Bài 2 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1>
Giải bài tập Bài 2 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
Đề bài
Lập công thức hóa học của nguyên tố sau với oxi:
a) K(I) b) Ba(II) c) Al(III)
d) Si(IV) e) P(V) g) S(VI).
Lời giải chi tiết
a) Công thức hóa học giữa K và O có dạng: \(\mathop {{K_x}}\limits^I \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.I = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over I} = {2 \over 1}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 2 \hfill \cr y = 1 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là K2O.
Cách khác:
K hóa trị I, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa K và O là: K2O.
b) Công thức hóa học giữa Ba và O có dạng: \(\mathop {B{a_x}}\limits^{II} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.II = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {II}} = {1 \over 1}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 1 \hfill \cr y = 1 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là BaO.
Cách khác:
Ba hóa trị II, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Ba và O là: BaO.
c) Công thức hóa học giữa Al và O có dạng: \(\mathop {A{l_x}}\limits^{III} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.III = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {III}} = {2 \over 3}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 2 \hfill \cr y = 3 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3.
Cách khác:
Al hóa trị III, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Al và O là: Al2O3.
d) Công thức hóa học giữa Si và O có dạng: \(\mathop {S{i_x}}\limits^{IV} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.IV = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {IV}} = {1 \over 2}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 1 \hfill \cr y = 2 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là SiO2.
Cách khác:
Si hóa trị IV, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Si và O là: SiO2.
e) Công thức hóa học giữa P và O có dạng: \(\mathop {{P_x}}\limits^V \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.V = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over V} = {2 \over 5}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 2 \hfill \cr y = 5 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là P2O5.
Cách khác:
P hóa trị V, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa P và O là: P2O5.
g) Công thức hóa học giữa S và O có dạng: \(\mathop {{S_x}}\limits^{VI} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)
Theo qui tắc hóa trị: \(x.VI = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {VI}} = {1 \over 3}\)
Ta lấy \(\left\{ \matrix{ x = 1 \hfill \cr y = 3 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất là SO3.
Cách khác:
S hóa trị VI, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa S và O là: SO3.
Loigiaihay.com
- Bài 3 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
- Bài 4 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
- Bài 1 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
- Bài 4 trang 51 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
- Bài 3 trang 51 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục