Giải bài Tôi có một giấc mơ trang 46 sách bài tập văn 11 - Cánh diều>
Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận Tôi có một giấc mơ ? Dòng nào nêu đúng và đầy đủ nhất thực tế đau khổ của người da đen trong phần (1) của văn bản Tôi có một giấc mơ?
Câu 1
Câu 1 (trang 46, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận Tôi có một giấc mơ ?
Phương pháp giải:
Dựa vào những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để lựa chọn được đáp án chính xác.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng: C. Đánh giá vai trò của các yếu tố như kí hiệu, bảng biểu, hình ảnh trong văn bản.
Đáp án này đúng bởi văn bản nghị luận thường sử dụng những luận điểm, luận cứ,... để chứng minh quan điểm, vấn đề chứ không sử dụng bảng biểu, kí hiệu, hình ảnh.
Câu 2
Câu 2 (trang 47, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Dòng nào nêu đúng và đầy đủ nhất thực tế đau khổ của người da đen trong phần (1) của văn bản Tôi có một giấc mơ?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong SGK, dựa vào từ khóa của câu hỏi để tìm được câu trả lời chính xác.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, đoạn văn “Một trăm năm trước đây, một người Mĩ vĩ đại, người mà tư tưởng….. tình trạng đáng xấu hổ đó” đã nêu đúng và đầy đủ nhất thực tế đau khổ của người da đen.
→ Đáp án đúng: A. Không được tự do, bị chia cắt, đói nghèo, bị lưu đày.
Câu 3
Câu 3 (trang 47, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Tác giả nêu ra hàng loạt các thực tế đó của người da đen nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào những suy luận, đánh giá của bản thân để lập luận và lựa chọn được đáp án chính xác.
Lời giải chi tiết:
Việc chỉ ra hàng loạt các thực tế của người da đen của tác giả có thể nhằm mục đích lí giải sự kiện được coi như cuộc tuần hành vĩ đại nhất vì hòa bình. Đồng thời cũng nhằm vạch trần tội ác, lên án những hành động của kẻ cầm quyền Mĩ.
→ Đáp án đúng: B. Giải thích lí do diễn ra một sự kiện được coi như cuộc tuần hành vĩ đại nhất vì hòa bình.
Câu 4
Câu 4 (trang 47, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Nhận định sau đây đúng hay sai: Ở phần (1), tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra những thực tế trái ngược nhau (một trăm năm trước người da đen không được tự do, bị phân biệt chủng tộc - một trăm năm sau, dù đã ra đời bản Tuyên ngôn Giải phóng con người nhưng người da đen vẫn phải sống trên hòn đảo đơn độc của sự đói nghèo), từ đó, khẳng định ý nghĩa của sự kiện được coi như cuộc tuần hành vi hòa bình
Phương pháp giải:
Dựa vào việc lựa chọn đáp án ở câu hỏi (3) để làm cơ sở lựa chọn đáp án cho câu này.
Lời giải chi tiết:
Nhận định trên sai ở chỗ: tác giả không dùng sự trái ngược của một trăm năm trước người da đen không được tự do, bị phân biệt chủng tộc - một trăm năm sau, dù đã ra đời bản Tuyên ngôn Giải phóng con người nhưng người da đen vẫn phải sống trên hòn đảo đơn độc của sự đói nghèo.
→ Đáp án đúng: B. Sai
Câu 5
Câu 5 (trang 47, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “Chúng ta không bao giờ thỏa mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?
Phương pháp giải:
Đọc phần (2), xác định được luận điểm “Chúng ta không bao giờ thỏa mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người” để từ đó chỉ ra được những lí lẽ tác giả đưa ra để chứng minh.
Lời giải chi tiết:
Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “Chúng ta không bao giờ thỏa mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ, chẳng hạn: người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát; người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn; vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Misissippi) không được đi bầu cử…
Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể, ngay trong lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng khá phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.
Câu 6
Câu 6 (trang 47, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.
Phương pháp giải:
Từ việc đọc văn bản, xác định được đặc điểm, biểu hiện của biện pháp tu từ cụ thể nào đó được sử dụng nhiều nhất và từ đó phân tích tác dụng của nó.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản là biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi…, Tôi có một giấc mơ,...
→ Tác dụng:
- Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái đô quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí)
- Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết do người nói trước đông đảo người nghe.
Câu 7
Câu 7 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Chọn một trong hai luận điểm sau và dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ:
- “Giấc mơ” của Mác - tin Lu-thơ Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.
- “Giấc mơ” của Mác - tin Lu- thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực
Phương pháp giải:
Tự lựa chọn theo bản thân mình, dùng lí lẽ và dẫn chứng (tìm các dẫn chứng thực tế về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ và các quốc gia khác) để làm sáng tỏ.
Lời giải chi tiết:
“Giấc mơ” của Mác - tin Lu-thơ Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.
- Lí lẽ:
+ Một số tổ chức và cá nhân đã đẩy mạnh việc tăng cường đa dạng và xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc trong nơi làm việc. Các công ty đang cố gắng tạo ra môi trường công bằng và đa dạng hơn.
+ Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại nhiều bang ở Mỹ đã đánh dấu một sự chấm dứt phân biệt chủng tộc và địa vị xã hội.
+Hệ thống giáo dục đang cố gắng tạo điều kiện bình đẳng hơn cho mọi học sinh, bất kể chủng tộc hay nguồn gốc xã hội.
+ Phương tiện truyền thông ngày càng tiếp cận mọi người và giúp chia sẻ thông tin về vấn đề phân biệt chủng tộc và khuyến khích sự đoàn kết và sự đồng lòng.
- Dẫn chứng:
+Đạo luật Quyền bình đẳng Dân sự (Civil Rights Act) năm 1964 đã loại bỏ phân biệt chủng tộc ở các cơ sở công cộng.
+ Tháng 2 - 2021, Vơ - gin - ni - a (Viginia) đã trở thành bang đầu tiên ở miền Nam nước Mỹ thông qua nghị quyết công nhận phân biệt chủng tộc là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nhằm thừa nhận những bất công còn tồn tại để xây dựng xã hội bình đẳng và công bằng hơn.
+Khảo sát của Đại học Monmouth cho thấy có tới 76% người Mỹ cho rằng phân biệt chủng tộc là vấn nạn lớn của nước Mỹ, tăng 25% so với 51% trong cuộc khảo sát tương tự năm 2015. Cùng thời điểm, theo một khảo sát khác của Pew, tổ chức nghiên cứu uy tín của Mỹ, 67% người Mỹ ủng hộ phong trào “Quyền được sống của người da màu” (Black lives matter)
Câu 8
Câu 8 (trang 48, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Một trong những nguyên nhân khiến nạn phân biệt chủng tộc đến nay vẫn chưa chấm dứt là do còn tồn tại một bộ phận người dân cho rằng mình thông minh hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn những người và dân tộc khác. Bằng hiểu biết của mình, em hãy lập luận để phản bác quan điểm hoặc suy nghĩ trên.
Phương pháp giải:
Có thể trình bày theo hiểu biết của cá nhân, miễn là thuyết phục để phản bác quan điểm hoặc suy nghĩ trên.
Lời giải chi tiết:
Bản thân em không đồng tính với quan điểm cho rằng một dân tộc cao cả hơn và thông minh hơn so với dân tộc khác, đây thực sự chỉ là một quan điểm hẹp và không được xây dựng trên cơ sở vững chắc của hiểu biết đa mặt về tiến bộ và sự phức tạp của xã hội. Điều này có thể dẫn đến những tư tưởng và hành động gây chia rẽ, xung đột và không tương thích với tinh thần đoàn kết và sự đa dạng của thế giới ngày nay.
Đầu tiên, tiến bộ không thể đo lường chỉ dựa trên một khía cạnh như thông minh. Tiến bộ bao gồm nhiều yếu tố như giáo dục, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội và môi trường sống. Xem một dân tộc cao cả chỉ dựa trên thông minh là một cái nhìn cực đoan và thiếu cân nhắc.
Thứ hai, mỗi dân tộc đều có đặc điểm và đóng góp riêng biệt vào sự phát triển của nhân loại. Việc xem một dân tộc cao cả hơn khác chỉ vì lịch sử, văn minh hoặc công trình tiên tiến là thiếu minh bạch và thiếu công bằng. Các dân tộc có nhiều mặt và cống hiến đa dạng cho thế giới.
Thứ ba, quan điểm này thường xuất phát từ lòng tự tôn và cảm xúc cá nhân, chứ không phải từ sự công bằng và lập luận hợp lý. Nó là kết quả của sự sợ hãi, thiếu hiểu biết và thiếu mở lòng đối với sự đa dạng và đối thoại.
Cuối cùng, để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, chúng ta cần tạo ra môi trường xã hội mà mọi người đều được khuyến khích học hỏi và tôn trọng lẫn nhau. Điều này cần sự tôn trọng và hiểu biết về sự đa dạng văn hóa và nhân loại. Chúng ta cần thúc đẩy tư duy mở và khuyến khích lòng nhân ái, đồng lòng và hợp tác để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mọi người đều được đối xử bình đẳng và có cơ hội phát triển toàn diện.
- Giải bài Một thời đại trong thi ca trang 48 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều