Lý thuyết ước chung và bội chung>
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó
1. Ước chung
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Ước chung của các số a, b, c được kí hiệu là \(ƯC(a, b, c).\)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}
Ư\left( {20} \right) = \left\{ {1;2;4;5;10;20} \right\}\\
Ư\left( {15} \right) = \left\{ {1;3;5;15} \right\}\\
\Rightarrow ƯC\left( {15;20} \right) = \left\{ {1;3} \right\}
\end{array}\)
2. Bội chung
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Bội chung của các số a, b, c được kí hiệu là: \(BC(a, b, c).\)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}
B\left( 5 \right) = \left\{ {0;5;10;15;20;...} \right\}\\
B\left( 3 \right) = \left\{ {0;3;6;9;12;15;18;...} \right\}\\
\Rightarrow BC\left( {3;5} \right) = \left\{ {0;15;30;...} \right\}
\end{array}\)
Chú ý:
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Ta kí hiệu giao của hai tập hợp A và B là \(A ∩ B. \)
Loigiaihay.com
- Trả lời câu hỏi 1 Bài 16 trang 52 SGK Toán 6 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 16 trang 52 SGK Toán 6 Tập 1
- Bài 134 trang 53 SGK Toán 6 tập 1
- Bài 135 trang 53 SGK Toán 6 tập 1
- Bài 136 trang 53 SGK Toán 6 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục