Giải bài Chí Phèo trang 21 sách bài tập văn 11 - Cánh diều>
Nối các phần được đánh số ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để xác định đúng nội dung chính của mỗi phần trong truyện Chí Phèo (Nam Cao).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Câu 1 (trang 21- 22, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Nối các phần được đánh số ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để xác định đúng nội dung chính của mỗi phần trong truyện Chí Phèo (Nam Cao).
Phương pháp giải:
Đọc và phân tích nội dung truyện Chí Phèo (Nam Cao), từ đó nắm được nội dung chính của từng phần và thực hiện nối sao cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính phần 1: Chí Phèo say rượu, đi khắp trong làng, gặp ai cũng chửi.
→ 1) nối với c)
- Nội dung chính phần 2: Sau khi bị cho đi tù, Chí Phèo lúc này đã trở về, lại tiếp tục rượu chè say khướt, lần này hắn xách chai rượu đến nhà Bá Kiến để kiếm chuyện.
→ 2) nối với a)
- Nội dung chính phần 3: Chí sau đó làm tay sai cho Bá Kiến, ngày ngày rượu chè liên miên, đi vòng vòng khắp nơi tìm người chửi nhau với hắn nhưng không có ai. Chí Phèo cứ vừa đi vừa uống, ra đến bờ sông thì gặp Thị Nở. Sau đó được Thị Nở chăm sóc, nấu cháo cho ăn. Từ đây, Chí Phèo cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở dần dần thức tỉnh.
→ 3) nối g)
- Tình yêu vốn tưởng đẹp đẽ và có kết thúc viên mãn nhưng một ngày Thị Nở nghĩ: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở tới gặp cô mình thì bị ngăn cấm kịch liệt. Vì vậy Thị cũng đành lòng từ chối lời tỏ tình của Chí Phèo vì Chí Phèo chỉ là thằng rạch mặt ăn vạ, ai ai cũng khinh thường.
→ 4) nối với b)
- Sau khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo một lần nữa rơi vào những cơn say, bế tắc và phẫn uất. Hắn tìm đến Bá Kiến để trả thù.
→ 5) nối với d)
- Dân làng chứng kiến cái chết của Chí Phèo và cả lão Bá Kiến thì đều xôn xao, cuối truyện là hình ảnh thị Nở thoáng hiện ra cái lò gạch cũ - tạo nên cái kết mở cho câu chuyện.
→ 6) nối với e)
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao Chí Phèo lại mang dao đi giết bá Kiến và tự sát.
Phương pháp giải:
Đọc và phân tích nội dung phần 5) để có thể thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.
Lời giải chi tiết:
Phân tích diễn biến tâm trạng của Chi Phèo sau khi gặp thị Nở đến trước khi giết bá Kiến được thể hiện rõ trong 2 đoạn:
Đoạn 1: từ “Khi Chí Phèo mở mắt” đến “... còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”
+ Cảm nhận của Chí Phèo về cuộc sống xung quanh: Hắn nhận thấy ánh sáng “Mặt Trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, nghe thấy âm thanh “chim hót ríu rít bên ngoài, tiếng chim hót vui vẻ quá, tiếng cười nói của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá” → “chao ôi là buồn”.
Cảm nhận của Chí Phèo về cơ thể mình: Hắn thấy “miệng đắng, người bùn rùn, chân tay không buồn nhấc, ruột gan nôn nao lên một tí, sợ rượu” → “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”.
Chí Phèo suy nghĩ về cuộc đời mình: quá khứ xa xôi: “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả mua dăm ba sào ruộng làm” → “nao nao buồn”; hiện tại: già, cô độc, đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời → buồn thay cho đời; tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau và cô độc → “đáng sợ”.
Với sự trở lại của giác quan người, cảm xúc người, nhận thức người, “con quỷ dữ làng Vũ Đại” đang thức tỉnh, bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người.
Ngòi bút miêu tả và phân tích tâm lí tài tình của Nam Cao: Bằng yếu tố ngoại cảnh, thủ pháp đồng hiện, ngôn ngữ nửa trực tiếp, ngòi bút nhà văn đã lách vào những vi mạch sâu kín nhất của thế giới nội tâm nhân vật, khơi dòng ý thức, tâm lí làm hiện hình các trạng thái cảm xúc phức tạp trong tâm trí con người.
Đoạn 2: từ “Cũng may thị Nở vào” đến “... hỏi có thị đã” và trả lời các câu hỏ để thấy được tâm trạng của Chí Phèo:
Cảm nhận của Chí Phèo về bát cháo hành: nhìn bát cháo: “mắt hình như ươn ướt”; ngửi bát cháo: “cháo thơm, khói xông lên mũi làm cho nhẹ nhõm”; húp cháo “cháo hành ăn rất ngon, bát cháo làm hắn suy nghĩ nhiều: tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù” → ngạc nhiên, xúc động bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn.
Cảm nhận của Chí Phèo về thị Nở: trông thị thế mà có duyên, cái mũi đỏ của thị bạnh ra, hắn thấy thế cũng không có gì là xấu; muốn làm nũng với thị như với mẹ “say thị lắm”.
Cảm nhận của Chí Phèo về chính mình: hắn hiền, không còn là thằng Chỉ Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người; không còn mạnh nữa, không liều được nữa; lo cho tương lai ốm yếu, cô độc, đói rét → thèm lương thiện, thèm làm hoà với mọi người, muốn được nhận vào xã hội bằng phẳng, thân thiện của người lương thiện, muốn ở một nhà, lấy thị Nở.
→ Bát cháo hành vừa là liều thuốc giải cảm vừa là liều thuốc “giải độc” tâm hồn Chí Phèo. Nhờ bát cháo hành chan chứa yêu thương, cảm xúc người và khát vọng người trong Chí đã được thức tỉnh. Vậy là Chí Phèo đã thực sự hồi sinh, đặt chân lên ngưỡng cửa cuộc sống làm người.
Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật (độc thoại, đối thoại nội tâm), sử dụng chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại mang dao đi giết bả Kiến và tự sát?
Khi không có cách gì níu giữ được thị Nở, Chí Phèo rơi vào tinh thể tuyệt vọng. Chí vật vã, đau đớn. Tuyệt vọng nên hắn lại uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng ý thức rõ về nỗi đau thân phận. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rung rức và cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Chi tiết này được nhà văn nhắc tại nhiều lần nhằm tô đậm niềm khát khao được yêu thương và bi kịch tinh thần của Chí. Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí đã mang dao đi giết bá Kiến và tự sát.
→ Như vậy, Chí đã hành động như một người tỉnh táo với những suy nghĩ sâu sắc. Chí đã nhận ra kẻ thù của mình, người đã đẩy mình vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Cái chết của Chí cũng là tất yếu, vì Chí đã thức tỉnh – nghĩa là anh ta không thể đập phá, chém giết như trước được nữa. Chí muốn lương thiện nhưng không ai cho hắn lương thiện. Kẻ thù của Chí đâu phải chỉ có một mình bá Kiến mà là cả xã hội thối nát và ác độc đương thời. Bởi vậy, Chí phải tìm đến cái chết, chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại Chí phải bán linh hồn cho quỷ dữ; nay linh hồn trở về, Chí phải đổi cả sự sống của mình. Ở Chí, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
Vai trò, ý nghĩa của diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:
Nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở đến trước khi giết bá Kiến, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm li nhân vật (yếu tố ngoại cảnh, thủ pháp đồng hiện, ngôn ngữ nửa trực tiếp, độc thoại và đối thoại nội tâm), lựa chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Qua đó, tác giả khẳng định và tin tưởng vào sức sống bất diệt của bản chất lương thiện ở người nông dân cả khi họ bị bằm nát nhân hình, huỷ hoại nhân tính. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm.
Cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?
Phương pháp giải:
Sau khi đọc tác phẩm kết hợp cùng việc quan sát, phân tích, cảm nhận để có thể rút ra được nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo mà tác giả đã thể hiện cho người đọc thấy là gì đồng thời từ đó nhà văn thể hiện những tư tưởng, tình cảm gì.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là: bần cùng hóa, lưu manh hóa và bị đẩy vào chỗ chết/ bị cự tuyệt quyền làm người. Trong đó, bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất.
Bởi lẽ Chí Phèo tượng trưng cho tầng lớp thấp hèn trong xã hội phong kiến, không có nhận thức, không có những quyền cơ bản của con người; luôn bị những phong kiến, hủ tục, bị quyền thế chèn ép đến mức cùng quẫn. Trong cái xã hội thối rữa ấy, không có chỗ cho kẻ như Chí được quay đầu hoàn lương. Chỉ có cách chết đi, Chí Phèo mới có thể làm lại. Nỗi khốn khổ, tủi nhục vì phải phụ thuộc vào những kẻ quyền thế, bề trên; phụ thuộc vào định kiến xã hội đã khiến cho Chí túng quẫn đến phát điên. Không ai cho Chí được lương thiện, ngay cả người hắn yêu, giúp hắn nhận ra cái đẹp của cuộc sống cũng bị chi phối bởi những định kiến của xã hội; vậy hắn chẳng còn thấy cái gì tốt đẹp và bảo vệ hắn cả. Chỉ cái chết mới khiến hắn dễ chịu nhất.
→ Qua việc xây dựng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính; đồng thời, nhà văn đã phát hiện, khẳng định và trân trọng bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ.
Câu 4
Câu 4 (trang 22, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Theo em, truyện Chí Phèo có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? Chỉ ra biểu hiện cụ thể và tác dụng của những nét đặc sắc nghệ thuật đó.
Phương pháp giải:
Sau khi đọc và phân tích truyện Chí Phèo, cần rút ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài; đồng thời chỉ ra biểu hiện và nêu tác dụng của no.
Lời giải chi tiết:
Truyện Chí Phèo có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Cách mở đầu truyện: Mở đầu truyện là hình ảnh đầy ấn tượng - Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Việc chửi bới của Chí chính là phản ứng của hắn với toàn bộ cuộc đời Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Chi tiết này thật đơn giản, nhưng Nam Cao đã nói được với người đọc rất nhiều về kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hoá, không còn được làm người.
- Tạo dựng không gian và thời gian:
+ Không gian: Toàn bộ truyện diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm này. Làng Vũ Đại có số dân “không quá hai nghìn”, lại “xa phủ, xa tỉnh”; có tôn ti trật tự nghiêm ngặt; đám cường hào ở làng kết bè kéo cánh như một đàn cá tranh mồi; những người dân thấp cổ bé họng, hiền lành suốt đời bị ức hiếp, đè nén, chỉ è cổ làm để nuôi bọn lí hào;... Đây là một không gian sống động, ngột ngạt, đen tối. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Thời gian: Truyện không kết cấu theo trình tự thời gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân vật rồi lại quay lại hiện tại. Thời gian trần thuật trong truyện gói gọn trong khoảng thời gian sáu ngày từ lúc Chí Phèo vừa đi vừa chửi và năm ngày ở bên thị Nở đến buổi sáng giết ba Kiến rồi tự sát. Qua đó, nhà văn đã cho thấy sự hồi sinh và nhấn mạnh bi kịch của Chí Phèo. Sử dụng chi tiết: tiếng chửi, bát cháo hành, các chi tiết về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ / tâm trạng của Chí Phèo,.
– Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật:
nhân vật sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của người kể chuyện; dẫn dắt + Trong truyện, ngôn ngữ kể chuyện là toàn bộ lời giới thiệu, miêu tả đối với người đọc đi vào thế giới của tác phẩm; mách bảo, chỉ dẫn cho người đọc về cách hiểu nhân vật, tình huống và khơi gợi những phản ứng tình cảm của họ. Do vậy, nó gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu của tác phẩm. Ngoài ra, trong truyện, nhà văn còn sử dụng dụng ngôn ngữ trấn thuật nửa trực tiếp. Ở đó lời người kể chuyện (lời gián tiếp) có hàm chứa những yếu tố lời trực tiếp như ý nghĩ, cảm xúc, từ ngữ,. của nhân vật. Nam Cao tạo được giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp thật hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp với lời nửa trực tiếp Do đặc điểm này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng ghép vào nhau. Ngôn ngữ truyện vì thế vừa rất linh hoạt, uyển chuyển vừa có tác dụng thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật.
