SBT Văn 11 - giải SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều Bài 1: Thơ và truyện thơ - SBT Ngữ văn 11 Cánh diều

Giải bài Lời tiễn dặn trang 9 sách bài tập văn 11 - Cánh diều


Lời tiễn dặn là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó? Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Lời tiễn dặn là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó?

Phương pháp giải:

Phân tích nội dung thơ để từ đó xác định và chỉ ra được lời tiễn dặn là lời của ai nói với ai.

Lời giải chi tiết:

Lời tiễn dặn là lời của chàng trai nói với người yêu của mình. Có thể xác định được thông qua chi tiết thơ, cách xưng hô của nhân vật chủ thể: “Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng…”, “Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!”....

Câu 2

Câu 2 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu nội dung phần  (1) của đoạn trích, tập trung vào phần đối thoại để thấy được nội dung câu chuyện mà chàng trai và cô gái nói với nhau. Từ đó có được những ngữ liệu trả lời cho câu hỏi mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

- Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về hoàn cảnh của hai người đang gặp phải. Họ đau khổ, xót xa khi yêu nhau nhưng không thể tới bên nhau. ọ yêu nhau chưa được bao lâu thì chàng trai đã phải đưa tiễn người yêu về làm dâu nhà người khác. Trên đường về nhà chồng cô gái thổ lộ tâm trạng cô đơn, thương nhớ, không muốn xa rời người yêu. Chúng trai an ủi, động viên cô gái bằng những lời ước hẹn: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông / Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi giá bụa về già.”.

- Qua những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống tâm trạng đau khổ, nhớ thương, quyến luyến không muốn chia tay. Họ gửi gắm lời ước hẹn ở tương lai sẽ được kết duyên cùng nhau.

Câu 3

Câu 3  (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh đau khổ của cô gái khi ở nhà chồng.

Phương pháp giải:

Phân tích nội dung phần (2) để thấy được những thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh đau khổ của cô gái khi ở nhà chồng.

Lời giải chi tiết:

Khi chàng trai chứng kiến tình cảnh đau khổ, bị hành hạ, đánh đập, bỏ đói của cô gái khi ở nhà chồng, chàng trai cảm thấy đau xót, dằn vặt và bất lực không thể làm gì được: “Cơ khổ thân em bụi lắm chôn vùi", ân cần chăm sóc: “Đầu bù anh chải cho − Tóc rối đưa anh búi hộ”, thuốc thang cho cô gái: “Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”.

Câu 4

Câu 4 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Qua những cảm nhận, phân tích nội dung bài thơ và từ cái nhìn, cảm nhận của bản thân, đưa ra những đánh giá của em về nhân vật chàng trai.

Lời giải chi tiết:

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, có thể thấy nhân vật này là người con trai chung thủy, son sắt và hết mực yêu thương người yêu của mình. Nhưng vì hoàn cảnh trắc trở, khó khăn mà hai người gặp phải, chàng trai chỉ có thể bất lực đứng nhìn người mình yêu bị đối xử tệ bạc. Chàng chẳng biết làm gì ngoài lời an ủi, động viên, hành động ân cần, chăm sóc người mình yêu. Đây là một người đàn ông chung thủy, hết lòng vì người mình yêu nhưng lại gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong tình duyên, khiến anh không thể ở bên người mình yêu.

Câu 5

Câu 5 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra những câu thơ có biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc; đồng thời phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật đó.

Phương pháp giải:

Sau khi tìm hiểu và phân tích nội dung bài thơ, em hãy liệt kê ra những câu thơ có biện pháp lặp cấu trúc và đòng thời phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật đó.

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Câu 6 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

Tìm trong đoạn trích những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, từ đó cảm nhận và phân tích tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.

- Cách sử dụng những hình ảnh với cặp đôi gắn bó quen thuộc trong đời sống tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt rất gần gũi, quen thuộc của người dân miền núi để nói về tình yêu thủy chung, son sắt.

+ Hình ảnh từ đời sống tự nhiên: cá - nước,lúa - ruộng, mùa nước đỏ - cá về, chim tăng ló - gọi hè, chết thành sông - nước uống mát lòng , chết thành đất - dây trâuf xanh thẳm, chết thành bèo - trôi nổi ao chung.

+ Hình ảnh từ đời sống sinh hoạt: chết thành muôi - múc xuống cùng bát.

+ Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân miền núi: chim chích trên cao lượn vòng, chim nhạn bay quanh nhà, nước đập bè chìm, sóng xô bè vỡ, thác trào dòng củi vướng, guồng gỗ, tơ rối, tơ vò, lam ống thuôc, bán trâu ngoài chợ, thu lúa muôn bông.

Tác dụng của những hình ảnh đó:

Những hình ảnh trong đoạn trích Lời tiễn dặn đã làm đậm màu sắc dân tôch:

+ Trong ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

+ Thiên nhiên và cuộc sống xã hội của người dân miền núi

+ Tâm lý, tính cách của người dân miền núi.

Câu 7

Câu 7  (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Thông điệp mà đoạn trích Lời tiễn dặn muốn gửi đến người đọc là gì? Ý nghĩa của thông điệp đó đối với cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Từ đoạn trích Lời tiễn dặn rút ra cho mình bức thông điệp ý nghĩa nhất và nêu rõ.

Lời giải chi tiết:

- Thông điệp mà đoạn trích Lời tiễn dặn muốn gửi đến người đọc:

+ Những đau khổ trong tình yêu và hôn nhân của người dân miền núi trong xã hội cũ.

+ Vẻ đẹp của tình yêu son sắt thuỷ chung.

+ Sự phản kháng tập tục hôn nhân lạc hậu của người Thái xưa và khát vọng giải phóng khỏi tập tục hôn nhân đó (Nỗi đau khổ và quyết tâm gắn bó của chàng trai và cô gái đã thể hiện sự phản kháng lại tập tục và khát vọng giải phóng khỏi tập tục hồn nhân lạc hậu của nam nữ thanh niên Thái).

- Ý nghĩa của thông điệp:

+ Sự chung thuỷ ở đâu và khi nào cũng là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa.

* Quan niệm về tình yêu và hôn nhân lành mạnh vẫn là vấn đề mang tính thời sự đối với lớp trẻ hiện nay.

* Giải phóng đồng bào miền núi khỏi những tập tục lạc hậu, phát huy mọi tiềm Hằng, mọi khả năng của người dân miền núi để xây dựng một đời sống xã hội văn minh, phát triển về mọi mặt của người dân miền núi đang là sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước.

Câu 8

Câu 8 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra một đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian được thể hiện trong đoạn trích Lời tiễn dặn

Phương pháp giải:

Sau khi đọc và cảm nhận nội dung của đoạn trích  Lời tiễn dặn, kết hợp cùng việc đọc lại phần Kiến thức ngữ văn trong SGK viết về Truyện thơ dân gian để nắm được những đặc điểm cơ bản của thể loại này (về tính nguyên hợp, về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, về kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện), tự đúc kết và chỉ ra một đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian được thể hiện.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí