Đề thi thử THPTQG - Đề số 9
Đề bài
Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến trước thế lực xâm lăng?
-
A.
Hác- măng
-
B.
Pa-tơ-nốt
-
C.
Nhâm Tuất
-
D.
Giáp Tuất
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?
-
A.
Phát triển nhanh, là trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
-
B.
Phát triển xen lẫn khủng hoảng
-
C.
Phát triển chậm
-
D.
Khủng hoảng trầm trọng
Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
-
A.
Báo Thanh niên
-
B.
Báo Đỏ
-
C.
Báo Búa liềm
-
D.
Báo Giải phóng
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
-
A.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
-
B.
Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
-
C.
Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
-
D.
Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
A.
chế độ phong kiến.
-
B.
chế độ nô lệ.
-
C.
chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
-
D.
chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?
-
A.
Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin
-
B.
Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
-
C.
Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
-
D.
Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-
B.
Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
-
C.
Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
-
D.
Sự xóa bỏ hoàn toàn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
-
A.
Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
-
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
-
C.
Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
-
D.
Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
-
A.
Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa
-
B.
Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
-
C.
Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
-
D.
Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận
Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?
-
A.
Xung đột về sắc tộc và tôn giáo.
-
B.
Thiếu nhân công lao động.
-
C.
Nạn đói liên miên nợ nần chồng chất dịch bệnh.
-
D.
Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
-
A.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
-
B.
Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
-
C.
Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
-
D.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?
-
A.
Trung Hoa Dân Quốc, Pháp
-
B.
Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc
-
C.
Anh, Pháp
-
D.
Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
-
A.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
-
B.
Chiến dịch Biên giới thu- đông
-
C.
Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
-
D.
Chiến dịch Tây Bắc thu- đông
Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
-
A.
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
-
B.
Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
-
C.
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
-
D.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là
-
A.
Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
-
B.
Hệ thống nội bộ chia rẽ.
-
C.
Chưa giải quyết các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
-
D.
Chưa đưa ra được quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
-
A.
Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
-
B.
Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
-
C.
Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
-
D.
Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?
-
A.
Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
-
B.
Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
-
C.
Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
-
D.
Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là
-
A.
Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc.
-
B.
Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
-
C.
Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến.
-
D.
Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là
-
A.
Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc
-
B.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị
-
C.
Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc.
-
D.
Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến
So với Liên Xô, Trung Quốc không từ bỏ nguyên tắc nào trong quá trình cải cách mở cửa từ năm 1978?
-
A.
Kiên trì cải cách kinh tế - chính trị
-
B.
Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
-
C.
Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
-
D.
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949.
-
B.
Sự ra đời của khối quân sự Nato.
-
C.
Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên.
-
D.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)
-
A.
Hoàn cảnh lịch sử, yêu cầu cải cách
-
B.
Trọng tâm cải cách
-
C.
Vai trò của Đảng cộng sản
-
D.
Kết quả cải cách
Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
-
A.
Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân
-
B.
Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực
-
C.
Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế.
-
D.
Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?
-
A.
Tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
-
B.
Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.
-
C.
Phát hành và sử dụng đồng EURO.
-
D.
Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên.
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là
-
A.
Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao
-
B.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
C.
Quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ
-
D.
Thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
-
A.
Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
-
B.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Âu.
-
C.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Á.
-
D.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
-
A.
đoàn kết với cách mạng thế giới.
-
B.
tự do và dân chủ.
-
C.
ruộng đất cho dân cày.
-
D.
độc lập và tự do.
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?
-
A.
Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
-
B.
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
-
C.
Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.
-
D.
Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là
-
A.
xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
-
B.
thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
-
C.
bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
-
D.
thông qua báo cáo chính trị.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
-
A.
Sự thay đổi của tình hình thế giới
-
B.
Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
-
C.
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
-
D.
Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
-
A.
Nhiệm vụ - mục tiêu
-
B.
Tính chất và hình thức hoạt động
-
C.
Động lực cách mạng
-
D.
Mối quan hệ quốc tế
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
-
A.
Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
-
B.
Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
-
C.
Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
-
D.
Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là
-
A.
Mục tiêu
-
B.
Người đề xướng
-
C.
Cách thức, phương pháp tiến hành
-
D.
Kết quả
Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
-
A.
Quân sự kết hợp kinh tế.
-
B.
Quân sự kết hợp chính trị.
-
C.
Chính trị kết hợp kinh tế.
-
D.
Kinh tế kết hợp ngoại giao.
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
-
A.
Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
-
B.
Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.
-
C.
Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
-
D.
Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào?
-
A.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng.
-
B.
Thư chúc tết năm 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
C.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
-
D.
Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình
-
D.
Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm”
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
-
A.
Trận Khe Sanh
-
B.
Trận thành cổ Quảng Trị
-
C.
Trận đường 9- Nam Lào
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân
Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
-
B.
Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
-
C.
Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
-
D.
Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Từ thành công của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Đảng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào vào quá trình đổi mới và phát triển đất nước?
-
A.
Lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm
-
B.
Lấy đổi mới về thương mại làm trọng tâm
-
C.
Trọng tâm là đổi mới về chính trị
-
D.
Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm
Lời giải và đáp án
Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến trước thế lực xâm lăng?
-
A.
Hác- măng
-
B.
Pa-tơ-nốt
-
C.
Nhâm Tuất
-
D.
Giáp Tuất
Đáp án : B
Dựa vào nội dung các hiệp ước để trả lời
Hiệp ước Pat-tơ-nốt (1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?
-
A.
Phát triển nhanh, là trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
-
B.
Phát triển xen lẫn khủng hoảng
-
C.
Phát triển chậm
-
D.
Khủng hoảng trầm trọng
Đáp án : A
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Biểu hiện: sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản cộng lại (1949); có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển; chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
-
A.
Báo Thanh niên
-
B.
Báo Đỏ
-
C.
Báo Búa liềm
-
D.
Báo Giải phóng
Đáp án : C
Ngày 17 – 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
-
A.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
-
B.
Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
-
C.
Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
-
D.
Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Đáp án : B
Để khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60-70 trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại). Với nội dung: Các nước đều tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
A.
chế độ phong kiến.
-
B.
chế độ nô lệ.
-
C.
chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
-
D.
chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Đáp án : D
Đối tượng đấu tranh chủ yếu các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ, chủ yếu là Anh, Pháp.
Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?
-
A.
Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin
-
B.
Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
-
C.
Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
-
D.
Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc
Đáp án : D
Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc.
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
-
A.
Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-
B.
Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
-
C.
Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
-
D.
Sự xóa bỏ hoàn toàn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Đáp án : D
Xem lại cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi, suy luận.
Từ năm 1993, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiếp pháp này đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, một sự kiện nữa tiếp tục khẳng đinh điều này đó là sự kiện 4/1994, trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở châu Phi, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
-
A.
Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
-
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
-
C.
Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
-
D.
Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Đáp án : C
Dựa vào tình hình miền Nam trong những năm 1957-1959 để suy luận trả lời.
Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
-
A.
Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa
-
B.
Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
-
C.
Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
-
D.
Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận
Đáp án : C
Xem lại cuộc đấu tranh của Nam Phi, suy luận.
Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi.
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc.
Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?
-
A.
Xung đột về sắc tộc và tôn giáo.
-
B.
Thiếu nhân công lao động.
-
C.
Nạn đói liên miên nợ nần chồng chất dịch bệnh.
-
D.
Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới.
Đáp án : B
Xem lại tình hình châu Phi sau khi giành độc lập, loại trừ.
Khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc bao gồm:
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đảo chính và nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ.
- Bùng nổ dân số.
- Đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
-
A.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
-
B.
Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
-
C.
Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
-
D.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
Đáp án : B
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?
-
A.
Trung Hoa Dân Quốc, Pháp
-
B.
Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc
-
C.
Anh, Pháp
-
D.
Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ
Đáp án : B
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc bên cạnh quân đội Nhật Bản đã đóng quân ở đây từ trước, còn có sự hiện diện của quân Trung Hoa Dân Quốc
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
-
A.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
-
B.
Chiến dịch Biên giới thu- đông
-
C.
Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
-
D.
Chiến dịch Tây Bắc thu- đông
Đáp án : C
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). Vì đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội chủ lực Việt Nam phản chống lại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp.
Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
-
A.
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
-
B.
Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
-
C.
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
-
D.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đáp án : B
- Các đáp án A, C, D: đều là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
- Đáp án B: là mục tiêu hoạt động của EU.
Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là
-
A.
Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
-
B.
Hệ thống nội bộ chia rẽ.
-
C.
Chưa giải quyết các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
-
D.
Chưa đưa ra được quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.
Đáp án : D
Xem lại hoạt động của Liên Hợp quốc, nhận xét, đánh giá.
Liên hợp quốc là tổ chức có nhiều đóng góp trong việc duy trì an ninh và hòa binh thế giới. Tuy nhiên, tổ chức này cũng có những hạn chế nhất định trong đó có việc chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông. Đặc biệt là trong sự việc Ixraen tấn công Li Băng.
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
-
A.
Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
-
B.
Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
-
C.
Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
-
D.
Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
Đáp án : A
Dựa vào mâu thuẫn giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ để phân tích, nhận xét.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
=> Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn.
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?
-
A.
Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
-
B.
Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
-
C.
Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
-
D.
Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án : B
Xem lại kết quả, ý nghĩa của cuộc nội chiến, đánh giá, nhận xét.
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Bởi cuộc cách mạng này đã giải quyết được những vấn đề:
- Vấn đề dân tộc: giải phóng đất nước, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc,…
- Vấn đề dân chủ: đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết những vấn đề dân chủ cho nhân dân.
- Cách mạng Trung Quốc còn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là
-
A.
Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc.
-
B.
Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
-
C.
Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến.
-
D.
Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Đáp án : A
Xem lại ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1936 - 1939 thắng lợi. Dẫn đến sự ra đời nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đã chấm dứt ách nô dịch và thống trị của đế quốc; xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư của chế độ phong kiến; mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ giải phóng lục địa, chưa nắm được quyền kiểm soát với đảo Đài Loan. Đến năm 1997 và 1999, Trung Quốc mới thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao.
Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là
-
A.
Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc
-
B.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị
-
C.
Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc.
-
D.
Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến
Đáp án : C
Thực chất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc cũng là một cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN với đại diện là Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản.
- Nếu Đảng Cộng sản thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
- Nếu Quốc Dân đảng thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa có sự chi phối của Mĩ.
So với Liên Xô, Trung Quốc không từ bỏ nguyên tắc nào trong quá trình cải cách mở cửa từ năm 1978?
-
A.
Kiên trì cải cách kinh tế - chính trị
-
B.
Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
-
C.
Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
-
D.
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
Đáp án : B
So sánh đường lối cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) và cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978).
Nếu như Liên Xô thực hiện đa nguyên chính, đi chệch khỏi con đường Xã hội chủ nghĩa >< Trung Quốc vẫn kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản: con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Đây chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi to lớn của công cuộc cải cách – mở của ở Trung Quốc và sự đối lập này cũng là nguyên nhân chính đưa đến sự thất bại ở cuộc cải tổ năm 1985 sau đó là sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949.
-
B.
Sự ra đời của khối quân sự Nato.
-
C.
Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên.
-
D.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Đáp án : A
Xem lại ý nghĩa của việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, suy luận trả lời
Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nếu bên nào mạnh hơn thì trật tự đó sẽ xói mòn. Ngày 1-10-1949, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Trung Quốc thành công cũng làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội và làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)
-
A.
Hoàn cảnh lịch sử, yêu cầu cải cách
-
B.
Trọng tâm cải cách
-
C.
Vai trò của Đảng cộng sản
-
D.
Kết quả cải cách
Đáp án : A
So sánh hoàn cảnh dẫn đến hai cuộc cải cách.
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này.
- Đối với Liên Xô: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới nhưng Liên Xô lại chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới => Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng về nhiều mặt => Tháng 3/1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải tổ đất nước.
- Đối với Trung Quốc: từ năm 1959 – 1978, Trung Quốc ở trong tình trạng không ổn định về nhiều mặt do hậu quả của cuộc “Đại nhảy vọt” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” =>Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước.
Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
-
A.
Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân
-
B.
Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực
-
C.
Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế.
-
D.
Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
Đáp án : B
Dựa vào bối cảnh lịch sử thành lập của EU và ASEAN để so sánh
Những mâu thuẫn trong lòng châu Âu vốn tồn tại từ trước (vấn đề Pháp- Đức) và ý tưởng về một châu Âu hòa bình đã thúc đẩy các nước Tây Âu liên kết với nhau. Còn ASEAN được thành lập nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á- tức là họ không thừa nhận và giải quyết khác biệt đó để cùng phát triển. Đây chính là điểm khác biệt giữa sự ra đời của EU và ASEAN.
Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?
-
A.
Tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
-
B.
Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.
-
C.
Phát hành và sử dụng đồng EURO.
-
D.
Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên.
Đáp án : A
Xem lại mục tiêu thành lập và hoạt động của EU, đánh giá, nhận xét.
Xuất phát từ mục tiêu thành lập EU, sự ra đời của EU không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Chính vì thế, EU được thành lập mang ý nghĩa bao quát và tích cực nhất là: tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là
-
A.
Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao
-
B.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
C.
Quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ
-
D.
Thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đáp án : B
Xem lại chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 để so sánh
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:
- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, … tham gia NATO.
- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
-
A.
Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
-
B.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Âu.
-
C.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Á.
-
D.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Đáp án : D
Xem lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì, nhận xét, đánh giá.
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
=> Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
-
A.
đoàn kết với cách mạng thế giới.
-
B.
tự do và dân chủ.
-
C.
ruộng đất cho dân cày.
-
D.
độc lập và tự do.
Đáp án : D
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị là độc lập và tự do.
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?
-
A.
Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
-
B.
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
-
C.
Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.
-
D.
Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
Đáp án : B
Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9 - 1960), suy luận
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là
-
A.
xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
-
B.
thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
-
C.
bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
-
D.
thông qua báo cáo chính trị.
Đáp án : A
So sánh nội dung Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Đáp án B, C, D loại vì đây là điểm chung của hai Đại hội.
- Đáp án A là điểm khác vì: sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với miền Bắc là cần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương còn miền Nam cần tiến hành chống Mĩ để giải phóng hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước => ở Đại hội III năm 1960, Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điều này là điểm khác biệt so với Đại hội II năm 1951.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
-
A.
Sự thay đổi của tình hình thế giới
-
B.
Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
-
C.
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
-
D.
Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đáp án : C
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
-
A.
Nhiệm vụ - mục tiêu
-
B.
Tính chất và hình thức hoạt động
-
C.
Động lực cách mạng
-
D.
Mối quan hệ quốc tế
Đáp án : B
So sánh đặc điểm của hai đảng, và bối cảnh lịch sử giữa hai thời kì
Điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930 - 1945 là về tính chất và hình thức hoạt động.
- Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành đảng cầm quyền, hoạt động công khai, hợp pháp.
- Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ là đảng lãnh đạo và phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
-
A.
Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
-
B.
Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
-
C.
Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
-
D.
Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
Đáp án : B
Phân tích diễn biến của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để so sánh, nhận xét.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm khác nhau là: Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Trong đó:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 ta đấu tranh quân sự sau đó kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp bằng 1 giải pháp ngoại giao là việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
- Còn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975, ta có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao từ sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc bằng cuộc tiến công quân sự.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là
-
A.
Mục tiêu
-
B.
Người đề xướng
-
C.
Cách thức, phương pháp tiến hành
-
D.
Kết quả
Đáp án : A
Dựa vào những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX để so sánh, nhận xét.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là mục tiêu
- Cuối thế kỉ XIX, những đề nghị cải cách duy tân được đưa ra nhằm cải thiện tình hình đất nước để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến
- Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy Tân được ví như một cuộc cách mạng thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và hướng tới giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội.
Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
-
A.
Quân sự kết hợp kinh tế.
-
B.
Quân sự kết hợp chính trị.
-
C.
Chính trị kết hợp kinh tế.
-
D.
Kinh tế kết hợp ngoại giao.
Đáp án : B
Trong quá trình xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884), thực dân Pháp đã:
- Dùng thủ đoạn tấn công quân sự: Tấn công Đà Nẵng (1858) - > Gia Định (1859) -> Đông Nam Kì -> Tây Nam Kì -> Bắc Kì lần 1 (1873) -> Bắc Kì lần 2 (1882) -> Cửa biển Thuận An (1883).
- Kết hợp với thủ đoạn chính trị: buộc triều Nguyễn kí với Pháp các hiệp ước đầu hàng, chinh phục từng bước Việt Nam: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) -> Giáp Tuất (1874) -> Hácmăng (1883) -> Patơnốt (1884)
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
-
A.
Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
-
B.
Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.
-
C.
Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
-
D.
Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Đáp án : B
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào?
-
A.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng.
-
B.
Thư chúc tết năm 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
C.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
-
D.
Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án : D
Liên hệ với những hiểu biết về văn học và tình hình cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta giai đoạn 1969 - 1973 để trả lời.
Đoạn trên được trích trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình
-
D.
Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau
Đáp án : B
Liên hệ chính sách ngoại giao của Mĩ với Trung Quốc để trả lời.
Tháng 12-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước. Đây thực chất là một thủ đoạn ngoại giao mà Mĩ sử dụng nhằm khai thác mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm hạn chế sự viện trợ của các nước này cho Việt Nam. Chính sách này thực hiện nhằm gây khó khăn và cô lập cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm”
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
-
A.
Trận Khe Sanh
-
B.
Trận thành cổ Quảng Trị
-
C.
Trận đường 9- Nam Lào
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân
Đáp án : B
Liên hệ thực tế để trả lời
Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945
Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?
-
A.
Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
-
B.
Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
-
C.
Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
-
D.
Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Đáp án : B
Dựa vào đặc điểm của hai trật tự thế giới để so sánh, liên hệ
Hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:
- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).
Từ thành công của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Đảng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào vào quá trình đổi mới và phát triển đất nước?
-
A.
Lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm
-
B.
Lấy đổi mới về thương mại làm trọng tâm
-
C.
Trọng tâm là đổi mới về chính trị
-
D.
Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm
Đáp án : A
Xem lại công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 chủ trương: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
=> Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là quốc gia trong thập kỉ 80 có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.
Việt Nam có thể học tập được bài học lấy phát triển kinh tế làm trung tâm vì kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế, là yếu tố quan trọng để xây dựng thực lực quốc gia.