Trắc nghiệm Bài 21: Phân thức đại số Toán 8 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây không là phân thức đại số?

  • A.
    \(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\)
  • B.
    \(\frac{{x + 3}}{5}\)
  • C.
    \({x^2} - 3x + 1\)
  • D.
    \(\frac{{{x^2} + 4}}{0}\)
Câu 2 :

Cặp phân thức nào sau đây bằng nhau?

  • A.
    \(\frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}}\) và \(\frac{{xy}}{{3y}}\)
  • B.
    \(\frac{{ - {x^2}y}}{{xy}}\) và \(\frac{{3y}}{{xy}}\)
  • C.
    \(\frac{3}{{24x}}\) và \(\frac{{2y}}{{16xy}}\)
  • D.
    \(\frac{{3xy}}{5}\) và \(\frac{{3{x^2}y}}{{5y}}\)
Câu 3 :

Trong các cặp phân thức sau, cặp phân thức nào có mẫu giống nhau:

  • A.
    \(\frac{{x - 5}}{{{x^2} + 2}}\) và \(\frac{{x - 5}}{{x + 2}}\)
  • B.
    \(\frac{{3y}}{{7{y^2}}}\) và \(\frac{{6y}}{{14y}}\)
  • C.
    \(\frac{{5x}}{{4x + 6}}\) và \(\frac{{x + 3}}{{2\left( {2x + 3} \right)}}\)
  • D.
    \(\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\) và \(\frac{{2x + 1}}{{{x^2} - x + 1}}\)
Câu 4 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì phân thức \(\frac{{5{\rm{x}} - 7}}{{{x^2} - 9}}\) có nghĩa?

  • A.
    \(x \ne 3\)
  • B.
    \(x \ne \frac{7}{5}\)
  • C.
    \(x \ne  - 3\)
  • D.
    \(x \ne  \pm 3\)
Câu 5 :

Phân thức \(\frac{{7x + 2}}{{5 - 3x}}\)  có giá trị bằng \(\frac{{11}}{7}\) khi \(x\) bằng:

  • A.
    1
  • B.
    \(\frac{1}{2}\)
  • C.
    2
  • D.
    Không có giá trị \(x\) thỏa mãn
Câu 6 :

Có bao nhiêu giá trị của \(x\) để phân thức \(\frac{{{x^2} - 1}}{{{x^2} - 2x + 1}}\) có giá trị bằng 0?

  • A.
    0
  • B.
    1
  • C.
    2
  • D.
    3
Câu 7 :

Chọn câu sai.

  • A.
    \(\frac{{5x + 5}}{{5x}} = \frac{{x + 1}}{x}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} - 4}}{{x + 2}} = x - 2\)
  • C.
    \(\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 9}} = \frac{1}{{x - 3}}\)
  • D.
    \(\frac{{5x + 5}}{{5x}} = 5\)
Câu 8 :

Phân thức nào sau đây không bằng với phân thức \(\frac{{3 - x}}{{3 + x}}\)?

  • A.
    \( - \frac{{x - 3}}{{3 + x}}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} + 6x + 9}}{{9 - {x^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{{9 - {x^2}}}{{{{\left( {3 + x} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{{x - 3}}{{ - 3 - x}}\)
Câu 9 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì phân thức \(\frac{{{x^2}}}{{{x^2} + 4x + 5}}\) xác định?

  • A.
    \(x \ne  - 1\) và \(x \ne 3\)
  • B.
    \(x \ne 1\)
  • C.
    \(x \ne  - 2\)
  • D.
    \(x \in \mathbb{R}\)
Câu 10 :

Tìm \(a\) để \(\frac{{a{x^4}{y^4}}}{{ - 4x{y^2}}} = \frac{{{x^3}{y^3}}}{{4y}}\):

  • A.
    \(a =  - 2x\)
  • B.
    \(a =  - x\)
  • C.
    \(a =  - y\)
  • D.
    \(a =  - 1\)
Câu 11 :

Tìm đa thức \(M\) thỏa mãn: \(\frac{M}{{2x - 3}} = \frac{{6{x^2} + 9x}}{{4{x^2} - 9}}\,\left( {x \ne  \pm \frac{3}{2}} \right)\)

  • A.
    \(M = 6{x^2} + 9x\)
  • B.
    \(M =  - 3x\)
  • C.
    \(M = 3x\)
  • D.
    \(M = 2x + 3\)
Câu 12 :

Hãy tìm phân thức \(\frac{P}{Q}\) thỏa mãn đẳng thức: \(\frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{25{x^2} - 9}}\)

  • A.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{5x + 3}}\)
  • B.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x - 3} \right)}^2}}}\)
Câu 13 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì hai phân thức \(\frac{{2 - 2x}}{{{x^3} - 1}}\) và \(\frac{{2x + 2}}{{{x^2} + x + 1}}\) bằng nhau?

  • A.
    \(x = 2\)
  • B.
    \(x \ne 1\)
  • C.
    \(x =  - 2\)
  • D.
    \(x =  - 1\)
Câu 14 :

Điều kiện để phân thức \(\frac{{2x - 5}}{3} < 0\) là?

  • A.
    \(x > \frac{5}{2}\)
  • B.
    \(x < \frac{5}{2}\)
  • C.
    \(x <  - \frac{5}{2}\)
  • D.
    \(x > 5\)
Câu 15 :

Với \(x \ne y\), hãy viết phân thức \(\frac{1}{{x - y}}\) dưới dạng phân thức có tử là \({x^2} - {y^2}\)

  • A.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{\left( {x - y} \right){y^2}}}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{x + y}}\)
  • C.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{x - y}}\)
  • D.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}\left( {x + y} \right)}}\)
Câu 16 :

Đưa phân thức \(\frac{{\frac{1}{3}x - 2}}{{{x^2} - \frac{4}{3}}}\) về phân thức có tử và mẫu là các đa thức với hệ số nguyên.

  • A.
    \(\frac{{x - 6}}{{3{x^2} - 4}}\)
  • B.
    \(\frac{{x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\)
  • C.
    \(\frac{{x - 6}}{{{x^2} - 4}}\)
  • D.
    \(\frac{{3x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\)
Câu 17 :

Tìm giá trị lớn nhất của phân thức \(A = \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}}\)

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    8
  • D.
    16
Câu 18 :

Cho \(a > b > 0\). Chọn câu đúng.

  • A.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • B.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} > 2\frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} > \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} < \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
Câu 19 :

Cho \(4{a^2} + {b^2} = 5ab\) và \(2a > b > 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}}\).

  • A.
    \(\frac{1}{9}\)
  • B.
    \(\frac{1}{3}\)
  • C.
    3
  • D.
    9

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây không là phân thức đại số?

  • A.
    \(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\)
  • B.
    \(\frac{{x + 3}}{5}\)
  • C.
    \({x^2} - 3x + 1\)
  • D.
    \(\frac{{{x^2} + 4}}{0}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phân thức đại số: Một phân thức đại số (hay nói gọn là một phân thức) là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó \(A,\,B\) là hai đa thức và \(B\) khác đa thức 0.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\) có \(A = 1;\,B = {x^2} + 1 > 0\forall x \Rightarrow \frac{1}{{{x^2} + 1}}\) là phân thức đại số

\(\frac{{x + 3}}{5}\) có \(A = x + 3;\,B = 5 \Rightarrow \frac{{x + 3}}{5}\) là phân thức đại số

\({x^2} - 3x + 1\) có \(A = {x^2} - 3x + 1;\,B = 1 \Rightarrow {x^2} - 3x + 1\) là phân thức đại số

\(\frac{{{x^2} + 4}}{0}\) có \(A = {x^2} + 4;\,B = 0 \Rightarrow \frac{{{x^2} + 4}}{0}\) không là phân thức đại số

Câu 2 :

Cặp phân thức nào sau đây bằng nhau?

