)

     

  • D.

    Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của nước Nhật đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905 => các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập

Đáp án D là âm mưu của Nhật mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu nhìn thấy âm mưu này, chắc chắn một số nhà yêu nước Việt Nam đã không muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật.

Câu 16 :

Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

  • A.

    Liên Xô, Mĩ, Anh

     

  • B.

    Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

     

  • C.

    Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

     

  • D.

    Anh, Đức, Nhật Bản.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Câu 17 :

Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?

  • A.

    Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán

     

  • B.

    Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp

     

  • C.

    Tập trung lực lượng đánh Pháp

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán

Câu 18 :

Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?

  • A.

    Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

     

  • B.

    Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

     

  • C.

    Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

     

  • D.

    Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước ta và Pháp những năm đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của mình là do

- Người sớm dược tiếp xúc với văn minh Pháp với khẩu hiểu “tự do- bình đẳng- bác ái” nên người muốn tìm hiểu xem điều gì ẩn náy đằng sau những từ ấy

- Pháp là một nước hùng mạnh nên Người muốn đến Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình.

- Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

Câu 19 :

Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến trước thế lực xâm lăng?

 

  • A.

    Hác- măng

     

  • B.

    Pa-tơ-nốt

     

  • C.

    Nhâm Tuất

     

  • D.

    Giáp Tuất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các hiệp ước để trả lời

Lời giải chi tiết :

Hiệp ước Pat-tơ-nốt (1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập

Câu 20 :

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

 

  • A.

    Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

     

  • B.

    Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

     

  • C.

    Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

     

  • D.

    Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến khởi nghĩa Hương Khê để trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

Câu 21 :

Sự thất bại của phong trào yêu nước nào đã chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

 

  • A.

    Phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào nông dân Yên Thế

     

  • C.

    Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

     

  • D.

    Khởi nghĩa Thái Nguyên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc- độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến

Câu 22 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A.

    Học sinh, sinh viên.

  • B.

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C.

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D.

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.

Câu 23 :

Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp

     

  • C.

    Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

     

  • D.

    Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nạn bắt lính làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.

Câu 24 :

Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

  • B.

    Những biến động về xã hội ở Việt Nam

     

  • C.

    Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

     

  • D.

    Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chính sách thống trị của thực dân Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam, làm cho xã hội tiếp tục có sự phân hóa sâu sắc

Câu 25 :

Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

  • A.

    Vì trong thành không có lương thực

     

  • B.

    Vì trong thành không có vũ khí

     

  • C.

    Vì quân triều đình phản công quyết liệt

     

  • D.

    Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc kháng chiến của nhân dân Gia Định để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Mặc dù đã chiếm được thành Gia Định nhưng thực dân Pháp lại phải đối mặt với những khó khăn mới. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt. Hoảng sợ, quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định và rút xuống các tàu chiến

Câu 26 :

Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?

 

  • A.

    Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp

     

  • C.

    Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo

     

  • D.

    Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi giật dây Đuy-puy- một lái buôn Pháp hoạt động ở vùng biến Trung Quốc – Việt Nam gây rối ở Bắc Kì, lấy cớ triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy – puy”, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác – ni – ê đưa quân ra Bắc

Câu 27 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B.

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C.

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D.

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần Vương để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát

+ Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn

+ Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu

+ Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo

=> Yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh của giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

Câu 28 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Di chuyển lực lượng để các vùng tự do

     

  • B.

    Tổ chức phản công để phá vòng vây

     

  • C.

    Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp

     

  • D.

    Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897

Câu 29 :

Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

  • A.

    Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.

     

  • B.

    Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới

     

  • C.

    Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.

     

  • D.

    Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào mâu thuẫn giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.

Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.

=> Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn.

Câu 30 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

So sánh hội nghị Ianta và hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn để nhận xét

Lời giải chi tiết :

- Hội nghị Ianta năm 1945 có sự tham gia của 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh. Đây đều là các nước đóng vai trò chủ chốt trong phe Đồng minh chống phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

-  Hội nghị Véc- xai (1919-1920) được tổ chức sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tham dự hội nghị có 27 nước tham dự, 5 nước chủ trì hội nghị là Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật Bản và quyền quyết định nằm trong tay 3 nước Anh, Pháp, Mĩ

- Hội nghị Oasinh tơn (1921-1922) có sự tham gia của 9 nước, trong đó 4 nước lãnh đạo là Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản, quyền quyết định chính thuộc về Mĩ

=> Số lượng các nước tham gia hội nghị Ianta so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn ít hơn và các nước lớn hầu như tự quyết định tất cả các vấn đề mà không cần đến sự có mặt của các nước có liên quan. Điều này phản ánh sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước, khoảng cách giữa các nước ngày càng lớn và 3 nước đóng vai trò chi phối thế giới là Liên Xô, Mĩ, Anh

Câu 31 :

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?

  • A.

    Không phân cực rõ ràng

  • B.

    Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc

  • C.

    Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu

  • D.

    Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự

Đáp án : D

Phương pháp giải :

So sánh trật tự Véc- xai- Oasinh tơn với trật tự Ianta để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt giữa trật tự Véc-xai- Oasinhtơn và trật tự Ianta

- Lực lượng tham gia chi phối trật tự

+ Véc-xai- Oasinhtơn: các nước đế quốc

+ Ianta: các nước tư bản (Mĩ, Anh) và Liên Xô XHCN

- Tính phân cực:

+ Véc-xai- Oasinhtơn: không có sự phân cực rõ ràng. Đây thực chất là sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất trong khối tư bản chủ nghĩa

+ Ianta: phân thành 2 cực đứng đầu mỗi cực là Liên Xô và Mĩ. Điều này không chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lợi chiến tranh mà còn thể hiện sự đối lập về ý thức hệ

- Tính chất:

+  Véc-xai- Oasinhtơn: mang tính áp đặt, quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu => không bền vững

+ Ianta: mang tính hôn hòa hơn so với Véc-xai- Oasinhtơn, không trừng phạt các nước bại trận quá nặng nề => mang tính bền vững cao hơn

Đáp án D: trật tự Véc-xai- Oasinhtơn có Hội Quốc liên là cơ quan duy trì trật tự. Còn trật tự Ianta có tổ chức Liên hợp quốc

Câu 32 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?

  • A.

    Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô

  • B.

    Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ

  • C.

    Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất

  • D.

    Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu để nhân xét

Lời giải chi tiết :

Theo quy định của hội nghị Ianta, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô

=> Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu chủ yếu diễn ra giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 33 :

Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

     

  • B.

    Ảnh hưởng của công xã Pari 1871

     

  • C.

    Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa

     

  • D.

    Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đến trước năm 1873, thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Nam Kì. Tuy nhiên  ở Pháp lại diễn ra cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870- 1871) và công xã Pari (1871). Sau khi phát hiện con đường sông hồng để xâm nhập và miền Nam Trung Hoa và để tránh bị thực dân Anh hớt tay trên, đồng thời củng cố vùng Tây Nam Kì, năm 1873 quân Pháp quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất

Câu 34 :

Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?

 

  • A.

    Công nghiệp khai mỏ

     

  • B.

    Nông nghiệp

     

  • C.

    Giao thông vận tải

     

  • D.

    Công nghiệp chế biến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để nhận xét

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp là ngành kinh tế đầu tiên mà thực dân Pháp hướng đến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với nghị định 10/1889 và 1896 cho phép tư bản Pháp có quyền xin cấp một lần 500 ha đã dẫn tới sự mở rộng của đại sở hữu ruộng đất dưới hình thức đồn điền. Từ đó dẫn đến sự ra đời sớm của bộ phận công nhân nông nghiệp

Câu 35 :

Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

  • A.

    Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

  • B.

    Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

  • C.

    Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

  • D.

    Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại bối cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.

- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.

=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu 36 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

    Mục tiêu

     

  • B.

    Người đề xướng

     

  • C.

    Cách thức, phương pháp tiến hành

     

  • D.

    Kết quả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là mục tiêu

- Cuối thế kỉ XIX, những đề nghị cải cách duy tân được đưa ra nhằm cải thiện tình hình đất nước để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến

- Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy Tân được ví như một cuộc cách mạng thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và hướng tới giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội.

Câu 37 :

Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ cuộc kháng chiến thời Lý – Trần với cuộc kháng chiến dưới triều Nguyễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là vai trò của giai cấp lãnh đạo. Nếu như thời Lý - Trần giai cấp lãnh đạo đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn để chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tập hợp tổ chức lực lượng kháng chiến, thì nhà Nguyễn lại không làm được điều này. Sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các cuộc kháng chiến.

=> Như vậy, vai trò của giai cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc chiến tranh.

Câu 38 :

“Nghìn muôn ức triệu người chung góp

Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà

Người dân ta, của dân ta

Dân là dân nước, nước là nước dân”

Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Gắn trung quân với ái quốc

     

  • B.

    Gắn dân với nước

     

  • C.

    Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến

     

  • D.

    Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hoà

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đoạn thơ và hiểu biết về cuộc đời của Phan Bội Châu để trả lời

Lời giải chi tiết :

Phan Bội Châu là người xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình nên chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trung quân - ái quốc. Yêu nước là phải trung với vua và ngược lại. Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của Phan Bội Châu đã có sự chuyển biến lớn khi ông đã gắn liền khái niệm dân - nước với nhau, bắt đầu có ý thức về dân chủ dân quyền.

Câu 39 :

Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

  • A.

    Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

  • B.

    Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.

  • C.

    Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.

  • D.

    Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ với tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng để trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả rất nặng nề: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều làng mạc, thành phố và nhiều cơ sở kinh tế bị tán phá.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với hậu quả nặng nề của nó đã tạo ra tâm lý sợ chiến tranh và mong muốn bảo vệ hòa bình của nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình là vấn đề toàn cầu phải được xây dựng từ sự nỗ lực chung của các quốc gia để đưa ra các giải pháp phù hợp, không phải là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào. Và để chung tay xây dựng, giữ gìn nền hòa bình ấy cần có một công cụ để bảo vệ nó => Các cường quốc đã đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

Câu 40 :

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

  • A.

    Trương Định

     

  • B.

    Nguyễn Trung Trực

  • C.

    Nguyễn Hữu Huân

  • D.

    Dương Bình Tâm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, ông đã phối hợp với Trương Định chỉ huy đánh thắng một trận lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) của giặc Pháp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng trong năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868.Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.