

Bài 13 trang 60 SGK Toán 7 tập 2>
Đề bài
Cho hình 16. Hãy chứng minh rằng:
a) \(BE < BC\)
b) \(DE < BC\)
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng định lí 2: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó;
a) Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
b) Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.
c) Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.
Lời giải chi tiết
a) Trong hình vẽ \(BE\) và \(BC\) là hai đường xiên vẽ từ \(B\) đến đường \(AC\) và \(AE, AC\) lần lượt là hai hình chiếu của \(BE; \,BC\).
Vì \(AE < AC\) (vì E nằm giữa A và C) nên \(BE < BC\) (đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn).
b) Vì \(EA \bot AB\) nên \(EB\) và \(ED\) là hai đường xiên vẽ từ \(E\) đến \(AB\) và \(AB, AD\) lần lượt là hai hình chiếu của \(EB;\;ED\).
Vì \(AD < AB\) (vì D nằm giữa A và B) nên \(DE < BE\) (đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn)
Ta có: \(BE < BC\) (câu a) và \(DE < BE\) nên \(DE < BC\).
Loigiaihay.com


- Bài 14 trang 60 SGK Toán 7 tập 2
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7
>> Xem thêm
- Lý thuyết tập hợp Q các số hữu tỉ
- Lý thuyết định lí Py-ta-go
- Lý thuyết về hai đường thẳng song song
- Lý thuyết số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Lý thuyết tính chất ba đường cao của tam giác
- Lý thuyết tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Lý thuyết tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
- Lý thuyết đại lượng tỉ lệ nghịch
- Lý thuyết về cộng, trừ đa thức
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác