Câu 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 phần bài tập trong SBT – Trang 75,76 Vở bài tập Vật lí 9>
Giải bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 phần bài tập trong SBT – Trang 75,76 VBT Vật lí 9. Để làm nam châm điện mạnh với dòng điện có cường độ cho trước thì ...
I – BÀI TẬP TRONG SBT
26.1.
Để làm nam châm điện mạnh với dòng điện có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều hay ít vòng dây dẫn quanh một ống dây cách điện.
Phương pháp giải:
Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
Lời giải chi tiết:
Nên dùng dây dẫn mảnh để quấn nhiều vòng, vì tác dụng từ của nam châm điện tăng khi số vòng dây nam châm điện mà không phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn.
26.2.
Một thanh thép có một đầu được sơn màu đỏ, đầu kia được sơn màu xanh. Dùng một nam châm điện hình chữ U để từ hóa thanh thép này (hình 26.1).
Hãy mô tả bằng hình vẽ và giải thích cách đặt thanh thép đó lên nam châm điện để sau khi từ hóa, đầu sơn đỏ của thanh thép trở thành từ cực Bắc.
Phương pháp giải:
Vận dụng tính chất của nam châm.
Lời giải chi tiết:
Cách đặt thanh thép được mô tả trên hình 26.1. Trên hình vẽ ta thấy, các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi vào thanh thép tạo thành đường cong khép kín. Thanh thép bị từ hóa, nằm định hướng theo chiều của từ trường, có nghĩa là các đường sức từ đi vào đầu sơn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép. Đầu sơn đỏ của thanh thép sau khi bị từ hóa đã trở thành từ cực Bắc.
26.3.
Điện kế là dụng cụ được dùng để phát hiện dòng điện. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một cái la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).
a. Mức độ phát hiện được dòng điện yếu của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b. Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra trên hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
a) Độ nhạy của điện kế phụ thuộc vào số vòng dây của ống dây và độ lớn của cường độ dòng điện qua ống dây.
b) Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.
26.4
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây (hình 26.3). Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Hãy giải thích hoạt động của ampe kế khi có dòng điện đi qua ống dây.
Lời giải chi tiết:
Tấm sắt được hút vào trong lòng ống dây khi có dòng điện đi qua ống dây. Khi đó kim chỉ thị K quay quanh trục 0 và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Câu 35.a, 35.b phần bài tập bổ sung – Trang 99,100 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 51.a, 51.b phần bài tập bổ sung – Trang 143 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 56.a, 56.b phần bài tập bổ sung – Trang 158 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 62.1, 62.2, 62.3, 62.4 phần bài tập trong SBT – Trang 173,174 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 phần bài tập trong SBT – Trang 26 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục II - Phần A - Trang 25 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 61.a, 61.b phần bài tập bổ sung – Trang 172 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 60.a, 60.b phần bài tập bổ sung – Trang 169 Vở bài tập Vật lí 9