Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5
Đề bài
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
-
A.
Bê tông.
-
B.
Pôlime.
-
C.
Sắt, thép.
-
D.
Hợp Kim
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình quan hệ quốc tế đã có chuyển biến gì?
-
A.
Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
-
B.
Tiếp tục đối đầu căng thẳng
-
C.
Xu hướng hòa hoãn xuất hiện
-
D.
Thiết lập quan hệ đồng minh
Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược?
-
A.
Do nhu cầu liên kết của các quốc gia
-
B.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
-
C.
Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
-
D.
Do tác động của các vấn đề toàn cầu
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
-
A.
Chủ nghĩa khủng bố
-
B.
Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
-
C.
Di chứng của Chiến tranh lạnh
-
D.
Sự can thiệp của các nước lớn
Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
-
A.
Ngăn đe thực tế
-
B.
Cam kết và mở rộng
-
C.
Phản ứng linh hoạt
-
D.
Trả đũa ồ ạt
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
-
A.
Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
-
B.
Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
-
C.
Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
-
D.
Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?
-
A.
Sự tranh chấp giữa các đảng phái.
-
B.
Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.
-
C.
Phong trào li khai ở Trécxnia.
-
D.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
-
A.
7- 1976
-
B.
7- 1977
-
C.
9-1977
-
D.
7-1979
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?
-
A.
Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.
-
B.
Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
-
C.
Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.
-
D.
Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
-
A.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công
-
B.
Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan
-
C.
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công
-
D.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
-
A.
Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập
-
B.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi
-
C.
Cuộc đấu tranh của Angiêri
-
D.
“Năm châu Phi”
Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?
-
A.
Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.
-
B.
Mĩ vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
-
C.
Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
-
D.
Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ.
Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?
-
A.
Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên
-
B.
Đồng tiền chung châu Âu được phát hành
-
C.
Liên minh châu Âu (EU) ra đời
-
D.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành
Tại sao chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản lại thấp (không vượt quá 1% GDP)?
-
A.
Do Nhật Bản không được phát triển lực lượng quân đội thường trực
-
B.
Do Nhật Bản đã cam kết từ bỏ chiến tranh
-
C.
Do Nhật Bản nhận được sự bảo hộ hạt nhân từ Mĩ
-
D.
Do tình hình khu vực Đông Bắc Á ổn định
Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
-
B.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
-
C.
Cách mạng dân tộc dân chủ
-
D.
Cách mạng tư sản
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
-
A.
Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
-
B.
Hòa bình, hợp tác và phát triển.
-
C.
Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
-
D.
Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
-
A.
Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
-
B.
Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
-
C.
Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
-
D.
Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
-
A.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
-
B.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
-
C.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mianma
-
D.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
-
A.
Áchentina
-
B.
Chilê
-
C.
Nicaragoa
-
D.
Cuba
Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
-
A.
Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
-
B.
Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
-
C.
Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
-
D.
Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
-
A.
Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
-
B.
Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình
-
C.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia
-
D.
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?
-
A.
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
-
B.
Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới
-
C.
Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc Đông Dương
-
D.
Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
-
A.
Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
-
B.
Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
-
C.
Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
-
D.
Đấu tranh từ thấp đến cao
Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam tạo ra nguồn động lực lớn cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
-
B.
Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)
-
C.
Hiệp định Pari (1973)
-
D.
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975)
Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
-
B.
Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
-
C.
Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
-
D.
Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh không đặt ra thách thức nào sau đây đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?
-
A.
Sự tụt hậu nếu không nắm bắt được thời cơ
-
B.
Giải quyết hài hòa quan hệ với các nước lớn
-
C.
Sự cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn
-
D.
Nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế
Đâu không phải lý do để khẳng định phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
-
A.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
-
B.
Dẫn tới sự ra đời của các quốc gia độc lập, tham gia tích cực vào hoạt động của thế giới
-
C.
Dẫn tới sự ra đời của 2 hệ thống xã hội đối lập nhau
-
D.
Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự 2 cực Ianta
Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
-
C.
Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
-
D.
Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình
-
D.
Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau
Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là
-
A.
Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất trực tiếp
-
B.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
-
C.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
-
D.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
Lời giải và đáp án
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
-
A.
Bê tông.
-
B.
Pôlime.
-
C.
Sắt, thép.
-
D.
Hợp Kim
Đáp án : B
Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình quan hệ quốc tế đã có chuyển biến gì?
-
A.
Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
-
B.
Tiếp tục đối đầu căng thẳng
-
C.
Xu hướng hòa hoãn xuất hiện
-
D.
Thiết lập quan hệ đồng minh
Đáp án : C
Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ.
Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược?
-
A.
Do nhu cầu liên kết của các quốc gia
-
B.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
-
C.
Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
-
D.
Do tác động của các vấn đề toàn cầu
Đáp án : B
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu liên kết giữa các quốc gia, khu vực càng được mở rộng.
=> Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
-
A.
Chủ nghĩa khủng bố
-
B.
Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
-
C.
Di chứng của Chiến tranh lạnh
-
D.
Sự can thiệp của các nước lớn
Đáp án : B
Tuy hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố.
Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
-
A.
Ngăn đe thực tế
-
B.
Cam kết và mở rộng
-
C.
Phản ứng linh hoạt
-
D.
Trả đũa ồ ạt
Đáp án : B
Ở thập kỉ 90, Mĩ đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là:
1- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ
3- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
-
A.
Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
-
B.
Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
-
C.
Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
-
D.
Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Đáp án : C
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:
1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)
Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?
-
A.
Sự tranh chấp giữa các đảng phái.
-
B.
Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.
-
C.
Phong trào li khai ở Trécxnia.
-
D.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.
Đáp án : D
Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
-
A.
7- 1976
-
B.
7- 1977
-
C.
9-1977
-
D.
7-1979
Đáp án : C
Từ tháng 9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?
-
A.
Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.
-
B.
Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
-
C.
Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.
-
D.
Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
Đáp án : B
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
-
A.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công
-
B.
Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan
-
C.
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công
-
D.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
Đáp án : C
Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
-
A.
Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập
-
B.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi
-
C.
Cuộc đấu tranh của Angiêri
-
D.
“Năm châu Phi”
Đáp án : A
Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953)
Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?
-
A.
Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.
-
B.
Mĩ vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
-
C.
Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
-
D.
Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ.
Đáp án : C
Xem lại tình hình lịch sử thế giới cuối thế kỉ XX, suy luận
Với sức mạnh kinh tế- khoa học kĩ thuật vượt trội, đặc biệt trong bối cảnh Liên Xô tan rã- đối trọng của Mĩ trong trật tự 2 cực Ianta không còn đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Do đó giới cầm quyền Mĩ muốn nhanh chóng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. => Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là điều kiện khách quan thuận lợi để Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?
-
A.
Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên
-
B.
Đồng tiền chung châu Âu được phát hành
-
C.
Liên minh châu Âu (EU) ra đời
-
D.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành
Đáp án : A
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên- cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu.
Tại sao chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản lại thấp (không vượt quá 1% GDP)?
-
A.
Do Nhật Bản không được phát triển lực lượng quân đội thường trực
-
B.
Do Nhật Bản đã cam kết từ bỏ chiến tranh
-
C.
Do Nhật Bản nhận được sự bảo hộ hạt nhân từ Mĩ
-
D.
Do tình hình khu vực Đông Bắc Á ổn định
Đáp án : C
Ngày 8-9-1951, Nhật Bản đã kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước này ban đầu có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn. => Nhật Bản không phải đầu tư quá nhiều cho ngân sách quốc phòng, có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế.
Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
-
B.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
-
C.
Cách mạng dân tộc dân chủ
-
D.
Cách mạng tư sản
Đáp án : C
Nội chiến 1946 – 1949 chấm dứt với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc được hoàn thành.
=> Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) mang tính chất của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nó đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
-
A.
Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
-
B.
Hòa bình, hợp tác và phát triển.
-
C.
Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
-
D.
Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Đáp án : B
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
-
A.
Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
-
B.
Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
-
C.
Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
-
D.
Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Đáp án : D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
-
A.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
-
B.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
-
C.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mianma
-
D.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ
Đáp án : A
Ngày 7-1-1972 Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
-
A.
Áchentina
-
B.
Chilê
-
C.
Nicaragoa
-
D.
Cuba
Đáp án : D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
=> Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
-
A.
Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
-
B.
Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
-
C.
Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
-
D.
Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
Đáp án : C
Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa:
- Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.
- Sự đối lập về chính trị:
+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.
+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
-
A.
Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
-
B.
Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình
-
C.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia
-
D.
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
Đáp án : C
Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?
-
A.
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
-
B.
Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới
-
C.
Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc Đông Dương
-
D.
Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây
Đáp án : D
Dựa vào nội dung hội nghị Ianta để phân tích, đánh giá
“Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây” là quyết định có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vì đây là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
-
A.
Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
-
B.
Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
-
C.
Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
-
D.
Đấu tranh từ thấp đến cao
Đáp án : B
Dựa vào diễn biến cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh để nhận xét, đánh giá
Đặc điểm cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nhiệm vụ- mục tiêu: đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập dân tộc
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại
- Lực lượng tham gia: tất cả các tầng lớp trong xã hội
- Hình thức: phát triển từ thấp đến cao từ giành quyền tự trị (phương án Mao bát tơn) đến giành độc lập hoàn toàn
- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu bất bạo động
Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam tạo ra nguồn động lực lớn cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
-
B.
Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)
-
C.
Hiệp định Pari (1973)
-
D.
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975)
Đáp án : A
Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để phân tích, liên hệ.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. Châu Phi là vùng có nhiều thuộc địa của thực dân Pháp. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã làm suy yếu thực dân Pháp, tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi giành thắng lợi.
Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
-
B.
Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
-
C.
Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
-
D.
Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
Đáp án : D
Dựa vào tình hình châu Âu sau sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để đánh giá, nhận xét.
- Các nước Tây Âu là quê hương của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) các nước này bị đẩy xuống hàng thứ hai và bị lệ thuộc vào Mĩ về nhiều mặt.
- Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Pháp- Đức vẫn luôn là một khối thuốc nổ giữa lòng châu Âu. Hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra đều có liên quan đến mâu thuẫn này
=> Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị, hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực, đồng thời giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử (quan hệ giữa Pháp và Đức), các nước này đã liên kết lại với nhau.
Đáp án D là điều kiện để các nước Tây Âu có thể liên kết lại được với nhau
Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh không đặt ra thách thức nào sau đây đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?
-
A.
Sự tụt hậu nếu không nắm bắt được thời cơ
-
B.
Giải quyết hài hòa quan hệ với các nước lớn
-
C.
Sự cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn
-
D.
Nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế
Đáp án : D
Dựa vào những xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh để phân tích, đánh giá
Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo những xu thế mới đã đặt ra không ít thách thức đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Mở cửa gia nhập thị trường thế giới Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs…
- Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc
=> Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới
Đâu không phải lý do để khẳng định phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
-
A.
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
-
B.
Dẫn tới sự ra đời của các quốc gia độc lập, tham gia tích cực vào hoạt động của thế giới
-
C.
Dẫn tới sự ra đời của 2 hệ thống xã hội đối lập nhau
-
D.
Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự 2 cực Ianta
Đáp án : C
Dựa vào phần tác động của phong trào giải phóng dân tộc để phân tích, đánh giá
Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì:
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách thống trị của CNTD cùng hệ thống thuộc địa của nó tồn tại trong nhiều thế kỉ
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, họ đã tự ghi tên mình lên bản đồ thế giới. Các quốc gia này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, khiến cho quan hệ quốc tế trở nên đa dạng
- Góp phần vào quá trình làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
-
C.
Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
-
D.
Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Đáp án : A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh mới, Việt Nam cần có sự thay đổi và thích ứng kịp thời, nền kinh tế bao cấp chỉ có tác dụng trong thời chiến, còn thời bình nó lại phản tác dụng. Cho đến năm 1986, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Đồng thời, tăng cường học hỏi và áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không nên xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, thực hiện đa nguyên đã đảng mà cần giữ vừng quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
=> Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế nhưng không xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội là bài học Việt Nam cần phải nhìn nhận và khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới
-
B.
Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình
-
D.
Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau
Đáp án : B
Liên hệ chính sách ngoại giao của Mĩ với Trung Quốc để trả lời.
Tháng 12-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước. Đây thực chất là một thủ đoạn ngoại giao mà Mĩ sử dụng nhằm khai thác mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm hạn chế sự viện trợ của các nước này cho Việt Nam. Chính sách này thực hiện nhằm gây khó khăn và cô lập cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là
-
A.
Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất trực tiếp
-
B.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
-
C.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
-
D.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
Đáp án : B
So sánh cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học- công nghệ
Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.