CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Phản ứng hóa học
Mol và tỉ khối chất khí
Dung dịch và nồng độ
Định luật bảo toàn khối lượng
Tính theo phương trình hóa học
Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trắc nghiệm Bài Tập tốc độ phản ứng và chất xúc tác Khoa học tự nhiên 8 có đáp án

Trắc nghiệm Bài Tập tốc độ phản ứng và chất xúc tác

6 câu hỏi
30 phút
Trắc nghiệm
Câu 1 :

Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ Ethanol (rượu) ?

  • A.

    Nhiệt độ.              

  • B.

    Áp suất.            

  • C.

    Nồng độ.            

  • D.

    Xúc tác.

Câu 2 :

Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.

Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.

So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.

  • A.

    Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 nhỏ hơn thí nghiệm 2.

  • B.

    Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.

  • C.

    Tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm bằng nhau.

  • D.

    Không thể so sánh được tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm.

Câu 3 :

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A.
    Đốt trong lò kín.
  • B.
    Xếp củi chặt khít.
  • C.
    Thổi không khí khô.
  • D.
    Thổi hơi nước.
Câu 4 :

Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng này là:

  • A.
    Tăng nhiệt độ
  • B.
    Tăng nồng độ
  • C.
    Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
  • D.
    Dùng chất xúc tác
Câu 5 :

Điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi rắn phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau

CaCO3 + 2HCl 🡪 CaCl2 + H2O + CO2

Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn?

  • A.
    Đập nhỏ đá vôi
  • B.
    Tăng nhiệt độ phản ứng
  • C.
    Thêm CaCl2 vào dung dịch
  • D.
    Dùng HCl nồng độ cao hơn
Câu 6 :

Cho hai miếng kẽm giống nhau vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4. Ống nghiệm 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là x(M), ống nghiệm 2 nồng độ dung dịch H2SO4 là y(M). Người ta thực hiện phản ứng ở 2 ống nghiệm cùng thời gian và nhiệt độ, bấm giờ cho thấy

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 1: 5 giây

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 2: 8 giây.

Kết luận nào sau đây đúng

  • A.
    x > y
  • B.
    không thể xác định
  • C.
    x = y
  • D.
    x < y