+ Ngôn ngữ nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật như Chí Phèo, bá Kiến, thị Nở,... Nhưng đôi khi ngôn ngữ của nhân vật cũng được lồng vào ngôn ngữ nửa trực tiếp như trên. Ngôn ngữ của các nhân vật là một phương diện quan trọng thể hiện tính cách, tâm lí của họ, nhất là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Chí Phèo. Qua đó, nhà văn đã phân tích được một cách sâu sắc tâm lí của nhân vật.
– Ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn:
+ Ngôi kể thứ ba.
+ Điểm nhìn gồm có điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, bá Kiến, thị Nở). Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn: giúp cho nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên đồng thời, tạo cho tác phẩm nhiều giọng điệu đan xen lẫn nhau, phong phú và biến hoá, làm nên sức hấp dẫn đối với người đọc.
Câu 5
Câu 5 (trang 22, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của truyện Chí Phèo.
Phương pháp giải:
Từ những hiểu biết, quan sát và phân tích của bản thân đối với tác phẩm, đúc kết được chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề chính của truyện Chí Phèo:
- Phản ánh được cuộc sống cùng quẫn, đen tối của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám
- Khơi sâu bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của những người cùng khổ như Chí Phèo
- Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, nhất là bộc lộ tấm lòng thương cảm sâu xa, thái độ trân trọng thực sự những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Một số chủ đề phụ của truyện Chí Phèo:
- Phê phán giai cấp thống trị tàn bạo đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng
- Phê phán những hủ tục lạc hậu
- Ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người;...
Câu 6
Câu 6 (trang 22-23-24, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Xác định những điểm nhìn được sử dụng trong đoạn trích.
b) Đoạn trích kể về việc gì?
c) Chí Phèo dõng dạc nói: “Tao muốn làm người lương thiện”. Em hiểu lời nói đó như thế nào?
d) Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Em có đồng ý không?
e) Hãy lí giải vì sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự sát? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
g) Nêu cách hiểu của em về hình ảnh ở cuối tác phẩm: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện tại một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích đề bài đã cho,xác định yêu cầu chính và từ khóa quan trọng trong các câu hỏi mà đề bài đưa ra từ đó tìm kiếm thông tin, câu trả lời trong đoạn trích để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích có sự kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả với điểm nhìn của các nhân vật bá Kiến, thị Nở.
b. Đoạn trích kể về việc Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát, thị Nở nghĩ lại việc ăn nằm với Chí Phèo và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.
c. Câu nói "Tao muốn làm người lương thiện" cho thấy Chí Phèo đã ý thức được bi kịch của mình (bị mất nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người), đồng thời, thể hiện khát khao được sống như một người bình thường lương thiện.
d. Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Song không phải như vậy, Chí Phèo giết bá Kiến vì Chí đã nhận ra được kẻ thủ của mình, kẻ đã đẩy mình vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
e. Sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo tự sát. Đây không phải là hành động mù quáng do say rượu. Chí đã thức tỉnh, không thể đập phá và chém giết như trước; Chỉ muốn làm người lương thiện, nhưng ai cho hắn lương thiện. Kẻ thù của Chí không phả chỉ có mình bá Kiến mà là cả xã hội độc ác và thối nát đương thời. Giết bá Kiến rồi Chí cũng không được yên. Bởi vậy, Chí phải tự kết liễu đời mình. Chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bản bộ mặt và linh hồn cho quỷ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí phải đổi cả mạng sống của mình. Niềm khát khao được sống lương thiện lớn hơn cả tính mạng Vì thế, cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời đã khiến người nông dân lương thiện không những bị bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn bị cự tuyệt quyền làm người và bị đẩy vào chỗ chết.
d. Hình ảnh ở cuối tác phẩm (“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”) có sức gợi rất lớn. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là đứa bé mới sinh được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang. Ở cuối tác phẩm, hình ảnh này lại xuất hiện, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi cho người đọc suy nghĩ có thể sẽ có một Chí Phèo con cũng ra đời ở “cái lò gạch cũ” như thế và “nối nghiệp” bố. Như thế, hình ảnh “cái lò gạch cũ có thể được coi như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, nếu như xã hội không có những sự thay đổi lớn lao.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Bài tập ôn tập trang 57 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
- Giải bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11 - Cánh diều