SBT Văn 11 - giải SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều Bài 6: Thơ - SBT Ngữ văn 11 Cánh diều

Giải bài Tình ca ban mai trang 14 sách bài tập văn 11 - Cánh diều


Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Phương pháp giải:

Có thể phân tích hình ảnh “em” trong từng khổ thơ (qua những so sánh khác nhau) để từ đó rút ra ý nghĩa khái quát của hình tượng “em”.

Lời giải chi tiết:

- Khổ thơ 1: “Em đi, như chiều đi/ Gọi chim vườn bay hết”

Câu thơ này phải hiểu là: em đi khiến vũ trụ quanh anh như thay đổi, mất hết sự sống.Vườn chỉ đẹp, chỉ rộn ràng sự sống khi có chim. Vườn không có chim thành hắt hiu, cô quạnh. Em đi là một tình huống để qua đó anh nhận biết em quan trọng với anh đến nhường nào. Đất trời, vũ trụ của anh đều biến đổi.

- Khổ 2: “Em về tựa mai về/ Rừng non xanh lộc biếc”

Em về thì vũ trụ quanh anh, của anh lại hồi sinh, ngập tràn sự sống. Và hanh phúc là ngập tràn khi em ở: nắng trưa cũng trở thành êm mát, chở che (nắng sáng màu xanh che) và ngay cả đêm tối cũng lấp lánh hạnh phúc.

Như vậy, hình ảnh thiên nhiên và thời gian được so sánh với “em” để làm nổi bật ý nghĩa của em trong anh: có em là có tất cả. Vũ trụ đổi thay theo em. Không em thì ngày cũng tàn, trời đất cũng tàn tạ. Có  em thì dù là trưa hay đêm vẫn ắp đầy tình yêu, sự sống

Câu 2

Câu 2 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Sức mạnh của tình yêu lứa đôi (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 6,7 và 8?

Phương pháp giải:

Phân tích nội dung của khổ thơ 6, 7 và 8; đặc biệt tậm trung vào những chi tiết, câu thơ nói về tình yêu đôi lứa để có thể cảm nhận được sức mạnh của tình yêu đôi lứa được thể hiện trong các khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

Từ khổ thơ 6 có sự thay đổi quan trọng: từ “tình em” đã chuyển sang “tình ta” (tình yêu của anh và em). Tình yêu này thách thức những thay đổi của thế giới khách quan, mang trong nó khả năng hồi sinh kì diệu:

“Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều đi hết

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về”

Có tình yêu, vũ trụ luôn chứa đầy năng lượng sống tích cực (phân tích sâu ý nghĩa của phép so sánh: “Tình ta như lộc biếc”)

Không chỉ thế, ngay cả khi cách xa, ngay cả khi không có “em” (câu thơ “Dù nắng trưa không ở” cần đọc trong sự kết nối với câu thơ “Em ở trời trưa ở” ở khổ 3) thì tình yêu vẫn vượt lên tất cả, vẫn đong đầy hạnh phúc:

“Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít”

(Hay các em có thể so sánh sự khác biệt của hai sắc thái: “Rải hạt vàng chi chít” (dòng 8) và “Mọc sao vàng chi chít”)

Câu 3

Câu 3 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Phương pháp giải:

So sánh, đối chiếu và phân tích về mặt nội dung, ý nghĩa biểu đạt để chỉ ra được sự khác biệt ở khổ thơ cuối so với những khổ thơ trước đó.

Lời giải chi tiết:

  - Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó:

+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.

→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.

Câu 4

Câu 4 (trang 15, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Có thể có những cách hiểu nào về nhan đề bài thơ: Tình ca ban mai ?

Phương pháp giải:

Kết hợp với việc phân tích nội dung và đọc nhan đề bài thơ để phân tích ý nghĩa chính của nhan đề theo ý hiểu của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của bài thơ được xây dựng rất độc đáo. Đó là sự ghép chung của hai danh từ tình ca ban mai. Giữa hai danh từ này không có một quan hệ từ nào và vì thế nó để ngỏ cho những cách hiểu khác nhau.

Có thể hiểu là tình ca về ban mai: tình ca về sự khởi đầu, về sự sống.

Cũng có thể hiểu là tình ca từ/ của ban mai: tình ca là âm thanh đẹp đẽ được cất lên từ ban mai.

Lại cũng có thể hiểu: tình ca luôn mang tính chất của ban mai - luôn là sự lạc quan, là ánh sáng, là hồi sinh.

Câu 5

Câu 5 (trang 15, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích nét độc đáo của dòng thơ: “Nắng sáng màu xanh che”

Phương pháp giải:

Để hiểu vẻ đẹp của dòng thơ: “Nắng sáng màu xanh che” phải nhìn nó trong mối quan hệ với dòng thơ trước đó: “Em ở trời trưa ở”

Lời giải chi tiết:

Nắng ở đây vì thế là nắng trưa. Nhưng vì gắn với “em ở” nên nắng cũng mang sắc màu thật dịu dàng, thật đẹp (sáng màu xanh). Tuy nhiên, độc đáo nhất là từ “che”. Đây là một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: khiến nắng không chỉ có màu mà có hình hài của chiếc ô che chở, ôm ấp. Nắng của tình yêu nên đem lại sự ấm áp - êm mát.

Câu 6

Câu 6 (trang 15, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảm nhận của em về hình tượng “hoa em” trong câu kết bài thơ.

Phương pháp giải:

Bám sát vào hình tượng “hoa em” cùng nội dung thơ ở những câu trước - câu sau để đưa ra những cảm nhận, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Đây cũng chính là một trường hợp cho thấy sự dụng công và điêu luyện trong ngôn ngữ của Chế Lan Viên.

“Hoa em” có thể hiểu là hoa và em, hoa cùng em về trong ánh ban mai (của tình yêu). Nhưng “hoa em” cũng có thể được hiểu em cũng như hoa, em là một loài hoa đẹp. “Hoa em” như thế là loài hoa đã được Chế Lan Viên sáng tạo ra trong thơ và bằng thơ.

Về cách tổ chức ngôn ngữ với sự sóng đôi của hai hình ảnh: Xem thêm gợi ý giải trả lời câu hỏi 4.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí