Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 3
Đề bài
Đâu không phải là ý nghĩa của cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
-
A.
Dân chủ hóa đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản
-
B.
Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại.
-
C.
Khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh
-
D.
Tạo điều kiện để kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau
Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát
-
B.
Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử
-
C.
Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD
-
D.
Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?
-
A.
Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
-
B.
Nhu cầu hợp tác cùng phát triển
-
C.
Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực
-
D.
Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực nào trên thế giới?
-
A.
Đông Bắc Á
-
B.
Mĩ Latinh
-
C.
Đông Nam Á
-
D.
Bắc Phi
Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?
-
A.
18-1-1949
-
B.
18-1-1950
-
C.
18-1-1951
-
D.
20-1-1950
Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
-
A.
Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
-
B.
Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
-
C.
Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
-
D.
Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
Việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
-
A.
Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
-
B.
Do vấn đề Campuchia
-
C.
Do nền dân chủ ở một số nước bị hạn chế
-
D.
Do sự khác biệt về văn hóa bản địa
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
-
A.
Do tác động của hội nghị Ianta
-
B.
Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
-
C.
Do sự tương đồng về văn hóa
-
D.
Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
Vì sao cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lại làm dẫn đến sự dịch chuyển của lao động sang nhóm ngành dịch vụ?
-
A.
Do sự phát triển của hệ thống máy tự động và nhu cầu của con người
-
B.
Do dân số thế giới không ngừng tăng lên
-
C.
Do nhu cầu về các sản phẩm từ nông- công nghiệp đã bão hòa
-
D.
Do lao động trong nông- công nghiệp quá nhiều
Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Đều là sản phẩm của các cuộc chiến tranh thế giới
-
B.
Đều do các nước thắng trận thiết lập
-
C.
Đều có các tổ chức quốc tế giám sát để duy trì trật tự thế giới
-
D.
Đều có sự phân cực rõ ràng giữa hai phe
Lời giải và đáp án
Đâu không phải là ý nghĩa của cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
-
A.
Dân chủ hóa đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản
-
B.
Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại.
-
C.
Khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh
-
D.
Tạo điều kiện để kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau
Đáp án : B
Xem lại nội dung và kết quả của cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản, suy luận
Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giúp giải phóng sức sản xuất, khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh, dân chủ hóa đời sống kinh tế- chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau. Hơn nữa, nhiệm vụ của quân Đồng minh Mĩ vào Nhật Bản theo quy định của Hội nghị Ianta là để giải giáp quân đội phát xít Nhật, tiêu diệt mối nguy chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản
=> Những chính sách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thực hiện ở Nhật Bản không tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại Nhật Bản.
Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát
-
B.
Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử
-
C.
Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD
-
D.
Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố
Đáp án : D
Ngày 11-9-2001, các phần tử khủng bố Al queda đã thực hiện các cuộc tấn công vào tòa tháp đôi ở New York khiến hơn 3000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cho thấy Mĩ rất dễ bị tổn thương và là nhân tố quan trọng đưa đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại trong thế kỉ XXI.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?
-
A.
Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
-
B.
Nhu cầu hợp tác cùng phát triển
-
C.
Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực
-
D.
Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực
Đáp án : B
Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng kinh tế trong bối cảnh đầy khó khăn, các nước Đông Nam Á muốn hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển. Đây là yếu tố quyết định dẫn tới sự ra đời của ASEAN. Còn các yếu tố nêu trên chỉ là nhân tố khách quan tác động.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực nào trên thế giới?
-
A.
Đông Bắc Á
-
B.
Mĩ Latinh
-
C.
Đông Nam Á
-
D.
Bắc Phi
Đáp án : C
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. 3 quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Inđônêxia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).
Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?
-
A.
18-1-1949
-
B.
18-1-1950
-
C.
18-1-1951
-
D.
20-1-1950
Đáp án : B
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
-
A.
Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
-
B.
Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
-
C.
Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
-
D.
Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
Đáp án : C
Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa:
- Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.
- Sự đối lập về chính trị:
+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.
+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.
Việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
-
A.
Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
-
B.
Do vấn đề Campuchia
-
C.
Do nền dân chủ ở một số nước bị hạn chế
-
D.
Do sự khác biệt về văn hóa bản địa
Đáp án : D
Dựa vào tình hình khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích, đánh giá
Sở dĩ việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là do
- Tác động của cuộc chiến tranh lạnh: sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu Đông- Tây giữa Liên Xô- Mĩ, phe XHCN với TBCN, biểu hiện ở Đông Nam Á là cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương và chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Sự đối lập về ý thức hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước còn lại, cũng như việc Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam đã đẩy quan hệ giữa nhóm nước Đông Dương với các nước ASEAN ra xa
- Vấn đề Campuchia: khi quân tình nguyện Việt Nam đem quân sang giúp nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng đã bị hiểu lầm là đem quân xâm lược Campuchia => quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN tiếp tục căng thẳng. Phải đến năm 1991 khi vấn đề Campuchia được giải quyết mối quan hệ này mới trở nên hòa dịu
- Ngoài ra ở một số quốc gia nền dân chủ bị hạn chế như Mianma chế độ độc tài quân sự nắm quyền trong một thời gian dài
Đáp án D: các nước Đông Nam Á đều có chung một nền tảng văn hóa bản địa là nền văn hóa của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
-
A.
Do tác động của hội nghị Ianta
-
B.
Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
-
C.
Do sự tương đồng về văn hóa
-
D.
Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
Đáp án : A
Dựa vào bối cảnh quốc tế trong những năm 1945-1952 để phân tích, đánh giá
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ: các nước Tây Âu nhận viện trợ từ kế hoạch Mác san, tham gia NATO. Nhật Bản được Mĩ hỗ trợ tiến hành các cuộc cải cách dân chủ, kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật
=> Nguyên nhân sâu xa là do từ hội nghị Ianta đã quy định Tây Âu và Nhật Bản là hai khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Do đó Mĩ cần phải củng cố ảnh hưởng của minh ở đây để ngăn chặn làn sóng cộng sản đang phát triển mạnh
Vì sao cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lại làm dẫn đến sự dịch chuyển của lao động sang nhóm ngành dịch vụ?
-
A.
Do sự phát triển của hệ thống máy tự động và nhu cầu của con người
-
B.
Do dân số thế giới không ngừng tăng lên
-
C.
Do nhu cầu về các sản phẩm từ nông- công nghiệp đã bão hòa
-
D.
Do lao động trong nông- công nghiệp quá nhiều
Đáp án : A
Dựa vào những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để phân tích, đánh giá
Việc chế tạo ra những công cụ sản xuất mới đặc biệt là hệ thống máy tự động đã giúp thay thế sức lao động của con người trong các ngành sản xuất vật chất. Do đó cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tăng lao động trong ngành dịch vụ- phi sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch…
Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Đều là sản phẩm của các cuộc chiến tranh thế giới
-
B.
Đều do các nước thắng trận thiết lập
-
C.
Đều có các tổ chức quốc tế giám sát để duy trì trật tự thế giới
-
D.
Đều có sự phân cực rõ ràng giữa hai phe
Đáp án : D
Dựa vào đặc điểm của trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta để so sánh, liên hệ.
Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn không có sự phân cực. Bởi đó thực chất là sự thỏa thuận giữa các nước đế quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa để giành được nhiều quyền lợi nhất. Còn trong trật tự hai cực Ianta có sự phân cực rõ ràng giữa hai phe do sự đối lập về ý thức hệ giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa.