Câu 25.1, 25.2, 25.3, 25.4 phần bài tập trong SBT – Trang 73,74 Vở bài tập Vật lí 9>
Giải bài 25.1, 25.2, 25.3, 25.4 phần bài tập trong SBT – Trang 73,74 VBT Vật lí 9.
I - BÀI TẬP TRONG SBT
25.1.
Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
a. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn có tác dụng từ nữa không?
b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?
Phương pháp giải:
- Sau khi bị nhiễm từ, lõi sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
Lời giải chi tiết:
a) Nếu ngắt dòng điện thì nam châm điện không còn tác dụng từ.
b) Lõi của nam châm điện không được là thép vì khi ngắt điện, thép còn giữ được từ tính, nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.
25.2.
Trong nam châm điện được vẽ trên hình 25.1, nếu thay lõi sắt non bằng lõi niken thì:
a. Từ trường có mạnh hơn cuộn dây không có lõi không?
b. Đầu A của cuộn dây là cực từ gì?
Phương pháp giải:
- cuộn dây có lõi sẽ có từ trường mạnh hơn cuộn dây không lõi
- từ trường của ống dây được xác định bằng qui tắc nắm bàn tay phải
- từ trường đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam
Lời giải chi tiết:
a) Nếu thay lõi sắt non bằng lõi niken thì từ trường sẽ mạnh hơn cuộn dây không có lõi.
b. Đầu A của ống dây là từ cực Bắc, đầu B là từ cực Nam.
25.3.
Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.
a. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?
b. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
Phương pháp giải:
- Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
- Các nam châm đặt gần nhau cùng cực thì đẩy, trái cực thì hút
Lời giải chi tiết:
a) Vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của nam châm thì bị nhiễm từ nên có thể khẳng định nó đã trở thành nam châm.
b) Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.1.
c) Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và sẽ trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó bị nam châm hút.
25.4.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.
D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.
Phương pháp giải:
Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
Lời giải chi tiết:
Chọn A vì thép giữ được từ tính lâu dài sau khi bị nhiễm từ nên trở thành một nam châm vĩnh cửu
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Câu 35.a, 35.b phần bài tập bổ sung – Trang 99,100 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 51.a, 51.b phần bài tập bổ sung – Trang 143 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 56.a, 56.b phần bài tập bổ sung – Trang 158 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 62.1, 62.2, 62.3, 62.4 phần bài tập trong SBT – Trang 173,174 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 phần bài tập trong SBT – Trang 26 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục II - Phần A - Trang 25 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 61.a, 61.b phần bài tập bổ sung – Trang 172 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 60.a, 60.b phần bài tập bổ sung – Trang 169 Vở bài tập Vật lí 9