Lý thuyết ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt - Công nghệ 10>
Khái niệm cơ giới hoá trồng trọt
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
BÀI 17: ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT
1. KHÁI NIỆM CƠ GIỚI HÓA TRỒNG TRỌT
Cơ giới hóa trồng trọt là quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế sức người và sức gia súc trên đồng ruộng bằng động lực của máy.
Dựa trên nền công nghiệp cơ khí phát triển, người ta đã chế tạo ra các máy động lực (đầu máy kéo) và máy công tác (bộ phận chức năng) để thực hiện các công việc trong trồng trọt phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng và với các phương thức trồng trọt khác nhau.
Máy động lực thường có nhiều loại với công suất động cơ khác nhau. Khi sử dụng máy động lực, cần chú ý chọn công suất máy phù hợp với diện tích sử dụng:
- Máy công suất lớn: các dòng máy có công suất động cơ từ trên 35 mã lực (HP). máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích lớn trên 20 ha.
- Máy công suất trung bình: các dòng máy có công suất động cơ từ trên 12HP đến dưới 35 HP. Loại máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích từ 1 đến 20 ha.
- Máy công suất nhỏ: các dòng máy có công suất động cơ dưới 12 HP. Loại máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích nhỏ dưới 1 ha.
Máy công tác thường được gắn sau đầu máy kéo để thực hiện các công việc trong trồng trọt. Bộ phận này được chế tạo với nhiều dạng khác nhau để thực hiện các công việc khác nhau. Có nhiều bộ phận chức năng đã được chế tạo như bộ phận cày bừa, bộ phận lên luống, bộ phận gieo hạt, bộ phận trồng cây, bộ phận làm cỏ, bộ phận xới vun, bộ phận thu hoạch,... Tuỳ từng công việc, cần lựa chọn máy thích hợp để sử dụng trong trồng trọt.
2. ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRỒNG TRỌT
2.1. Cơ giới hoá trong làm đất
Có nhiều loại máy nông nghiệp phục vụ cho các công việc làm đất trước khi trồng cây như: máy cày, máy bừa, máy lên luống, máy phủ luống, máy rải phân lót,...
2.2. Cơ giới hóa trong gieo trồng
- Có nhiều loại máy gieo hạt, máy trồng cây khác giống, diện tích đất, điều kiện gieo trồng và khả năng đầu tư.
- Tuỳ thuộc vào kích thước hạt hoặc kích thước cây giống và khoảng cách gieo trồng, cần sử thuật phù hợp.
- Đối với diện tích đất nhỏ dưới vài hecta hoặc gieo trồng trong nhà mái che hoặc không có khả năng đầu tư nhiều vốn, nên sử dụng máy gieo hạt, trồng cây công suất nhỏ hoặc máy cầm tay (Hình 17 2A).
- Nếu gieo hạt trong khay bầu, sử dụng máy gieo hạt chuyên dùng (Hình 17.2C).
- Khi lựa chọn máy gieo hạt, cần chú ý các thông số kỹ thuật của bộ phận gieo hạt như số răng tra hạt, khoảng cách giữa các răng, kích thước răng... đảm bảo phù hợp với từng loại hạt giống.
2.3. Cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng
Trong trồng trọt, cần thực hiện nhiều công việc chăm làm cỏ, cắt tỉa, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,...
Mỗi công việc chăm sóc đều có thể áp dụng cơ giới hoá để thay thế cho nhân công. Dưới đây là một số loại máy dùng để thực hiện các công việc chăm sóc cây trồng (Hình 17.4).
2.4. Cơ giới hoá trong thu hoạch
Có nhiều loại máy thu hoạch khác nhau với cấu tạo của bộ phận chức năng của máy và cơ chế hoạt động khác nhau. Tuỳ thuộc vào bộ phận cho thu hoạch, cần lựa chọn loại máy thích hợp với từng loại cây trồng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10
- Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Công nghệ 10
- Lý thuyết lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10
- Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Công nghệ 10
- Lý thuyết lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt - Công nghệ 10