  • A.
    \(\frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}}\) và \(\frac{{xy}}{{3y}}\)
  • B.
    \(\frac{{ - {x^2}y}}{{xy}}\) và \(\frac{{3y}}{{xy}}\)
  • C.
    \(\frac{3}{{24x}}\) và \(\frac{{2y}}{{16xy}}\)
  • D.
    \(\frac{{3xy}}{5}\) và \(\frac{{3{x^2}y}}{{5y}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}} = \frac{{ - x}}{3};\,\frac{{xy}}{{3y}} = \frac{x}{3}\\\frac{{ - x}}{3} \ne \frac{x}{3} \Rightarrow \frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}} \ne \frac{{xy}}{{3y}}\\\frac{{ - {x^2}y}}{{xy}} =  - x;\,\frac{{3y}}{{xy}} = \frac{3}{x}\\ - x \ne \frac{3}{x} \Rightarrow \frac{{ - {x^2}y}}{{xy}} \ne \frac{{3y}}{{xy}}\\\frac{3}{{24x}} = \frac{1}{{8x}};\,\frac{{2y}}{{16xy}} = \frac{1}{{8x}} \Rightarrow \frac{3}{{24x}} = \frac{{2y}}{{16xy}}\\\frac{{3{x^2}y}}{{5y}} = \frac{{3{x^2}}}{5} \ne \frac{{3xy}}{5} \Rightarrow \frac{{3xy}}{5} \ne \frac{{3{x^2}y}}{{5y}}\end{array}\)

Câu 3 :

Trong các cặp phân thức sau, cặp phân thức nào có mẫu giống nhau:

  • A.
    \(\frac{{x - 5}}{{{x^2} + 2}}\) và \(\frac{{x - 5}}{{x + 2}}\)
  • B.
    \(\frac{{3y}}{{7{y^2}}}\) và \(\frac{{6y}}{{14y}}\)
  • C.
    \(\frac{{5x}}{{4x + 6}}\) và \(\frac{{x + 3}}{{2\left( {2x + 3} \right)}}\)
  • D.
    \(\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\) và \(\frac{{2x + 1}}{{{x^2} - x + 1}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phân thức đại số: Một phân thức đại số (hay nói gọn là một phân thức) là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó \(A,\,B\) là hai đa thức và \(B\) khác đa thức 0. \(A\) được gọi là tử thức (hoặc tử) và \(B\) được gọi là mẫu thức (hoặc mẫu).

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{x - 5}}{{{x^2} + 2}}\) có mẫu là \({x^2} + 2\); \(\frac{{x - 5}}{{x + 2}}\) có mẫu là \(x + 2\)

Vì \({x^2} + 2 \ne x + 2\) nên \(\frac{{x - 5}}{{{x^2} + 2}}\) và \(\frac{{x - 5}}{{x + 2}}\) không có mẫu giống nhau

\(\frac{{3y}}{{7{y^2}}}\) có mẫu là \(7{y^2}\); \(\frac{{6y}}{{14y}}\) có mẫu là \(14y\)

Vì \(7{y^2} \ne 14y\) nên \(\frac{{3y}}{{7{y^2}}}\) và \(\frac{{6y}}{{14y}}\) không có mẫu giống nhau

\(\frac{{5x}}{{4x + 6}}\) có mẫu là \(4x + 6\); \(\frac{{x + 3}}{{2\left( {2x + 3} \right)}}\) có mẫu là \(2\left( {2x + 3} \right)\)

Vì \(4x + 6 = 2\left( {2x + 3} \right)\) nên \(\frac{{5x}}{{4x + 6}}\) và \(\frac{{x + 3}}{{2\left( {2x + 3} \right)}}\) có mẫu giống nhau

\(\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\) có mẫu là \({x^2} + x + 1\); \(\frac{{2x + 1}}{{{x^2} - x + 1}}\) có mẫu là \({x^2} - x + 1\)

Vì \({x^2} + x + 1 \ne {x^2} - x + 1\) nên \(\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\) và \(\frac{{2x + 1}}{{{x^2} - x + 1}}\) không có mẫu giống nhau

Câu 4 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì phân thức \(\frac{{5{\rm{x}} - 7}}{{{x^2} - 9}}\) có nghĩa?

  • A.
    \(x \ne 3\)
  • B.
    \(x \ne \frac{7}{5}\)
  • C.
    \(x \ne  - 3\)
  • D.
    \(x \ne  \pm 3\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào điều kiện xác định của phân thức: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức \(B\) khác 0.

Lời giải chi tiết :

Phân thức \(\frac{{5{\rm{x}} - 7}}{{{x^2} - 9}}\) có nghĩa khi và chỉ khi \({x^2} - 9 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne  \pm 3\)

Câu 5 :

Phân thức \(\frac{{7x + 2}}{{5 - 3x}}\)  có giá trị bằng \(\frac{{11}}{7}\) khi \(x\) bằng:

  • A.
    1
  • B.
    \(\frac{1}{2}\)
  • C.
    2
  • D.
    Không có giá trị \(x\) thỏa mãn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện xác định của phân thức: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức \(B\) khác 0.

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(5 - 3x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \frac{5}{3}\)

Để \(\frac{{7x + 2}}{{5 - 3x}} = \frac{{11}}{7} \Leftrightarrow \left( {7x + 2} \right)7 = 11\left( {5 - 3x} \right) \Leftrightarrow 49x + 14 = 55 - 33x\)

\( \Leftrightarrow 82x = 41 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\) (thỏa mãn điều kiện)

Câu 6 :

Có bao nhiêu giá trị của \(x\) để phân thức \(\frac{{{x^2} - 1}}{{{x^2} - 2x + 1}}\) có giá trị bằng 0?

  • A.
    0
  • B.
    1
  • C.
    2
  • D.
    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện xác định của phân thức: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức \(B\) khác 0.

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \({x^2} - 2x + 1 \ne 0 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} \ne 0 \Leftrightarrow x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 1\)

Ta có: \(\frac{{{x^2} - 1}}{{{x^2} - 2x + 1}} = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow \)\(\left[ \begin{array}{l}x = 1(L)\\x =  - 1(TM)\end{array} \right.\)

Vậy có 1 giá trị thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 7 :

Chọn câu sai.

  • A.
    \(\frac{{5x + 5}}{{5x}} = \frac{{x + 1}}{x}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} - 4}}{{x + 2}} = x - 2\)
  • C.
    \(\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 9}} = \frac{1}{{x - 3}}\)
  • D.
    \(\frac{{5x + 5}}{{5x}} = 5\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left( {5x + 5} \right)x = 5\left( {x + 1} \right)x = 5x\left( {x + 1} \right) \Rightarrow \frac{{5x + 5}}{{5x}} = \frac{{x + 1}}{x}\\\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right) = {x^2} - 2x + 2x - 4 = {x^2} - 4 \Rightarrow \frac{{{x^2} - 4}}{{x + 2}} = x - 2\\\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right) = {x^2} + 3x - 3x - 9 = {x^2} - 9 \Rightarrow \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 9}} = \frac{1}{{x - 3}}\\5.5x = 25x \ne 5x + 5 \Rightarrow \frac{{5x + 5}}{{5x}} \ne 5\end{array}\)

Câu 8 :

Phân thức nào sau đây không bằng với phân thức \(\frac{{3 - x}}{{3 + x}}\)?

  • A.
    \( - \frac{{x - 3}}{{3 + x}}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} + 6x + 9}}{{9 - {x^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{{9 - {x^2}}}{{{{\left( {3 + x} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{{x - 3}}{{ - 3 - x}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

A. \( - \frac{{x - 3}}{{3 + x}} = \frac{{ - \left( {x - 3} \right)}}{{3 + x}} = \frac{{ - x + 3}}{{3 + x}} = \frac{{3 - x}}{{3 + x}}\)

B.

\(\begin{array}{l}\left( {3 - x} \right)\left( {9 - {x^2}} \right) = \left( {3 - x} \right)\left( {3 - x} \right)\left( {3 + x} \right) = {\left( {3 - x} \right)^2}\left( {3 + x} \right)\\\left( {{x^2} + 6x + 9} \right)\left( {3 + x} \right) = {\left( {3 + x} \right)^2}\left( {3 + x} \right) = {\left( {3 + x} \right)^3}\\ \Rightarrow \frac{{3 - x}}{{3 + x}} \ne \frac{{{x^2} + 6x + 9}}{{9 - {x^2}}}\\\end{array}\)

C.

\(\begin{array}{l}\left( {9 - {x^2}} \right)\left( {3 + x} \right) = \left( {3 - x} \right)\left( {3 + x} \right)\left( {3 + x} \right) = \left( {3 - x} \right){\left( {3 + x} \right)^2}\\ \Rightarrow \frac{{9 - {x^2}}}{{{{\left( {3 + x} \right)}^2}}} = \frac{{3 - x}}{{3 + x}}\end{array}\)

D.

\(\begin{array}{l}\left( { - 3 - x} \right)\left( {3 - x} \right) = \left( { - 1} \right)\left( {3 + x} \right)\left( {3 - x} \right) = \left( {3 + x} \right)\left( {x - 3} \right)\\ \Rightarrow \frac{{3 - x}}{{3 + x}} = \frac{{x - 3}}{{ - 3 - x}}\end{array}\)

Câu 9 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì phân thức \(\frac{{{x^2}}}{{{x^2} + 4x + 5}}\) xác định?

  • A.
    \(x \ne  - 1\) và \(x \ne 3\)
  • B.
    \(x \ne 1\)
  • C.
    \(x \ne  - 2\)
  • D.
    \(x \in \mathbb{R}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào điều kiện xác định của phân thức: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức \(B\) khác 0.

Lời giải chi tiết :

Phân thức \(\frac{{{x^2}}}{{{x^2} + 4x + 5}}\) xác định khi và chỉ khi \({x^2} + 4x + 5 \ne 0\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 4x + 4 + 1 \ne 0 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2} + 1 \ne 0 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2} \ne  - 1\)

(luôn đúng vì \({\left( {x + 2} \right)^2} \ge 0\forall x\))

Vậy phân thức xác định với mọi \(x \in \mathbb{R}\).

Câu 10 :

Tìm \(a\) để \(\frac{{a{x^4}{y^4}}}{{ - 4x{y^2}}} = \frac{{{x^3}{y^3}}}{{4y}}\):

  • A.
    \(a =  - 2x\)
  • B.
    \(a =  - x\)
  • C.
    \(a =  - y\)
  • D.
    \(a =  - 1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(a{x^4}{y^4}.4y = 4a{x^4}{y^5}\) và \( - 4x{y^2}.{x^3}{y^3} =  - 4{x^4}{y^5}\)

Để \(\frac{{a{x^4}{y^4}}}{{ - 4x{y^2}}} = \frac{{{x^3}{y^3}}}{{4y}}\)thì \(4a{x^4}{y^5} =  - 4{x^4}{y^5}\).

Do đó \(4a =  - 4\) nên \(a =  - 1\)

Câu 11 :

Tìm đa thức \(M\) thỏa mãn: \(\frac{M}{{2x - 3}} = \frac{{6{x^2} + 9x}}{{4{x^2} - 9}}\,\left( {x \ne  \pm \frac{3}{2}} \right)\)

  • A.
    \(M = 6{x^2} + 9x\)
  • B.
    \(M =  - 3x\)
  • C.
    \(M = 3x\)
  • D.
    \(M = 2x + 3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Với \(x \ne  \pm \frac{3}{2}\) ta có: \(\frac{M}{{2x - 3}} = \frac{{6{x^2} + 9x}}{{4{x^2} - 9}} \\ M\left( {4{x^2} - 9} \right) = \left( {6{x^2} + 9x} \right)\left( {2x - 3} \right)\)

\(M\left( {2x - 3} \right)\left( {2x + 3} \right) = 3x\left( {2x + 3} \right)\left( {2x - 3} \right)\\M = 3x\)

Câu 12 :

Hãy tìm phân thức \(\frac{P}{Q}\) thỏa mãn đẳng thức: \(\frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{25{x^2} - 9}}\)

  • A.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{5x + 3}}\)
  • B.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x - 3} \right)}^2}}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{25{x^2} - 9}} \Leftrightarrow \frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right)}}\\ \Leftrightarrow \left( {5x + 3} \right)P\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right) = \left( {2x - 1} \right)Q\left( {5x - 3} \right)\\ \Leftrightarrow {\left( {5x + 3} \right)^2}P = \left( {2x - 1} \right)Q\\ \Rightarrow \frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\end{array}\)

Câu 13 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì hai phân thức \(\frac{{2 - 2x}}{{{x^3} - 1}}\) và \(\frac{{2x + 2}}{{{x^2} + x + 1}}\) bằng nhau?

  • A.
    \(x = 2\)
  • B.
    \(x \ne 1\)
  • C.
    \(x =  - 2\)
  • D.
    \(x =  - 1\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện xác định của phân thức: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức \(B\) khác 0.

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{x^3} - 1 \ne 0\\{x^2} + x + 1 \ne 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right) \ne 0\\{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \ne 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \ne 0\,\left( {\forall x} \right)\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow x \ne 1\end{array}\)

Ta có: \(\frac{{2 - 2x}}{{{x^3} - 1}} = \frac{{ - 2\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} = \frac{{ - 2\left( {x - 1} \right):\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right):\left( {x - 1} \right)}} = \frac{{ - 2}}{{{x^2} + x + 1}};\)

\(\frac{{2 - 2x}}{{{x^3} - 1}} = \frac{{2x + 2}}{{{x^2} + x + 1}} \Leftrightarrow \frac{{ - 2}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{2x + 2}}{{{x^2} + x + 1}} \Leftrightarrow  - 2 = 2x + 2 \Leftrightarrow x =  - 2\)

Câu 14 :

Điều kiện để phân thức \(\frac{{2x - 5}}{3} < 0\) là?

  • A.
    \(x > \frac{5}{2}\)
  • B.
    \(x < \frac{5}{2}\)
  • C.
    \(x <  - \frac{5}{2}\)
  • D.
    \(x > 5\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhân cả 2 vế với số dương 3 ta được điều kiện cần tìm.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{2x - 5}}{3} < 0 \Rightarrow 2x - 5 < 0 \Leftrightarrow 2x < 5 \Leftrightarrow x < \frac{5}{2}\)

Câu 15 :

Với \(x \ne y\), hãy viết phân thức \(\frac{1}{{x - y}}\) dưới dạng phân thức có tử là \({x^2} - {y^2}\)

  • A.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{\left( {x - y} \right){y^2}}}\)
  • B.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{x + y}}\)
  • C.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{x - y}}\)
  • D.
    \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}\left( {x + y} \right)}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa hai phân thức bằng nhau: Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

Lời giải chi tiết :

Phân thức cần tìm có dạng là \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{A}\)

Ta có: \(\frac{1}{{x - y}} = \frac{{{x^2} - {y^2}}}{A} \Leftrightarrow A.1 = \left( {x - y} \right)\left( {{x^2} - {y^2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow A = \left( {x - y} \right)\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) \Leftrightarrow A = {\left( {x - y} \right)^2}\left( {x + y} \right)\)

Vậy phân thức cần tìm là \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}\left( {x + y} \right)}}\)

Câu 16 :

Đưa phân thức \(\frac{{\frac{1}{3}x - 2}}{{{x^2} - \frac{4}{3}}}\) về phân thức có tử và mẫu là các đa thức với hệ số nguyên.

  • A.
    \(\frac{{x - 6}}{{3{x^2} - 4}}\)
  • B.
    \(\frac{{x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\)
  • C.
    \(\frac{{x - 6}}{{{x^2} - 4}}\)
  • D.
    \(\frac{{3x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhân cả tử và mẫu của phân thức đã cho với 3.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{\frac{1}{3}x - 2}}{{{x^2} - \frac{4}{3}}} = \frac{{3\left( {\frac{1}{3}x - 2} \right)}}{{3\left( {{x^2} - \frac{4}{3}} \right)}} = \frac{{x - 6}}{{3{x^2} - 4}}\)

Câu 17 :

Tìm giá trị lớn nhất của phân thức \(A = \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}}\)

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    8
  • D.
    16

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để tìm giá trị lớn nhất của phân thức \(A = \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}}\) cần tìm giá trị nhỏ nhất của mẫu thức \({x^2} - 2x + 5\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({x^2} - 2x + 5 = {x^2} - 2x + 1 + 4 = {\left( {x - 1} \right)^2} + 4\)

Vì \({\left( {x - 1} \right)^2} \ge 0\forall x\) nên \({\left( {x - 1} \right)^2} + 4 \ge 4\forall x\) hay \({x^2} - 2x + 5 \ge 4\)

\( \Rightarrow \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}} \le \frac{{16}}{4} \Leftrightarrow A \le 4\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x = 1\)

Vậy với \(x = 1\) thì \(A\) đạt giá trị lớn nhất là 4.

Câu 18 :

Cho \(a > b > 0\). Chọn câu đúng.

  • A.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • B.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} > 2\frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • C.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} > \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)
  • D.
    \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} < \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biến đổi để phân thức hai vế có cùng mẫu từ đó so sánh.

Lời giải chi tiết :

Do \(a > b > 0\) nên \(a - b > 0;\,a + b > 0 \Rightarrow \left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right) > 0\)

Ta có: \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{{a^2} - {b^2}}} = \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)}} = \frac{{a + b}}{{a - b}}\)

Nhân cả tử và mẫu của phân thức với \(\left( {a - b} \right)\) ta được:

\(\frac{{a + b}}{{a - b}} = \frac{{\left( {a + b} \right)\left( {a - b} \right)}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - b} \right)}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}} < \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}\) (do \(0 < {a^2} - {b^2} < {a^2} + {b^2}\))

Câu 19 :

Cho \(4{a^2} + {b^2} = 5ab\) và \(2a > b > 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}}\).

  • A.
    \(\frac{1}{9}\)
  • B.
    \(\frac{1}{3}\)
  • C.
    3
  • D.
    9

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ biểu thức \(4{a^2} + {b^2} = 5ab\) tìm mối liên hệ giữa \(a\) và \(b\) từ đó tính được giá trị của biểu thức \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(4{a^2} + {b^2} = 5ab \Leftrightarrow 4{a^2} - 5ab + {b^2} = 0 \Leftrightarrow 4{a^2} - 4ab - ab + {b^2} = 0\)

\( \Leftrightarrow 4a\left( {a - b} \right) - b\left( {a - b} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {4a - b} \right)\left( {a - b} \right) = 0\)

Do \(2a > b > 0 \Rightarrow 4a > b \Rightarrow 4a - b > 0\)

\( \Rightarrow a - b = 0 \Leftrightarrow a = b\)

Vậy \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}} = \frac{{a.a}}{{4{a^2} - {a^2}}} = \frac{{{a^2}}}{{3{a^2}}} = \frac{1}{3}\)