Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 9

Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất là C2H2?

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất là C2H2?

  • A.

    C4H4

  • B.

    C6H6

  • C.

    C8H8

  • D.

    C3H4

Câu 2 :

Theo thuyết Bronsted – Lowry, chất nào sau đây là acid?

  • A.

    NH3

  • B.

    NaOH

  • C.

    C2H5OH

  • D.

    CH3COOH

Câu 3 :

Cặp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ

  • A.

    CO, NaHCO3

  • B.

    C2H5Br, CH5N

  • C.

    NaCN, K2CO3

  • D.

    CaC2, CaCO3

Câu 4 :

Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

  • A.

    CH3OH, C2H5OH       

  • B.

    CH3OCH3, CH3CHO        

  • C.

    C2H5OH, C2H4(OH)2 

  • D.

    C2H5Cl, CH3Br

Câu 5 :

Khi cháy, sulfur cũng như hợp chất của sulfur tạo khí SO2. Khí SO2 làm mất tím dung dịch thuốc tím theo sơ đồ phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ H2SO4 + MnSO4 + K2SO4. Hàm lượng sulfur cho phép trong xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu hùynh trong một loại xăng, người ta đốt cháy hoàn toàn 10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO2, SO2 và H2O. Thấy lượng sản phẩm cháy này làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10-4 mol KMnO4. Hàm lượng sulfur có trong mẫu xăng trên là

  • A.

    0,27%         

  • B.

    0,72%.         

  • C.

    0,35%.         

  • D.

    0,28%.

Câu 6 :

Dựa vào các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR ta có thể dự đoán được?

  • A.

    thành phần cấu tạo nên hợp chất hữu cơ.

  • B.

    màu sắc của các hợp chất hữu cơ.

  • C.

    nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.

  • D.

    tính chất của các hợp chất hữu cơ.

Câu 7 :

Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau là phương pháp nào sau đây?

  • A.

    Phương pháp chưng cất.

  • B.

    Phương pháp chiết

  • C.

    Phương pháp kết tinh.

  • D.

    Sắc kí cột.

Câu 8 :

Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?

  • A.

    Phương pháp chưng cất.

  • B.

    Phương pháp chiết

  • C.

    Phương pháp kết tinh.

  • D.

    Sắc kí cột.

Câu 9 :

Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là

  • A.

    C1,5H3O1,5.

  • B.

    CH2O.

  • C.

    C3H4O3.

  • D.

    CHO2.

Câu 10 :

Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

  • A.

    peak [M+] lớn nhất.   

  • B.

    peak [M+] nhỏ nhất.

  • C.

    peak xuất hiện nhiều nhất.

  • D.

    nhóm peak xuất hiện nhiều nhất. 

Câu 11 :

Hợp chất hữu cơ X có 82,76 % khối lượng là carbon, còn lại là hydrogen. Công thức đơn giản nhất của X là

  • A.

    CH5.

  • B.

    C5H.

  • C.

    C2H5.

  • D.

    C5H2.

Câu 12 :

Xác định công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất sau: 

  • A.

    CH3CH2CH2COOH.   

  • B.

    CH3CH2COOH.         

  • C.

    CH3CH2CH2OH.        

  • D.

    CH3CH2CHOHCHO.

Câu 13 :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm methylen (CH2) được gọi là hiện tượng 

  • A.

    đồng phân.

  • B.

    đồng vị.

  • C.

    đồng đẳng.

  • D.

    đồng khối.

Câu 14 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.

    C2H5OH, CH3OCH3.  

  • B.

    CH3OCH3, CH3CHO.

  • C.

    CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

  • D.

    C4H10, C6H6.

Câu 15 :

Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một hợp chất X như sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    CH2=CH−CH2−CH=CH2.

  • B.

    CH2=C=CH2.

  • C.

    CH2=CH−CH=CH2.   

  • D.

    CH3−CH=CH−CH3.

Câu 16 :

Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

  • A.

    (1).

  • B.

    (2).

  • C.

    (3).

  • D.

    (4).

Câu 17 :

Số lượng đồng phân mạch hở, có hai liên kết đôi, ứng với công thức phân tử C4H6 là 

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    2

Câu 18 :

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức?

  • A.

    CH3OCH3 và CH3OH

  • B.

    CH3COOH và CH3CH2COOH

  • C.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

  • D.

    CH≡CCH2CH3 và CH3CH2 = CH – CH = CH2

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Khói thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hoạt chất có độc trong thuốc lá là nicotine. Kết quả phân tích nguyên tố của nicotine cho thành phần phần trăm khối lượng như sau: 74,07%C, 8,65%H, 17,28%N. Phân tử khối của nicotine được xác định thông qua phổ khối lượng thấy có phân tử khối là 162.

a. Nicotine thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon.

Đúng
Sai

b. Trên phổ khối lượng của nicotine xuất hiện peak ion phân tử [M+] tại giá trị m/z = 162.

Đúng
Sai

c. Công thức đơn giản của nicotine là C5H7N

Đúng
Sai

d. Công thức phân tử của nicotine trùng với công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố có trong hợp chất X là 90% C và 10% H. Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 40.

a. Công thức thực nghiệm của X là CH2.

Đúng
Sai

b. Công thức phân tử của X là C3H6

Đúng
Sai

c. Trong X có 1 liên kết π.

Đúng
Sai

d. X có đồng phân mạch thẳng và mạch nhánh.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen  bằng quá trình Habber như sau:

a. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp trong buồng phản ứng gồm ammonia, nitrogen và hydrogen.

Đúng
Sai

b. Nếu giảm áp suất của hệ thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận

Đúng
Sai

c. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Vì vậy, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, cần phải giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu giảm nhiệt độ xuống thấp thì tốc độ phản ứng lại nhỏ.

Đúng
Sai

d. Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và năng lượng liên kết H-H, N-H lần lượt là 436 kJ mol-1 và 389 kJ mol-1 sẽ xác định được năng lượng liên kết trong phân tử N2 ở cùng điều kiện là 934 kJ mol-1.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (N, P) trong các nguồn nước làm cho các sinh vật trong nước như vi khuẩn, tảo, rong, rêu,… phát triển nhanh.

a. Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng do nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ... chưa xử lí triệt để thải vào ao hồ.

Đúng
Sai

b. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh và làm tăng nguồn oxygen của tôm, cá, … gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Đúng
Sai

c. Các loại tôm, cá, … ở ao hồ có hiện tượng phú dưỡng thường khỏe mạnh và béo tốt vì có nguồn chất dinh dưỡng phong phú.

Đúng
Sai

d. Để khắc phục hiện tượng phú dưỡng ta cần xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường, sử dụng phân bón đúng liều lượng, khơi thông kênh rạch, ao hồ, lưu thông dòng nước.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 3). Tỉ khối của hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là?

Đáp án:

Câu 2 :

Hòa tan hết 5,07 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V mL dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của V là bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 3 :

Cho các chất sau: CH4, CH3-CH2-NH2, CH2=CH2, CH3-COOH, CH2=C(CH3)-CH=CH2, C3H5(OH)3, CH≡CH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOCH2CH3, H2N-CH(CH3)-COOH. Có bao nhiêu chất thuộc dẫn xuất của hydrocarbon?

Đáp án:

Câu 4 :

Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Số nguyên tử nitrogen trong Atabrine là?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất là C2H2?

  • A.

    C4H4

  • B.

    C6H6

  • C.

    C8H8

  • D.

    C3H4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức đơn giản nhất.

Lời giải chi tiết :

C3H4 không có công thức đơn giản là C2H2.

Đáp án D

Câu 2 :

Theo thuyết Bronsted – Lowry, chất nào sau đây là acid?

  • A.

    NH3

  • B.

    NaOH

  • C.

    C2H5OH

  • D.

    CH3COOH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thuyết acid – base của Bronsted – Lowry.

Lời giải chi tiết :

CH3COOH có khả năng nhường proton H+ nên là acid.

Đáp án D

Câu 3 :

Cặp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ

  • A.

    CO, NaHCO3

  • B.

    C2H5Br, CH5N

  • C.

    NaCN, K2CO3

  • D.

    CaC2, CaCO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

C2H5Br, CH5N thuộc hợp chất hữu cơ.

Đáp án B

Câu 4 :

Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

  • A.

    CH3OH, C2H5OH       

  • B.

    CH3OCH3, CH3CHO        

  • C.

    C2H5OH, C2H4(OH)2 

  • D.

    C2H5Cl, CH3Br

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm đồng đẳng.

Lời giải chi tiết :

CH3OH, C2H5OH là đồng đẳng của nhau.

Đáp án A

Câu 5 :

Khi cháy, sulfur cũng như hợp chất của sulfur tạo khí SO2. Khí SO2 làm mất tím dung dịch thuốc tím theo sơ đồ phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ H2SO4 + MnSO4 + K2SO4. Hàm lượng sulfur cho phép trong xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu hùynh trong một loại xăng, người ta đốt cháy hoàn toàn 10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO2, SO2 và H2O. Thấy lượng sản phẩm cháy này làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10-4 mol KMnO4. Hàm lượng sulfur có trong mẫu xăng trên là

  • A.

    0,27%         

  • B.

    0,72%.         

  • C.

    0,35%.         

  • D.

    0,28%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng làm mất màu thuốc tím của SO2.

Lời giải chi tiết :

5SO2       +           2KMnO4 + 2H2O ⟶ 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

 8,75.10-4         ← 3,5.10-4

n S = n SO2 =  8,75.10-4 mol

%S trong xăng = \(\frac{{8,{{75.10}^{ - 4}}.32}}{{10}}.100 = 0,28\% \)

Đáp án D     

Câu 6 :

Dựa vào các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR ta có thể dự đoán được?

  • A.

    thành phần cấu tạo nên hợp chất hữu cơ.

  • B.

    màu sắc của các hợp chất hữu cơ.

  • C.

    nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.

  • D.

    tính chất của các hợp chất hữu cơ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ IR.

Lời giải chi tiết :

Phổ IR có thể dự đoán được nhóm chức của phân tử hợp chất hữu cơ.

Đáp án C

Câu 7 :

Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau là phương pháp nào sau đây?

  • A.

    Phương pháp chưng cất.

  • B.

    Phương pháp chiết

  • C.

    Phương pháp kết tinh.

  • D.

    Sắc kí cột.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Dùng phương pháp sắc kí cột.

Đáp án D

Câu 8 :

Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?

  • A.

    Phương pháp chưng cất.

  • B.

    Phương pháp chiết

  • C.

    Phương pháp kết tinh.

  • D.

    Sắc kí cột.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc phương pháp chiết.

Đáp án B

Câu 9 :

Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là

  • A.

    C1,5H3O1,5.

  • B.

    CH2O.

  • C.

    C3H4O3.

  • D.

    CHO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức đơn giản nhất.

Lời giải chi tiết :

C6H12O6 có công thức đơn giản là CH2O

Đáp án B

Câu 10 :

Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

  • A.

    peak [M+] lớn nhất.   

  • B.

    peak [M+] nhỏ nhất.

  • C.

    peak xuất hiện nhiều nhất.

  • D.

    nhóm peak xuất hiện nhiều nhất. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phổ MS.

Lời giải chi tiết :

Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của peak [M+] lớn nhất.

Đáp án A

Câu 11 :

Hợp chất hữu cơ X có 82,76 % khối lượng là carbon, còn lại là hydrogen. Công thức đơn giản nhất của X là

  • A.

    CH5.

  • B.

    C5H.

  • C.

    C2H5.

  • D.

    C5H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

%H  = 100% - 82,76% = 17,24%

C : H = \(\frac{{82,76}}{{12}}:\frac{{17,24}}{1} = 6,89:17,28 = 1:2,5 = 2:5\)

Đáp án C

Câu 12 :

Xác định công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất sau: 

  • A.

    CH3CH2CH2COOH.   

  • B.

    CH3CH2COOH.         

  • C.

    CH3CH2CH2OH.        

  • D.

    CH3CH2CHOHCHO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Câu 13 :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm methylen (CH2) được gọi là hiện tượng 

  • A.

    đồng phân.

  • B.

    đồng vị.

  • C.

    đồng đẳng.

  • D.

    đồng khối.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm đồng đẳng.

Lời giải chi tiết :

Các phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm – CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau là đồng đẳng của nhau.

Đáp án C

Câu 14 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A.

    C2H5OH, CH3OCH3.  

  • B.

    CH3OCH3, CH3CHO.

  • C.

    CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

  • D.

    C4H10, C6H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về đồng phân.

Lời giải chi tiết :

C2H5OH, CH3OCH3 là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử C2H6O.

Đáp án A

Câu 15 :

Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một hợp chất X như sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    CH2=CH−CH2−CH=CH2.

  • B.

    CH2=C=CH2.

  • C.

    CH2=CH−CH=CH2.   

  • D.

    CH3−CH=CH−CH3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo thu gọn của X.

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo thu gọn của X là: CH2 = CH – CH = CH2.

Đáp án C

Câu 16 :

Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

  • A.

    (1).

  • B.

    (2).

  • C.

    (3).

  • D.

    (4).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ IR.

Lời giải chi tiết :

Nhóm chức C=O có tín hiệu đặc trưng khoảng 1725 – 1700 cm-1

Đáp án A

Câu 17 :

Số lượng đồng phân mạch hở, có hai liên kết đôi, ứng với công thức phân tử C4H6 là 

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách vẽ đồng phân.

Lời giải chi tiết :

C4H6 có số đồng phân mạch hở, có hai liên kết đôi là

CH2 = CH – CH = CH2 (1)

CH2 = C = CH – CH3 (2)

Đáp án D

Câu 18 :

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức?

  • A.

    CH3OCH3 và CH3OH

  • B.

    CH3COOH và CH3CH2COOH

  • C.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

  • D.

    CH≡CCH2CH3 và CH3CH2 = CH – CH = CH2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các loại đồng phân.

Lời giải chi tiết :

CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3 là đồng phân vị trí nhóm chức do nhóm – OH liên kết với carbon ở vị trí khác nhau.

Đáp án C

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Khói thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hoạt chất có độc trong thuốc lá là nicotine. Kết quả phân tích nguyên tố của nicotine cho thành phần phần trăm khối lượng như sau: 74,07%C, 8,65%H, 17,28%N. Phân tử khối của nicotine được xác định thông qua phổ khối lượng thấy có phân tử khối là 162.

a. Nicotine thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon.

Đúng
Sai

b. Trên phổ khối lượng của nicotine xuất hiện peak ion phân tử [M+] tại giá trị m/z = 162.

Đúng
Sai

c. Công thức đơn giản của nicotine là C5H7N

Đúng
Sai

d. Công thức phân tử của nicotine trùng với công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Nicotine thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon.

Đúng
Sai

b. Trên phổ khối lượng của nicotine xuất hiện peak ion phân tử [M+] tại giá trị m/z = 162.

Đúng
Sai

c. Công thức đơn giản của nicotine là C5H7N

Đúng
Sai

d. Công thức phân tử của nicotine trùng với công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phổ MS.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. đúng

c. đúng

d. sai, công thức phân tử nicotine là C10H14N2.

Câu 2 :

Thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố có trong hợp chất X là 90% C và 10% H. Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 40.

a. Công thức thực nghiệm của X là CH2.

Đúng
Sai

b. Công thức phân tử của X là C3H6

Đúng
Sai

c. Trong X có 1 liên kết π.

Đúng
Sai

d. X có đồng phân mạch thẳng và mạch nhánh.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Công thức thực nghiệm của X là CH2.

Đúng
Sai

b. Công thức phân tử của X là C3H6

Đúng
Sai

c. Trong X có 1 liên kết π.

Đúng
Sai

d. X có đồng phân mạch thẳng và mạch nhánh.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử C: \(\frac{{40.90\% }}{{12}} = 3\)

Số nguyên tử H: \(\frac{{40.10\% }}{1} = 4\)

a. sai, công thức thực nghiệm của X là C3H4.

b. sai, công thức phân tử X là C3H4

c. sai, trong X có 2 liên kết pi

d. sai, X không có đồng phân mạch nhánh.

Câu 3 :

Phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen  bằng quá trình Habber như sau:

a. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp trong buồng phản ứng gồm ammonia, nitrogen và hydrogen.

Đúng
Sai

b. Nếu giảm áp suất của hệ thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận

Đúng
Sai

c. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Vì vậy, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, cần phải giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu giảm nhiệt độ xuống thấp thì tốc độ phản ứng lại nhỏ.

Đúng
Sai

d. Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và năng lượng liên kết H-H, N-H lần lượt là 436 kJ mol-1 và 389 kJ mol-1 sẽ xác định được năng lượng liên kết trong phân tử N2 ở cùng điều kiện là 934 kJ mol-1.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp trong buồng phản ứng gồm ammonia, nitrogen và hydrogen.

Đúng
Sai

b. Nếu giảm áp suất của hệ thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận

Đúng
Sai

c. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Vì vậy, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, cần phải giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu giảm nhiệt độ xuống thấp thì tốc độ phản ứng lại nhỏ.

Đúng
Sai

d. Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và năng lượng liên kết H-H, N-H lần lượt là 436 kJ mol-1 và 389 kJ mol-1 sẽ xác định được năng lượng liên kết trong phân tử N2 ở cùng điều kiện là 934 kJ mol-1.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào quy trình tổng hợp Habber.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. sai, tăng áp suất của hệ thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận

c. đúng

d. đúng

Câu 4 :

Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (N, P) trong các nguồn nước làm cho các sinh vật trong nước như vi khuẩn, tảo, rong, rêu,… phát triển nhanh.

a. Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng do nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ... chưa xử lí triệt để thải vào ao hồ.

Đúng
Sai

b. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh và làm tăng nguồn oxygen của tôm, cá, … gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Đúng
Sai

c. Các loại tôm, cá, … ở ao hồ có hiện tượng phú dưỡng thường khỏe mạnh và béo tốt vì có nguồn chất dinh dưỡng phong phú.

Đúng
Sai

d. Để khắc phục hiện tượng phú dưỡng ta cần xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường, sử dụng phân bón đúng liều lượng, khơi thông kênh rạch, ao hồ, lưu thông dòng nước.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng do nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ... chưa xử lí triệt để thải vào ao hồ.

Đúng
Sai

b. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh và làm tăng nguồn oxygen của tôm, cá, … gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Đúng
Sai

c. Các loại tôm, cá, … ở ao hồ có hiện tượng phú dưỡng thường khỏe mạnh và béo tốt vì có nguồn chất dinh dưỡng phong phú.

Đúng
Sai

d. Để khắc phục hiện tượng phú dưỡng ta cần xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường, sử dụng phân bón đúng liều lượng, khơi thông kênh rạch, ao hồ, lưu thông dòng nước.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào hiện tượng phú dưỡng.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. sai, làm giảm nguồn oxygen của tôm, cá,…

c. sai, các loại tôm cá,… ở ao hồ có hiện tượng phú dưỡng sẽ chết hàng loạt do thiếu oxygen hòa tan trong nước.

d. đúng

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 3). Tỉ khối của hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng tổng hợp NH3.

Lời giải chi tiết :

Giả sử số mol N2 và H2 ban đầu lần lượt là 1 và 3 mol

Vì tỉ khối của hỗn hợp trước phản ứng so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6 nên ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{M_T}}}{{{M_S}}} = 0,6 \to {M_T} = 0,6.{M_S} \to \frac{{{m_{{N_2}}} + {m_{{H_2}}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{H_2}}}}} = 0,6.\frac{{{m_{{N_2}}} + {m_{{H_2}}} + {m_{NH3}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{H_2}}} + {n_{N{H_3}}}}}\\ \to \frac{{1.28 + 3.2}}{{1 + 3}} = 0,6.\frac{{(1 - a).28 + (3 - 3{\rm{a}}).2 + 2{\rm{a}}.17}}{{(1 - a) + (3 - 3{\rm{a}}) + 2{\rm{a}}}} \to a = 0,8\end{array}\)

Hiệu suất phản ứng: \(\frac{{{n_{{H_2}p/u}}}}{{{n_{{H_2}}}}}.100 = \frac{{3 - 3.0,8}}{3}.100 = 20\% \)

Câu 2 :

Hòa tan hết 5,07 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V mL dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của V là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hòa tan oleum vào nước.

Lời giải chi tiết :

n oleum = 5,07 : 338 = 0,015 mol

H2SO4.3SO3  + 3H2O → 4H2SO4

   0,015 →                          0,06

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

0,06 →        0,12

V NaOH = 0,12 : 1 = 0,12L

Câu 3 :

Cho các chất sau: CH4, CH3-CH2-NH2, CH2=CH2, CH3-COOH, CH2=C(CH3)-CH=CH2, C3H5(OH)3, CH≡CH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOCH2CH3, H2N-CH(CH3)-COOH. Có bao nhiêu chất thuộc dẫn xuất của hydrocarbon?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Có 7 chất CH3-CH2-NH2, CH3-COOH, C3H5(OH)3, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOCH2CH3, H2N-CH(CH3)-COOH thuộc dẫn xuất hydrocarbon

Câu 4 :

Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Số nguyên tử nitrogen trong Atabrine là?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

C : H : N : Cl : O = \(\frac{{69,1}}{{12}}:\frac{{7,5}}{1}:\frac{{10,5}}{{14}}:\frac{{8,9}}{{35,5}}:\frac{4}{{16}} = 5,76:7,5:0,75:0,25:0,25 = 23:30:3:1:1\)

Số nguyên tử N trong Atabrine là 3.

 

Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 8

Cho cân bằng sau: H2(g) + I2(g)

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 7

Mưa acid có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 6

Chất nào dưới đây là chất điện li?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 5

Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 4

: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sulfur là A. 15. B. 16.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 3

Câu 1: Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng khi nói về muối sulfate là: (a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 2

Có bao nhiêu ý kiến sau đây về sulfur dioxide (SO2) là đúng? (1) Có độc tính đối với con người.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 1

Cho các phát biểu sau : (1) Acid H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại Cu.

Xem chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 11 - Cánh diều

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.