Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

  • A.

     

  • B.

    Nhật Bản

     

  • C.

    Trung Quốc

     

  • D.

    Liên Xô

Câu 2 :

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

  • A.

    Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

     

  • B.

    Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

     

  • C.

    Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

     

  • D.

    Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Câu 3 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích

  • A.

    khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh

  • B.

    củng cố quốc phòng an ninh

  • C.

    xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

  • D.

    công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 4 :

Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

  • A.

    Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

     

  • B.

    Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

     

  • C.

    Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

     

  • D.

    Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

Câu 5 :

Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

  • A.

    Liên Xô, Mĩ, Anh

     

  • B.

    Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

     

  • C.

    Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

     

  • D.

    Anh, Đức, Nhật Bản.

Câu 6 :

Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

  • A.

    Đại hội đồng

  • B.

    Hội đồng bảo an

  • C.

    Tòa án Quốc tế

  • D.

    Hội đồng Quản thác

Câu 7 :

Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

  • A.

    Sai lầm trong quá trình cải tổ

  • B.

    Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

  • C.

    Sự chống phá của các thế lực thù địch

  • D.

    Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Câu 8 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Câu 9 :

Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á

  • A.

    Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

  • B.

    Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

  • C.

    Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả

  • D.

    Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động

Câu 10 :

Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

  • A.

    Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển

     

  • B.

    Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây

     

  • C.

    Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga

     

  • D.

    Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

  • A.

     

  • B.

    Nhật Bản

     

  • C.

    Trung Quốc

     

  • D.

    Liên Xô

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

- Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Câu 2 :

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

  • A.

    Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

     

  • B.

    Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

     

  • C.

    Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

     

  • D.

    Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Câu 3 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích

  • A.

    khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh

  • B.

    củng cố quốc phòng an ninh

  • C.

    xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

  • D.

    công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Câu 4 :

Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

  • A.

    Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

     

  • B.

    Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

     

  • C.

    Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

     

  • D.

    Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi => Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.

Câu 5 :

Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

  • A.

    Liên Xô, Mĩ, Anh

     

  • B.

    Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

     

  • C.

    Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

     

  • D.

    Anh, Đức, Nhật Bản.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Câu 6 :

Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

  • A.

    Đại hội đồng

  • B.

    Hội đồng bảo an

  • C.

    Tòa án Quốc tế

  • D.

    Hội đồng Quản thác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hội đồng Bảo an: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Câu 7 :

Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

  • A.

    Sai lầm trong quá trình cải tổ

  • B.

    Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

  • C.

    Sự chống phá của các thế lực thù địch

  • D.

    Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….

Câu 8 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

So sánh hội nghị Ianta và hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn để nhận xét

Lời giải chi tiết :

- Hội nghị Ianta năm 1945 có sự tham gia của 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh. Đây đều là các nước đóng vai trò chủ chốt trong phe Đồng minh chống phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

-  Hội nghị Véc- xai (1919-1920) được tổ chức sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tham dự hội nghị có 27 nước tham dự, 5 nước chủ trì hội nghị là Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật Bản và quyền quyết định nằm trong tay 3 nước Anh, Pháp, Mĩ

- Hội nghị Oasinh tơn (1921-1922) có sự tham gia của 9 nước, trong đó 4 nước lãnh đạo là Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản, quyền quyết định chính thuộc về Mĩ

=> Số lượng các nước tham gia hội nghị Ianta so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn ít hơn và các nước lớn hầu như tự quyết định tất cả các vấn đề mà không cần đến sự có mặt của các nước có liên quan. Điều này phản ánh sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước, khoảng cách giữa các nước ngày càng lớn và 3 nước đóng vai trò chi phối thế giới là Liên Xô, Mĩ, Anh

Câu 9 :

Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á

  • A.

    Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

  • B.

    Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

  • C.

    Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả

  • D.

    Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh nước Nga chuyển đổi chính sách đối ngoại để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ chính phủ Nga quyết định chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á là do:

- Chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiểu quả: Trong những năm 1992- 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương,ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi.

- Do châu Á là một thị trường truyền thống của Liên Xô cũ, thị trường rộng lớn, đông dân, nhu cầu lớn => đây là khu vực đầy tiềm năng để Nga có thể mở rộng ảnh hưởng

- Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa trên thế giới

Đáp án D: phần lớn lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á phần lớn là rừng, khí hậu lạnh khô, kinh tế không phát triển mạnh như phần lãnh thổ ở châu Âu

Câu 10 :

Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

  • A.

    Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển

     

  • B.

    Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây

     

  • C.

    Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga

     

  • D.

    Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ với kiến thức thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3, vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa đông khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo.