Gieo gió gặt bão.
- Thể loại: Thành ngữ
Thành ngữ nói về việc người nào gây tội ác thì phải tự nhận lấy, gánh chịu hậu quả của tội ác mình gây ra.
-
Gieo: làm cho nảy sinh, phát triển, lan truyền.
-
Gặt: ý chỉ những điều nhận lấy sau khi đã gieo rắc.
-
Bão: gió xoáy trong phạm vi rộng, thường phát sinh ngoài biển khơi, có sức phá hủy mạnh do gió lớn, mưa to.
-
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “gieo gió” ẩn dụ cho việc con người làm điều sai trái; còn “gặt bão” ẩn dụ cho những hậu họa mà người gây ra phải gánh chịu.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Tên cướp gieo gió gặp bão, phải nhận sự trừng phạt thích đáng của pháp luật cho những tội lỗi hắn gây ra với gia đình nạn nhân.
-
Mẹ tôi thường dạy tôi rằng, gieo gió gặp bão, làm việc xấu sẽ nhận hậu quả xấu, đồng thời nhắc tôi phải luôn làm việc thiện.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
-
Oan oan tương báo.
-
Sinh sự, sự sinh.
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:
-
Ở hiền gặp lành.
-
Có phúc có phần.


- Giơ cao đánh khẽ nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giơ cao đánh khẽ
- Góp gió thành bão nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Góp gió thành bão
- Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình
- Gậy ông đập lưng ông nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gậy ông đập lưng ông
- Gan vàng dạ sắt nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gan vàng dạ sắt
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục