Đề thi thử THPTQG - Đề số 6
Đề bài
Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là gì?
-
A.
Cố gắng quan hệ với Nhật Bản.
-
B.
Đa phương hóa trong quan hệ.
-
C.
Liên minh hoàn toàn với Mỹ.
-
D.
Rút ra khỏi NATO.
Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Angiêri giành được độc lâp
-
B.
“Năm châu Phi”
-
C.
Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập
-
D.
Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập
Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
-
A.
Hiệp định Pari được ký kết
-
B.
Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng
-
C.
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
-
D.
Hiệp định Giơnevơ được kí kết
Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:
-
A.
Hưởng ứng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”.
-
B.
Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói
-
C.
Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
-
D.
Cao trào kháng Nhật cứu nước
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
-
A.
Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp
-
B.
Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
-
C.
Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược
-
D.
Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán
Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
-
A.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
-
B.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
-
C.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
-
D.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch
Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
-
A.
Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-
B.
Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp
-
C.
Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy
-
D.
Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới
Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?
-
A.
Chính quyền Đài Loan tiến hành những cải cách tiến bộ.
-
B.
Giáo dục và khoa học - kĩ thuật được coi trọng.
-
C.
Nhận được sự trợ giúp của CHND Trung Hoa.
-
D.
Dựa vào nguồn viện trợ tài chính từ Mĩ.
Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?
-
A.
Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
-
B.
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-
C.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
-
D.
Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
-
A.
Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
-
B.
Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
-
C.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
-
D.
Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
-
A.
Chỉ thị toàn dân kháng chiến
-
B.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
-
C.
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
-
D.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
-
A.
Giải phóng dân tộc
-
B.
Thổ địa cách mạng
-
C.
Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
-
D.
Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là
-
A.
Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
-
B.
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
C.
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
-
D.
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng
-
A.
hòa hoãn.
-
B.
xung đột.
-
C.
đa cực.
-
D.
một cực.
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
-
A.
Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
-
B.
Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
-
C.
Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
-
D.
Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?
-
A.
Tòa án quốc tế.
-
B.
Ban thư kí.
-
C.
Hội đồng bảo an.
-
D.
Ủy ban châu Âu.
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
-
A.
Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
-
B.
Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
-
C.
Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
-
D.
Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
-
A.
Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
-
B.
Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
-
C.
Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người.
-
D.
Bảo vệ các di sản thế giới, cứu trợ nhân đạo.
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?
-
A.
Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
-
B.
Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
-
C.
Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực
-
D.
Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ
Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
-
A.
Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh
-
B.
Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản
-
C.
Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933
-
D.
Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở điểm nào?
-
A.
Diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
-
B.
Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
-
C.
Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
-
D.
Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 là vì
-
A.
Là cuộc diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng Tám.
-
B.
Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng.
-
C.
Hình thành liên minh công - nông.
-
D.
Thành lập chính quyền Xô Viết.
Hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (2-1930) của Đảng là
-
A.
chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân
-
B.
chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
-
C.
mang tính chất hữu khuynh, giáo điều
-
D.
nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
Điểm khác biệt về nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Luận cương chính trị (10-1930) so với Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) là
-
A.
Cách mạng Đông Dương phải trải qua 2 giai đoạn
-
B.
Bao gồm hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc
-
C.
Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc
-
D.
Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
Nguyên nhân nào sau đây đóng vai trò quyết định nhất dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931?
-
A.
Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
-
C.
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
-
D.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?
-
A.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
-
B.
Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
-
C.
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
-
D.
Chính quyền Xô viết được thành lập
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh là
-
A.
Đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
-
B.
Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
-
C.
Để lại nhiều bài học sáng tạo cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-
D.
Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.
Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
-
A.
Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
-
B.
Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
-
C.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
-
D.
Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là
-
A.
Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc
-
B.
Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
-
C.
Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
-
D.
Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh
Cách mạng tháng Tám đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì về chỉ đạo chiến lược cách mạng?
-
A.
Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
-
B.
Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
-
C.
Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng.
-
D.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, thay đổi chủ trương phù hợp với tình hình.
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
-
A.
Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
-
B.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
-
C.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
-
D.
Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
-
A.
Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
-
B.
Anh rời khỏi EU
-
C.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
-
D.
Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?
-
A.
Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
-
B.
Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.
-
C.
Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.
-
D.
Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của chính phủ sau cách mạng tháng Tám (1945) đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là
-
A.
Xây dựng xã hội học tập
-
B.
Đào tạo cán bộ
-
C.
Nâng cao trình độ văn hóa
-
D.
Xóa nạn mù chữ
Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì
-
A.
Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam
-
B.
Vấn đề chất độc màu da cam
-
C.
Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam
-
D.
Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
-
A.
Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
-
B.
Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
-
C.
Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
-
D.
Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
Loại vũ khí nào là biểu tượng cho tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu cuối năm 1946 - đầu năm 1947?
-
A.
Xe tăng
-
B.
Bộc phá
-
C.
Bom ba càng
-
D.
Lựu đạn
Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?
-
A.
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
-
B.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết
-
C.
Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật
-
D.
Có sự liên kết với quốc tế
Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
-
A.
Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương
-
B.
Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam
-
C.
Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam
-
D.
Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam
Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
-
A.
Thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền lợi nhất trong các vấn đề quốc tế.
-
B.
Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ nhất là trong các vấn đề gây chiến tại các khu vực trên thế giới.
-
C.
Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới, mở rộng mối quan hệ hợp tác.
-
D.
Hòa bình và trung lập tích cực.
Lời giải và đáp án
Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là gì?
-
A.
Cố gắng quan hệ với Nhật Bản.
-
B.
Đa phương hóa trong quan hệ.
-
C.
Liên minh hoàn toàn với Mỹ.
-
D.
Rút ra khỏi NATO.
Đáp án : B
Xem lại chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1950 - 1973
Từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác, cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Angiêri giành được độc lâp
-
B.
“Năm châu Phi”
-
C.
Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập
-
D.
Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập
Đáp án : B
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.
Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
-
A.
Hiệp định Pari được ký kết
-
B.
Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng
-
C.
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
-
D.
Hiệp định Giơnevơ được kí kết
Đáp án : D
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:
-
A.
Hưởng ứng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”.
-
B.
Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói
-
C.
Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
-
D.
Cao trào kháng Nhật cứu nước
Đáp án : C
Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện (15-8-1945), quân Nhật ở Đong Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lênh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
-
A.
Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp
-
B.
Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
-
C.
Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược
-
D.
Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán
Đáp án : C
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
-
A.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
-
B.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
-
C.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
-
D.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch
Đáp án : C
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
-
A.
Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-
B.
Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp
-
C.
Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy
-
D.
Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới
Đáp án : B
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ((6-3-1946) và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa. Quân Pháp đã gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi như khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội…Đặc biệt ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán các lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động. Trước tình thế đó, Hội nghị bất thường ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định phát động cả nước kháng chiến.
=> Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là do hành động bội ước và xâm lược của Pháp.
Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?
-
A.
Chính quyền Đài Loan tiến hành những cải cách tiến bộ.
-
B.
Giáo dục và khoa học - kĩ thuật được coi trọng.
-
C.
Nhận được sự trợ giúp của CHND Trung Hoa.
-
D.
Dựa vào nguồn viện trợ tài chính từ Mĩ.
Đáp án : B
Xem lại những nét chính về lãnh thổ Đài Loan, suy luận.
Bước sang những thập niên cuối của thế kỉ XX, Đài Loan có nền kinh tế phát triển năng động, và được coi là một trong những “con rồng” ở Đông Á với mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5%/năm. Nguyên nhân chủ quan, cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đài Loan chính là giáo dục và khoa học - kĩ thuật rất được coi trọng.
Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?
-
A.
Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
-
B.
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-
C.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
-
D.
Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
Đáp án : A
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam đã được độc lập và thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
-
A.
Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
-
B.
Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
-
C.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
-
D.
Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
Đáp án : B
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Đáp án A là biểu hiện của sự sai lầm trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
Đáp án C và D là nguyên nhân khách quan đưa đến tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam
Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
-
A.
Chỉ thị toàn dân kháng chiến
-
B.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
-
C.
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
-
D.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
Đáp án : D
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
-
A.
Giải phóng dân tộc
-
B.
Thổ địa cách mạng
-
C.
Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
-
D.
Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Đáp án : A
Trong bối cảnh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai nên nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khi xét tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 thì cuộc cách mạng này được coi là cách mạng giải phóng dân tộc.
Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là
-
A.
Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
-
B.
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
C.
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
-
D.
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Đáp án : D
Dựa vào nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) để suy luận trả lời.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng
-
A.
hòa hoãn.
-
B.
xung đột.
-
C.
đa cực.
-
D.
một cực.
Đáp án : C
SGK Lịch sử 12, trang 64.
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng đa cực.
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
-
A.
Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
-
B.
Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
-
C.
Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
-
D.
Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
Đáp án : A
Xem lại phần tìm hiểu về Liên hợp quốc sgk lịch sử 12, trang 6
Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
Chọn: A
Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?
-
A.
Tòa án quốc tế.
-
B.
Ban thư kí.
-
C.
Hội đồng bảo an.
-
D.
Ủy ban châu Âu.
Đáp án : D
sgk lịch sử 12, trang 7
Ủy ban châu Âu là cơ quan không trực thuộc Liên hợp quốc.
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
-
A.
Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
-
B.
Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
-
C.
Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
-
D.
Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
Đáp án : A
Dựa vào mâu thuẫn giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ để phân tích, nhận xét.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
=> Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn.
Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
-
A.
Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
-
B.
Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
-
C.
Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người.
-
D.
Bảo vệ các di sản thế giới, cứu trợ nhân đạo.
Đáp án : A
Xem lại vai trò của Liên Hợp quốc, phân tích, đánh giá.
Vai trò của Liên hợp quốc:
- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, duy trì hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước…
- Hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?
-
A.
Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
-
B.
Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
-
C.
Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực
-
D.
Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ
Đáp án : A
Dựa vào bối cảnh khu vực châu Á nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá.
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.
Đáp án A: Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á không phải nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” của Nhẩ Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
-
A.
Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh
-
B.
Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản
-
C.
Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933
-
D.
Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm tình hình khu vực Nghệ- Tĩnh
Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:
- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để
- Nghệ- Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.
Đáp án C: không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào 1930 – 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở điểm nào?
-
A.
Diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
-
B.
Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
-
C.
Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
-
D.
Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Đáp án : D
Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện ở chỗ đã nhằm đúng vào hai kẻ thù của cách mạng là đế quốc và phong kiến, không ảo tưởng vào kẻ thù, đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa cải lương. Phong trào đã giương hai khẩu hiệu chiến lược là độc lập dân tộc- người cày có ruộng, đồng thời kết hợp với các yêu cầu trước mắt.
Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 là vì
-
A.
Là cuộc diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng Tám.
-
B.
Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng.
-
C.
Hình thành liên minh công - nông.
-
D.
Thành lập chính quyền Xô Viết.
Đáp án : D
Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh do:
- Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang: Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
- Chính quyền địch tan rã ở nhiều thôn xã, chính quyền Xô viết được thành lập: Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (2-1930) của Đảng là
-
A.
chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân
-
B.
chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
-
C.
mang tính chất hữu khuynh, giáo điều
-
D.
nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
Đáp án : D
Xem lại những hạn chế của Luận cương chính trị, đánh giá, nhận xét.
- Cương lĩnh chính trị (2-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Chống đế quốc và chống phong kiến.
- Luận cương chính trị (10-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược là: Chống phong kiến và chống đế quốc cũng có nghĩa là nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất hơn là nhiệm vụ dân tộc.
Điểm khác biệt về nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Luận cương chính trị (10-1930) so với Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) là
-
A.
Cách mạng Đông Dương phải trải qua 2 giai đoạn
-
B.
Bao gồm hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc
-
C.
Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc
-
D.
Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
Đáp án : B
Luận cương xác định cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh xác định cuộc cách mạng Việt Nam sẽ phải tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
=> Như vậy nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng tư sản dân quyền mà Cương lĩnh xác định bao gồm cả hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc. Trong khi Luận cương không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.
Nguyên nhân nào sau đây đóng vai trò quyết định nhất dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931?
-
A.
Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
-
C.
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
-
D.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Đáp án : B
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?
-
A.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
-
B.
Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
-
C.
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
-
D.
Chính quyền Xô viết được thành lập
Đáp án : C
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930, có khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền” …. Cuộc biểu tình này có sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo công nhân. Lần đầu tiên công nhân và nông dân kết hợp đấu tranh có vũ trang, đoàn kết vì mục tiêu đấu tranh chung => Liên minh công – nông được hình thành.
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh là
-
A.
Đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
-
B.
Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
-
C.
Để lại nhiều bài học sáng tạo cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-
D.
Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.
Đáp án : B
Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931, đánh giá.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930, phong trào 1930 - 1931 là phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
Sự phát triển của phong trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã chứng tỏ và khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đó cũng chính là ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào 1930 – 1931.
Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
-
A.
Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
-
B.
Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
-
C.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
-
D.
Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
Đáp án : D
Xem lại diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai, liên hệ, đánh giá bối cảnh lịch sử Việt Nam năm 1940.
Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).
Sau đó ở Đông Dương, Đô đốc Đờ cu đã được cử làm Toàn quyền thay cho G. Catơru. Chính quyền mới này đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm vơ vét sức người sức của, ở Đông Dương để đốc vào cuộc chiến tranh. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống nhân dân và phong trào cách mạng.
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là
-
A.
Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc
-
B.
Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
-
C.
Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
-
D.
Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh
Đáp án : A
Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp- Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. Sau đó nội dung của Hội nghị tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 cũng đã để cập đến nhiệm vụ này.
Cách mạng tháng Tám đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì về chỉ đạo chiến lược cách mạng?
-
A.
Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
-
B.
Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
-
C.
Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng.
-
D.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, thay đổi chủ trương phù hợp với tình hình.
Đáp án : D
Phân tích bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, đánh giá, nhận xét
Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 bao gồm:
– Về chỉ đạo chiến lược: Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp; giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (đáp án D)
– Về xây dựng lực lượng: Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng (đáp án A)
– Về phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng (đáp án B)
– Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công (đáp án C).
=> Đáp án D: là bài học về chỉ đạo chiến lược cách mạng.
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
-
A.
Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
-
B.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
-
C.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
-
D.
Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Đáp án : C
Dựa vào hoàn cảnh các cuộc cải cách để so sánh, nhận xét.
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác
- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng
=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách
Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
-
A.
Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
-
B.
Anh rời khỏi EU
-
C.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
-
D.
Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Đáp án : B
Liên hệ thực tế để trả lời
Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này.
Anh rời EU cũng dẫn đến hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a, …. Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.
Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?
-
A.
Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
-
B.
Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.
-
C.
Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.
-
D.
Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.
Đáp án : A
Đánh giá bối cảnh, nội dung của kế hoạch Nava, nhận xét
Điểm yếu, điểm hạn chế của kế hoạch quân sự Nava là: Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
- Thứ nhất, kế hoạch Nava được Pháp - Mĩ đưa ra trong bối cảnh thất bại của hàng loạt các kế hoạch trước đó: “đánh nhanh thắng nhanh”, Rơve, Đờ Lát đờ Tátxinhi, => ra đời trong thế thua, thế bị động.
- Thứ hai, từ nội dung cơ bản của kế hoạch Nava có thể thấy, Pháp muốn giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ; cũng muốn tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương,… sau đó chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược,… => Ngay từ đầu, kế hoạch Nava đã cho thấy mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của chính phủ sau cách mạng tháng Tám (1945) đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là
-
A.
Xây dựng xã hội học tập
-
B.
Đào tạo cán bộ
-
C.
Nâng cao trình độ văn hóa
-
D.
Xóa nạn mù chữ
Đáp án : A
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, hơn 90% dân số Việt Nam không biết chữ. Để giải quyết vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ, xây dựng một xã hội học tập. Vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm”. Đây là bài học kinh nghiệm cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì
-
A.
Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam
-
B.
Vấn đề chất độc màu da cam
-
C.
Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam
-
D.
Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc
Đáp án : A
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
-
A.
Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
-
B.
Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
-
C.
Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
-
D.
Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
Đáp án : B
Đánh giá ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc bầu cử Quốc hội, liên hệ
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
Loại vũ khí nào là biểu tượng cho tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu cuối năm 1946 - đầu năm 1947?
-
A.
Xe tăng
-
B.
Bộc phá
-
C.
Bom ba càng
-
D.
Lựu đạn
Đáp án : C
Liên hệ thực tế để trả lời
Loại vũ khí là biểu tượng cho tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu cuối năm 1946- đầu năm 1947 là bom ba càng. Bom ba càng) có dạng hình phễu, miệng phễu đường kính 22 cm, có vành gang gắn ba càng sắt, mỗi càng dài 12 cm; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn; bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2 m. Điểm khác biệt của bom ba càng với các loại vũ khí khác là phải dùng sức người tạo thành lực nổ để tiêu diệt mục tiêu. Do sức công phá lớn của bom nên các chiến sĩ nhận nhiệm vụ đánh đều hi sinh.
Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?
-
A.
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
-
B.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết
-
C.
Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật
-
D.
Có sự liên kết với quốc tế
Đáp án : B
Dựa vào đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 và phong trào cách mạng trước đó để liên hệ trả lời.
Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là nhiệm vụ dân tộc được đặt ra cấp thiết.
Với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939, đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là điểm khác biệt đối với các giai đoạn cách mạng trước đó.
Hơn nữa, tháng 9-1940, Nhật Bản mới vào Việt Nam, từ sau năm 1940 ta có kẻ thù mới là phát xít Nhật.
Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
-
A.
Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương
-
B.
Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam
-
C.
Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam
-
D.
Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam
Đáp án : D
Dựa vào mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu và kế hoạch Nava để phân tích, liên hệ.
Mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu là:
- Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
- Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để khống chế Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam, từ năm 1948 Mĩ đã bắt đầu dính líu trực tiếp, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự. Đến năm 1954, viện trợ của Mĩ vào khoảng 555 tỉ phrăng- chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
-
A.
Thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền lợi nhất trong các vấn đề quốc tế.
-
B.
Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ nhất là trong các vấn đề gây chiến tại các khu vực trên thế giới.
-
C.
Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới, mở rộng mối quan hệ hợp tác.
-
D.
Hòa bình và trung lập tích cực.
Đáp án : C
Liên hệ thực tiễn tình hình các nước Tây Âu hiện nay.
Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nước đồng minh Tây Âu đến nay vẫn còn. Với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, các nước Tây Âu đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ. Bên cạnh đó, còn tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới. Việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước ngoài khu vực cũng được các nước chú trọng.