CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Phản ứng hóa học
Mol và tỉ khối chất khí
Dung dịch và nồng độ
Định luật bảo toàn khối lượng
Tính theo phương trình hóa học
Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trắc nghiệm Lý thuyết Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Khoa học tự nhiên 8 có đáp án

Trắc nghiệm Lý thuyết Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

7 câu hỏi
30 phút
Trắc nghiệm
Câu 1 :

Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A.

    Tốc độ phản ứng.       

  • B.

    Cân bằng hoá học.

  • C.

    Phản ứng một chiều.  

  • D.

    Phản ứng thuận nghịch.

Câu 2 :

Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học mà không bị biến đổi chất được gọi là

  • A.

    Chất xúc tác.

  • B.

    Chất sản phẩm.                      

  • C.

    Chất tham gia.

  • D.

    Chất ức chế.

Câu 3 :

Điền từ, cụm từ thích hợp hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác:

"Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"

  • A.

    (1) tăng, (2) không bị tiêu hao. 

  • B.

    (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao.

  • C.

    (1) tăng, (2) không bị thay đổi.

  • D.

    (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.

Câu 4 :

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.

  • A.

    Thời gian xảy ra phản ứng.               

  • B.

    Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

  • C.

    Nồng độ các chất tham gia phản ứng.

  • D.

    Chất xúc tác.

Câu 5 :

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học?

(1) diện tích bề mặt tiếp xúc

(2) nhiệt độ

(3) nồng độ

(4) chất xúc tác

 

  • A.

    (1),(2) và (3). 

  • B.
    (1), (3) và (4)
  • C.
    (2), (3) và (4)
  • D.
    (1), (2), (3) và (4).
Câu 6 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A.
    Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • B.
    Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.
  • C.
    Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • D.
    Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.
Câu 7 :

Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A.
    Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • B.
    Than cháy trong oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
  • C.
    Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker ( trong sản xuất xi măng) sẽ khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn.
  • D.
    Phản ứng điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 khi có mặt MnO2