Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 14 sách bài tập văn 11 - Cánh diều>
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó. Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?
Câu 1
Câu 1 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Định hướng trong phần Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí ở SGK (trang 25).
Lời giải chi tiết:
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…
- Ví dụ:
+ Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.
+Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?
- Nhưng cũng có đề văn yêu cầu bàn luận trực tiếp một tư tưởng, đạo lí. Ví dụ:
+ Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.
+ Thế nào là một người bạn chân chính?
Câu 2
Câu 2(trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?
Phương pháp giải:
Xem ý 1.2 trong mục 1. Định hướng ở SGK, trang 26 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).
- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.
- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.
Câu 3
Câu 3 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn “Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.", hãy chọn viết: a) mở bài hoặc kết bài; b) câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.
Phương pháp giải:
Dựa vào gọi ý ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn và chọn viết:
a. Mở bài hoặc kết bài
b. Câu chuyện đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.
Lời giải chi tiết:
- Mở bài:
"Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn" - một câu cách ngôn đơn giản nhưng chứa đựng một thông điệp sâu sắc về cách đối diện với cuộc sống. Ánh sáng luôn đánh bại bóng tối, và trong sự thấu hiểu, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Câu cách ngôn này không chỉ áp dụng trong việc đối mặt với thế giới vật chất, mà còn là hướng dẫn cho tâm hồn ta điều hướng đến hiểu biết và sự lạc quan.
Câu 4
Câu 4 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Khi trình bày và nghe trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí trước lớp, người nói và người nghe cần chú ý những gì (về nội dung và hình thức trình bày)?
Phương pháp giải:
Xem ý c) Nói và nghe, mục 2. Thực hành trong SGK (trang 31), trong đó có nêu lên các điểm người nói và người nghe cần chú ý về nội dung và hình thức trình bày.
Lời giải chi tiết:
Để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, các em cần chú ý:
- Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung cần trình bày.
- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe.
Câu 5
Câu 5 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong kiểm tra và chỉnh sửa việc nói – nghe bài trình bày ý kiến đánh giá, ý bình luận về một tư tưởng, đạo lí, người nói và người nghe cần chú ý những gì?
Phương pháp giải:
Xem lại ý d) Kiểm tra và chỉnh sửa, mục 2. Thực hành trong SGK (trang 32), trong đó có nêu lên các điểm cần chú ý với người nói và người nghe.
Lời giải chi tiết:
- Giải bài tập tiếng Việt trang 11 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Nỗi niềm tương tư trang 10 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Tôi yêu em trang 10 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lời tiễn dặn trang 9 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Sóng trang 8 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều