-
Giàu vì bạn, sang vì vợ nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giàu vì bạn, sang vì vợ
Thành ngữ thể hiện tầm quan trọng của người vợ và người bạn đối với người đàn ông. Khi biết cách chọn bạn tốt, bạn sẽ cùng làm giàu với ta, giúp đỡ ta qua sự khó khăn. Khi cưới được người vợ tốt, khéo ăn nói, cư xử, người vợ ấy sẽ giúp ta trở nên sang trọng hơn trong mắt người ngoài. Từ đó, tác giả dân gian nhắc nhở chúng ta cần thủy chung, biết ơn, quý trọng người vợ, người bạn tốt của mình.
-
Giấu đầu hở đuôi nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giấu đầu hở đuôi
Thành ngữ ám chỉ việc một người định giấu giếm, che đậy điều sai trái nào đó, nhưng cuối cùng thì vẫn có chỗ sơ hở mà bị lộ tẩy hết điều xấu đó.
-
Giậu đổ bìm leo nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giậu đổ bìm leo
Thành ngữ ám chỉ việc ta lợi dụng lúc người khác gặp hoạn nạn, khó khăn, gặp điều không may để lấn át, áp đảo, vùi dập người đó.
-
Gieo gió gặt bão nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gieo gió gặt bão
Thành ngữ nói về việc người nào gây tội ác thì phải tự nhận lấy, gánh chịu hậu quả của tội ác mình gây ra.
-
Giơ cao đánh khẽ nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giơ cao đánh khẽ
Thành ngữ chỉ việc ta dọa nạt, kết tội trọng cho ai đó, nhưng thực chất lại trừng phạt nhẹ nhàng, chủ yếu muốn răn dạy, bảo ban hoặc lấy lệ.
-
Giương đông kích tây nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giương đông kích tây
Thành ngữ ám chỉ việc chúng ta ra vẻ là đánh, tấn công hướng này, nhưng thật ra lại đánh hướng khác, nhằm làm lạc hướng đối phương (thường được sử dụng trong chiến thuật thể thao, kinh doanh, chiến tranh).
-
Góp gió thành bão nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Góp gió thành bão
Thành ngữ có hàm ý nói về việc khi con người tích cóp, tiết kiệm của cải, kinh nghiệm, công sức từng chút một, lâu dần người đó sẽ sở hữu tài sản lớn, có nhiều đóng góp cho xã hội và có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
-
Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình
Thành ngữ ám chỉ việc gươm dao sắc bén cũng không nguy hiểm bằng lời nói, miệng lưỡi của con người. Một lời nói của ta thốt ra cũng có thể gây hại đến tính mạng, tinh thần của người khác, vì vậy ta cần cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói.
-
Gậy ông đập lưng ông nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gậy ông đập lưng ông
Thành ngữ ám chỉ việc một người mưu mô, dùng thủ đoạn để hãm hại người khác, nhưng cuối cùng lại bị chính thủ đoạn đó làm hại bản thân mình.
-
Gan vàng dạ sắt nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gan vàng dạ sắt
Thành ngữ chỉ sự vững vàng, kiên định trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời
-
Giật gấu vá vai là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giật gấu vá vai
Thành ngữ hàm ý chỉ việc xoay sở, chạy vạy, lấy chỗ nọ bù đắp vào chỗ kia để khắc phục tình trạng thiếu thốn túng quẫn, khó khăn.
-
Gầy gò là từ láy hay từ ghép?
Gầy gò có phải từ láy không? Gầy gò là từ láy hay từ ghép? Gầy gò là từ láy gì? Đặt câu với từ láy Gầy gò
-
Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu
Thành ngữ khuyên người ta rằng mọi việc đã bỏ công bỏ sức thì luôn được đền đáp xứng đáng.
-
Gian thần tặc tử là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gian thần tặc tử
Thành ngữ chỉ những người phản bội, bán nước, làm tay sai cho kẻ thù, có hành động xấu xa và gây hại cho đất nước hay gia đình, bất trung, bất hiếu.
-
Giả nhân giả nghĩa nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giả nhân giả nghĩa
Thành ngữ phê phán những kẻ tỏ ra mình là người có nhân cách tốt, sống biết điều, nhưng bản chất lại độc ác, hành động đê tiện, giả dối.
-
Ghét của nào, trời trao của ấy nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Ghét của nào, trời trao của ấy
Thành ngữ nói về việc bản thân ghét điều gì đó, nhưng cuối cùng bất đắc dĩ lại phải nhận lấy, hứng chịu chính điều mà mình không thích ấy.