Giật gấu vá vai

 

Thành ngữ hàm ý chỉ việc xoay sở, chạy vạy, lấy chỗ nọ bù đắp vào chỗ kia để khắc phục tình trạng thiếu thốn túng quẫn, khó khăn.

Giải thích thêm
  • Gấu: hay còn gọi là lai quần, lai áo, ở phần cuối của chiếc quần (ở áo là cuối cánh tay) theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Vá: hành động sửa chữa, bổ sung một mảnh vải, miếng da hoặc vật liệu khác để bịt kít phần bị rách, bị hỏng của vật.
  • Thành ngữ này dựa trên câu chuyện một người mặc chiếc áo lâu ngày bị rách ở vai không thể nhìn được. Vì thấy chiếc gấu ở áo lòng thòng không tác dụng nên đã xin chiếc gấu áo. Lúc đầu người cho gấu áo không đồng ý nhưng người khi nghe người xin nói có lý nên nghĩ chỉ làm tạm thời thôi, và đồng ý. Nhưng cả cái áo chỉ có ngần ấy vải, giật chỗ này thì khi giật chỗ bị giật bị rách.

Đặt câu với thành ngữ:

  • Gia đình anh ấy nghèo lắm, cả năm giật gấu vá vai mà vẫn không đủ sống.
  • Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều hộ gia đình phải rơi vào cảnh giật gấu vá vai để duy trì cuộc sống.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Vặt đầu cá vá đầu tôm.
  • Bốc tay sốt, để tay nguội.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Ăn nên làm ra.

Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu

>> Xem thêm