Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 44 sách bài tập văn 11 - Cánh diều>
Bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng nào?
Câu 1
Câu 1 (trang 44, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng nào?
Phương pháp giải:
Tham khảo các lưu ý trong SGK (ý 1.1 - trang 111) để có thể xác định được các yêu cầu riêng của nghị luận về một tác phẩm kịch.
Lời giải chi tiết:
1 |
Xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch. |
2 |
Thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh) |
3 |
Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật |
Câu 2
Câu 2 (trang 44, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Đối chiếu với những yêu cầu riêng khi phân tích một tác phẩm kịch, hãy cho biết đoạn văn sau tập trung phân tích đặc điểm nào của tác phẩm kịch?
Phương pháp giải:
Đối chiếu với những lưu ý ở câu 1 để xác định vấn đề trung tâm mà đoạn trích đi sâu phân tích
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tập trung phân tích đặc điểm phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh) của tác phẩm kịch
Câu 3
Câu 3 (trang 45, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Lập bảng thống kê các từ lập luận trong văn bản nghị luận và các cách đem lại tính biểu cảm cho lập luận.
Phương pháp giải:
Tham khảo SGK, mục 2.Thực hành, ý 2.2 trang 113 để có thể hoàn thành bảng theo yêu cầu đề.
Lời giải chi tiết:
Các từ lập luận |
Cách thức biểu cảm |
ôi, than ôi, hỡi ôi |
Các từ/ cụm từ/ câu cảm thán |
cần phải, nhất định, không thể không… |
các từ khẳng định |
không thể, không nên…. |
Từ phủ định |
vâng, chẳng lẽ, đúng thế, không, điều ấy đã rõ |
các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc |
quá, lắm, càng… càng.. |
các từ ngữ thể hiện sự đánh giá về mức độ, tính chất |
Câu 4
Câu 4 (trang 45, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Xác định hệ thống các từ lập luận và các cách thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích sau:
Phương pháp giải:
Đối chiếu với các thống kê trong bảng đã lập ở câu 3 và xác định các biểu hiện cụ thể trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Các từ lập luận |
Cách thức biểu cảm |
Nhưng |
Dùng từ như đang tranh luận, bàn cãi |
Vì, và vì |
dùng từ như lí giải, giải thích, làm rõ |
Không |
Từ phủ định |
Câu 5
Câu 5 (trang 46, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng.
Phương pháp giải:
Tham khảo cách tìm ý và lập dàn ý trong SGK, mục 2. Thực hành, mục 2.1, trang 112 - 113.
Lời giải chi tiết:
Đề văn về việc phân tích đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng có thể được xây dựng với các dàn ý sau đây:
I. Mở bài:
- Thông tin cơ bản về tác giả
- Tóm tắt nội dung tác phẩm và văn bản cần phân tích
II. Tìm hiểu ngữ cảnh lịch sử và văn hóa của tác phẩm
- Bối cảnh lịch sử, xã hội khi tác phẩm được sáng tác
- Những ảnh hưởng văn hóa, triết học, tư tưởng tác động lên tác phẩm
III. Phân tích nội dung và ý nghĩa của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
- Trình bày và giải thích ý nghĩa của câu chuyện trong đoạn trích
- Phân tích những tình huống, cảm xúc, tư duy, và ý nghĩa triết học trong đoạn trích
IV. Phân tích ngôn ngữ và kỹ thuật sử dụng trong đoạn trích
-Phân tích các đặc điểm ngôn ngữ, từ ngữ, cú pháp
- Tìm hiểu các kỹ thuật mô tả, so sánh, ẩn dụ, và tu từ sử dụng trong đoạn trích
V. Nhận xét về nội dung đoạn trích
- Đánh giá về cách xây dựng nội dung và ngôn ngữ
- Trình bày ý kiến cá nhân và ảnh hưởng của đoạn trích đối với đời sống, văn học và xã hội
VI. Kết bài:
- Tóm tắt lại các điểm chính đã phân tích
- Đánh giá tổng quan về đoạn trích và tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong ngữ cảnh lịch sử và văn hóa.
Câu 6
Câu 6 (trang 46, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Chọn một ý mà em thấy tâm đắc trong dàn ý đã lập ở câu hỏi số 5 để viết thành đoạn văn theo mô hình diễn dịch có độ dài từ 7 - 10 câu, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ lâp luận và một cách biểu đạt cảm xúc.
Phương pháp giải:
Tham khảo cách sử dụng từ lập luận và phương thức biểu đạt cảm xúc trong ngữ liệu ở SGK (Phần Viết, ý 2.2 trang 114) và trong ngữ liệu ở bài tập 4. Sau đó, vận dụng vào viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về nội dung đoạn trích:
Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của minh.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.
Câu 7
Câu 7 (trang 46, SBT Ngữ văn 11, tập hai):
Lập dàn ý cho bài giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Phương pháp giải:
Tham khảo cách tìm ý và lập dàn ý trong SGK, mục 2. Thực hành, mục 2.1, trang 112 - 113.
Lời giải chi tiết:
I. Tác giả
- Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh ra tại Phú Thọ.
- Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha lại là nhà viết kích nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật sớm được bộc lộ.
- Là nghệ sĩ đa tài, có thể làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh,... nhưng thành công nhất là kịch. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại ông được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất.
II. Tác phẩm
1) Hoàn cảnh ra đời
- Được viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới ra mắt công chúng
- Cốt truyện dân gian được xây dụng thành vở kịch nói hiện đại
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
2) Bố cục
Gồm 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến "Vợ Trương Ba bước vào". Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Phần 2: tiếp đến "Không cần!". Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
- Phần 3: Còn lại. Nội dung là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
3) Giá trị nội dung
Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc thông điệp rằng được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống đúng với những giá trị mình có và theo đuổi giá trị ấy còn quý giá hơn. Khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn thì đó mới được gọi là sự sống thực sự. Đồng thời tác giả muốn nói rằng con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với bản thân, với sự dung tục để hoàn thiên nhân cách và vươn tới giá trị tinh thần cao quý.
4) Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
- Cuộc đối thoại đậm chất triết lí, giàu kịch tính tạo nên chiều sâu triết lí của vở kịch
- Hành động của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều