Cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác


Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản xác lập và phát triển ở nhiều nước Tây Âu, điển hình là ở nước Anh, Pháp và Đức. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự ra đời và phát triển giai cấp công nhân thành lực lượng to lớn. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất đại công nghiệp với chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản.

a)Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản xác lập và phát triển ở nhiều nước Tây Âu, điển hình là ở nước Anh, Pháp và Đức. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự ra đời và phát triển giai cấp công nhân thành lực lượng to lớn. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất đại công nghiệp với chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng gay gắt.

Hàng loạt cuộc đấu tranh tự phát, quy mô lớn của công nhân thế giới chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra. Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) những năm 1831- 1834; phong trào Hiến chương của công nhân Anh (1838 - 1848), khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) năm 1844, v.v... Sự thất bại của các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản khách quan đòi hỏi phải có lý luận khoa học dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng những đòi hỏi ấy.

b) Tiền đề tư tưởng lý luận và khoa học

Tiền đề tư tưởng lý luận ra đời chủ nghĩa Mác là những thành tựu lý luận đỉnh cao của nhân loại như triết học cổ điển Đức (Cantơ, Hêghen, Phoiơbắc); kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Ađam Xmít và Đavít Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp (Xanh Ximông, Phu-riê; O-oen).

Tiền đề khoa học tự nhiên là những phát minh khoa học như thuyết tiến hoá của Đác-uyn, học thuyết bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Lômônôxốp, các học thuyết về tế bào, về phương pháp nhận thức...

c) Vai trò nhân tố chủ quan

C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tiền đề tư tưởng lý luận, sáng tạo ra học thuyết của mình. Hai ông là những thiên tài trên nhiều lĩnh vực tự nhiên, chính trị, văn hoá - xã hội...

Về thực tiễn, hai ông là những người am hiểu và hoạt động tích cực

trong phong trào công nhân và quần chúng lao động, thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân trong lịch sử.

Hai ông đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm sáng tỏ quy luật hình thành, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản và vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng đòi hỏi cấp bách của phong trào cách mạng thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác không chỉ là sự phản ánh của thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân mà là tất yếu của tiến trình phát triển lịch sử tư duy nhân loại, là thành tựu trí tuệ của loài người.


Bình chọn:
3.7 trên 16 phiếu
  • Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Các Mác (1818 - 1883), Ph.Ăngghen (1820 - 1895) đều là người Đức. Từ năm 1844, hai ông bắt đầu gặp nhau, sớm thống nhất tư tưởng và hoạt động chính trị. Hai ông cùng nhau phát hiện ra sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ tinh thần dân chủ sang lập trường cách mạng.

  • Khái niệm và các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin

    Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập từ những năm giữa thế kỷ XIX và đã được V.I.Lênin bổ sung, phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX.