Gan vàng dạ sắt
- Thể loại: Thành ngữ
Thành ngữ được hiểu theo 2 nghĩa
Nghĩa 1: Thành ngữ ám chỉ đến tấm lòng chung thuỷ, son sắt của con người
Nghĩa 2: Thành ngữ chỉ sự vững vàng, kiên định trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời
- Gan, dạ: những bộ phận nằm phía trong cơ thể (nội tạng)
- Vàng: kim loại quý giá
- Sắt: kim loại, chỉ sự cứng cỏi, chắc chắn
- Thành ngữ sử dụng biện pháp hoán dụ. Trong đó, “gan”, “dạ” hoán dụ cho ý chí, tinh thần của con người
Đặt câu với thành ngữ:
- Anh ấy là một người có gan vàng dạ sắt, dám đối mặt với mọi hiểm nguy.
- Các chiến sĩ biên phòng luôn thể hiện tinh thần gan vàng dạ sắt trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
- Gan đồng dạ sắt
- Dạ đá gan vàng
- Dạ sắt gan đồng
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:
- Nhát như thỏ đế
- Run như cầy sấy
- Giật gấu vá vai là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giật gấu vá vai
- Gầy gò là từ láy hay từ ghép?
- Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu
- Gậy ông đập lưng ông nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gậy ông đập lưng ông
- Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục