Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Loại hydrocarbon nào có nhiều trong thành phần của dầu thô loại paraffinic?

Đề bài

Câu 1 :

Loại hydrocarbon nào có nhiều trong thành phần của dầu thô loại paraffinic?

  • A.
    Alkane
  • B.
    Cycloalkane  
  • C.
    Alkene
  • D.
    Arene
Câu 2 :

Khi đốt cháy 1 mol các chất sau đây giải phóng ra nhiệt lượng (gọi là nhiệt đốt cháy) như bảng sau:

Khi đốt 1 gam chất nào sẽ giải phóng ra nhiệt lượng lớn nhất?

  • A.
    Methane  
  • B.
    Ethane
  • C.
    Propane
  • D.
    Butane
Câu 3 :

Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.

Cho các phản ứng: \({C_3}{H_8}(g) + 5{O_2}(g) \to 3C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l)\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2220\,kJ\)

  \({C_4}{H_{10}}(g) + \frac{{13}}{2}{O_2}(g) \to 4C{O_2}(g) + 5{H_2}O(l)\,\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2874\,kJ\)

Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane trong X là:

  • A.
    1: 3  
  • B.
    2:3  
  • C.
    1:2  
  • D.
    3:1
Câu 4 :

Công thức cấu tạo của sản phẩm chính A, B trong sơ đồ phản ứng sau là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 5 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Propane và butane được sử dụng làm khí đốt;

(2) Ethene và propene được sử dụng để tổng hợp polymer;

(3) Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu cho đèn xì oxygen-acetylene;

(4) Styrene được sử dụng tổng hợp polymer;

(5) Toluene được sử dụng tổng hợp thuốc nổ.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 6 :

Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-chloro-3-methylpentane. Công thức cấu tạo của X là:

  • A.
    CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.
  • B.
    CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
  • C.
    CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.
  • D.
    CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
Câu 7 :

Cho các chất :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A.
    I < II < III.
  • B.
    II < I < III.
  • C.
    III < II < I.
  • D.
    II < III < I.
Câu 8 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

(1) CH3C(CH3)2CH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3  (3) CH3ClC(CH3)3

  • A.
    (1) ; (2).
  • B.
    (2) ; (3).
  • C.
    (2).  
  • D.
    (1).
Câu 9 :

Khi tiến hành phản ứng thế giữa alkane X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với hydrogen là 35,75. Tên của X là :

  • A.
    2,2-đimethylpropane.  
  • B.
    2-methylbutane.
  • C.
    pentane.    
  • D.
    ethane.
Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,479 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là :

  • A.
    5,60.
  • B.
    7,437.
  • C.
    4,48.
  • D.
    2,24.
Câu 11 :

Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 500C, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

  • A.
    Tên của X là nitrobenzene.
  • B.
    X là chất lỏng, sánh như dầu.
  • C.
    X có màu vàng.
  • D.
    X tan tốt trong nước.
Câu 12 :

Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

  • A.
    Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.
  • B.
    Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.
  • C.
    Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.
  • D.
    Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1: 1.
Câu 13 :

Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CHCl – CH3

  • A.
    1-chloropropane.
  • B.
    2-chloropropane.
  • C.
    3-chloropropane.
  • D.
    propyl chloride.
Câu 14 :

Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CH2 – CH2Br là

  • A.
    1-bromopropane.
  • B.
    2-bromopropane.
  • C.
    3-bromopropane.
  • D.
    propyl bromide.
Câu 15 :

Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?

  • A.
    CH3Cl: chloromethane.
  • B.
    ClCH2Br: chlorobromomethane.
  • C.
    CH3CH2I: iodethane.
  • D.
    CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.
Câu 16 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.
    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.
  • B.
    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.
  • C.
    phenyl chloride; isopropylchloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
  • D.
    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
Câu 17 :

Cho các thí nghiệm:

(a) Đun nóng C6H5CH2Cl trong dung dịch NaOH

(b) Đung nóng hỗn hợp CH3CH2CH2Cl, KOH và C2H5OH

(c) Đun nóng CH3CH2CH2Cl trong dung dịch NaOH

(d) Đun nóng hỗn hợp CH3CHClCH=CH2, KOH và C2H5OH

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo sản phẩm chính là alcohol?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2
Câu 18 :

Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(1) X + 2H2O \( \to \) Y + Ca(OH)2;

(2) Y + 2AgNO3 + 2NH3 \( \to \) R + 2NH4NO3.

(3) R + 2HCl \( \to \) Y + 2AgCl.

Biết Y là hyđrocarbon có chứa 92,31% carbon theo khối lượng. Cho các phát biểu sau:

(a) Y làm mất màu Br2 trong CCl4;

(b) Y là chất khí, ít tan trong nước;

(c) Y dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại;

(d) Trong Y có 3 liên kết đơn.

Số phát biểu đúng là    

  • A.
    1.  
  • B.
    4.   
  • C.
    2.   
  • D.
    3.
Câu 19 :

Hỗn hợp khí X gồm ethylene và propyne. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a?

  • A.
    0,32.  
  • B.
    0,34.  
  • C.
    0,46.  
  • D.
    0,22.
Câu 20 :

Phân tử methane không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây?

  • A.
    Phân tử methane không phân cực.
  • B.
    Methane là chất khí.
  • C.
    Phân tử khối của methane nhỏ.
  • D.
    Methane không có liên kết đôi.
Câu 21 :

Cho các chất sau :

(I) CH2=CHCH2CH2CH=CH2 (II) CH2=CHCH=CHCH2CH3

(III) CH3C(CH3)=CHCH2  (IV) CH2=CHCH2CH=CH2

(V) CH3CH2CH=CHCH2CH3  (VI) CH3C(CH3)=CHCH2CH3

(VII) CH3CH=CHCH3  (VIII) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2

Số chất có đồng phân hình học là :

  • A.
    4.   
  • B.
    1.   
  • C.
    2.   
  • D.
    3.
Câu 22 :

Hợp chất 2,5-đimethylhex-1-ene ứng với CTCT nào dưới đây ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 23 :

Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A.
    CH3–CH2–CHBr–CH2Br.   
  • B.
    CH2Br–CH2–CH2–CH2Br.   
  • C.
    CH3–CH2–CHBr–CH3.
  • D.
    CH3–CH2–CH2–CH2Br.
Câu 24 :

Alkene C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

  • A.
    2.   
  • B.
    1.   
  • C.
    3.   
  • D.
    4.
Câu 25 :

Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là :

  • A.
    (–CH2=CH2–)n.
  • B.
    (–CH2–CH2–)n.
  • C.
    (–CH=CH–)n.
  • D.
    (–CH3–CH3–)n .
Câu 26 :

Oxi hoá etilene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là :

  • A.
    MnO2, C2H4(OH)2, KOH.    
  • B.
    C2H5OH, MnO2, KOH.    
  • C.
    K2CO3, H2O, MnO2.
  • D.
    C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 27 :

Cho hợp chất sau :   

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :   

  • A.
    2,2-đimethylbut-1-yne.  
  • B.
    2,2-đimethylbut-3-yne.
  • C.
    3,3-đimethylbut-1-yne.  
  • D.
    3,3-đimethylbut-2-yne.
Câu 28 :

Cho sơ đồ phản ứng sau :

CH3–C≡CH + AgNO3/NH3   \( \to \)   X + NH4NO3  

X có công thức cấu tạo là?

  • A.
    CH3–C–Ag≡C–Ag.   
  • B.
    CH3–C≡C–Ag.
  • C.
    Ag–CH2–C≡C–Ag.  
  • D.
    A, B, C đều có thể đúng.
Câu 29 :

Cho một số arene có công thức cấu tạo sau:

Trong số các chất trên có bao nhiêu chất là đồng phân của nhau.

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    6
  • D.
    5
Câu 30 :

Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác), benzene tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

  • A.
    HCl, HNO3, Cl2, H2.
  • B.
    HNO3, H2, Cl2, H2O.
  • C.
    HNO3, Cl2, KMnO4, Br2.
  • D.
    HNO3, H2, Cl2, O2.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Loại hydrocarbon nào có nhiều trong thành phần của dầu thô loại paraffinic?

  • A.
    Alkane
  • B.
    Cycloalkane  
  • C.
    Alkene
  • D.
    Arene

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

Alkane có nhiều trong thành phần của dầu thô loại paraffinic

Đáp án A

Câu 2 :

Khi đốt cháy 1 mol các chất sau đây giải phóng ra nhiệt lượng (gọi là nhiệt đốt cháy) như bảng sau:

Khi đốt 1 gam chất nào sẽ giải phóng ra nhiệt lượng lớn nhất?

  • A.
    Methane  
  • B.
    Ethane
  • C.
    Propane
  • D.
    Butane

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lượng nhiệt của các chất

Lời giải chi tiết :

Lượng nhiệt của butane lớn nhất khi đốt cháy

Đáp án D

Câu 3 :

Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.

Cho các phản ứng: \({C_3}{H_8}(g) + 5{O_2}(g) \to 3C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l)\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2220\,kJ\)

  \({C_4}{H_{10}}(g) + \frac{{13}}{2}{O_2}(g) \to 4C{O_2}(g) + 5{H_2}O(l)\,\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2874\,kJ\)

Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane trong X là:

  • A.
    1: 3  
  • B.
    2:3  
  • C.
    1:2  
  • D.
    3:1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt số mol của propane và butane

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của C3H8: a mol; C4H10: b mol

Ta có: m C3H8 + m C4H10 = 44a + 58b = 12

Khi đốt cháy X tỏa lượng nhiệt là: -2220.a + (-2874).b = -597,6

=> a = 0,075; b =0,15

Tỉ lệ a:b = 1: 2

Đáp án C

Câu 4 :

Công thức cấu tạo của sản phẩm chính A, B trong sơ đồ phản ứng sau là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 5 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Propane và butane được sử dụng làm khí đốt;

(2) Ethene và propene được sử dụng để tổng hợp polymer;

(3) Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu cho đèn xì oxygen-acetylene;

(4) Styrene được sử dụng tổng hợp polymer;

(5) Toluene được sử dụng tổng hợp thuốc nổ.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3)  đúng

(4) đúng

(5) đúng

Đáp án A

Câu 6 :

Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-chloro-3-methylpentane. Công thức cấu tạo của X là:

  • A.
    CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.
  • B.
    CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
  • C.
    CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.
  • D.
    CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của X để xác định cấu tạo

Lời giải chi tiết :

2-chloro-3-methylpentane: CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

Đáp án B

Câu 7 :

Cho các chất :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A.
    I < II < III.
  • B.
    II < I < III.
  • C.
    III < II < I.
  • D.
    II < III < I.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhiệt độ sôi của các công thức cùng công thức phân tử xác định dựa vào lực van der Waals

Các công thức cấu tạo càng cồng kềnh thì nhiệt độ sôi càng thấp

Lời giải chi tiết :

II < III < I

Đáp án D

Câu 8 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

(1) CH3C(CH3)2CH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3  (3) CH3ClC(CH3)3

  • A.
    (1) ; (2).
  • B.
    (2) ; (3).
  • C.
    (2).  
  • D.
    (1).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cl2 ưu tiên thế vị trí carbon bậc cao hơn

Lời giải chi tiết :

2,2 – dimethylpropane chỉ thu được 1 sản phẩm thế với chlorine

Đáp án D

Câu 9 :

Khi tiến hành phản ứng thế giữa alkane X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với hydrogen là 35,75. Tên của X là :

  • A.
    2,2-đimethylpropane.  
  • B.
    2-methylbutane.
  • C.
    pentane.    
  • D.
    ethane.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối hơi của Y so với hydrogen để xác định công thức của sản phẩm

Lời giải chi tiết :

M Y = 35,75 . 2 = 71,5

Gọi CTTQ của alkane là: CnH2n+2. Giả sử số mol của alkane là 1 mol

CnH2n+2 + xCl2 \( \to \) CnH2n+2-xClx + xHCl

1                                                         x

Hỗn hợp Y gồm CnH2n+2-xClx và HCl

\(\begin{array}{l}{{\bar M}_Y} = \frac{{{m_{{C_n}{H_{2n + 2 - x}}C{l_x}}} + {m_{HCl}}}}{{{n_{{C_n}{H_{2n + 2 - x}}C{l_x}}} + {n_{HCl}}}} = \frac{{14n + 2 - x + 35,5x + 36,5x}}{{1 + x}} = 71,5\\ \to x = 1;n = 5\end{array}\)

Vì X phản ứng thế với Cl2 chỉ thu được 1 sản phẩm => CTCT của X là: 2,2-đimethylpropane.

Đáp án A

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,479 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là :

  • A.
    5,60.
  • B.
    7,437.
  • C.
    4,48.
  • D.
    2,24.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng đốt cháy alkane: n alkane = n H2O – n CO2

Lời giải chi tiết :

n A = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol

n A = n H2O – n CO2 = 0,4 – n CO2 => n CO2 = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol

V CO2 = 0,3 . 24,79 = 7,437 lít

Câu 11 :

Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 500C, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

  • A.
    Tên của X là nitrobenzene.
  • B.
    X là chất lỏng, sánh như dầu.
  • C.
    X có màu vàng.
  • D.
    X tan tốt trong nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của benzen với HNO3

Lời giải chi tiết :

X: nitrobenzene, lỏng, màu vàng, sánh như dầu và không tan trong nước

Đáp án D

Câu 12 :

Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

  • A.
    Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.
  • B.
    Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.
  • C.
    Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.
  • D.
    Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1: 1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng cộng của benzene

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1:3

Đáp án D

Câu 13 :

Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CHCl – CH3

  • A.
    1-chloropropane.
  • B.
    2-chloropropane.
  • C.
    3-chloropropane.
  • D.
    propyl chloride.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

CH3 – CHCl – CH3: 2 – chloropropane

Đáp án B

Câu 14 :

Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CH2 – CH2Br là

  • A.
    1-bromopropane.
  • B.
    2-bromopropane.
  • C.
    3-bromopropane.
  • D.
    propyl bromide.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

CH3 – CH2 – CH2Br: 1 – bromopropane

Đáp án A

Câu 15 :

Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?

  • A.
    CH3Cl: chloromethane.
  • B.
    ClCH2Br: chlorobromomethane.
  • C.
    CH3CH2I: iodethane.
  • D.
    CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

ClCH2Br: chlorobromomethane.

Câu 16 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.
    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.
  • B.
    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.
  • C.
    phenyl chloride; isopropylchloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
  • D.
    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

C6H5CH2Cl: benzyl chloride; CH3CHClCH3: isopropyl chloride; CH3CH2Br: ethyl bromide; CH2=CHCH2Cl: allyl chloride

Đáp án A

Câu 17 :

Cho các thí nghiệm:

(a) Đun nóng C6H5CH2Cl trong dung dịch NaOH

(b) Đung nóng hỗn hợp CH3CH2CH2Cl, KOH và C2H5OH

(c) Đun nóng CH3CH2CH2Cl trong dung dịch NaOH

(d) Đun nóng hỗn hợp CH3CHClCH=CH2, KOH và C2H5OH

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo sản phẩm chính là alcohol?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) sai, đó là phản ứng tách

(c) đúng

(d) sai, đó là phản ứng tách

Đáp án D

Câu 18 :

Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(1) X + 2H2O \( \to \) Y + Ca(OH)2;

(2) Y + 2AgNO3 + 2NH3 \( \to \) R + 2NH4NO3.

(3) R + 2HCl \( \to \) Y + 2AgCl.

Biết Y là hyđrocarbon có chứa 92,31% carbon theo khối lượng. Cho các phát biểu sau:

(a) Y làm mất màu Br2 trong CCl4;

(b) Y là chất khí, ít tan trong nước;

(c) Y dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại;

(d) Trong Y có 3 liên kết đơn.

Số phát biểu đúng là    

  • A.
    1.  
  • B.
    4.   
  • C.
    2.   
  • D.
    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định được X, Y theo sơ đồ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Từ (1) => Y là C2H2; X là CaC2

Vì Y là C2H2 => R: \(AgC \equiv CAg\)

Y tác dụng với AgNO3/NH3 => Y có nối ba đầu mạch => Y làm mất màu Br2 trong CCl4 => a đúng

Y là chất khí, không tan trong nước => b sai

Y được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại => c đúng

Trong cấu tạo Y có 3 liên kết đơn, 2 liên kết pi => d đúng

Đáp án D

Câu 19 :

Hỗn hợp khí X gồm ethylene và propyne. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a?

  • A.
    0,32.  
  • B.
    0,34.  
  • C.
    0,46.  
  • D.
    0,22.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Propyne có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

Lời giải chi tiết :

\(HC \equiv C - C{H_3} + AgN{O_3} + N{H_3} \to AgC \equiv C - C{H_3}\)

n kết tủa = 17,64 : 147 = 0,12 mol => n C3H4 = 0,12 mol

Khi tác dụng với H2

\(\begin{array}{l}{C_2}{H_4} + {H_2} \to {C_2}{H_6}\\{\rm{ 0,1}} \leftarrow {\rm{ 0,1}}\\{C_3}{H_4} + 2{H_2} \to {C_3}{H_8}\\0,12 \to 0,24\end{array}\)

Đáp án B

Câu 20 :

Phân tử methane không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây?

  • A.
    Phân tử methane không phân cực.
  • B.
    Methane là chất khí.
  • C.
    Phân tử khối của methane nhỏ.
  • D.
    Methane không có liên kết đôi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của alkane

Lời giải chi tiết :

Methane không tan trong nước vì phân tử không phân cực

Đáp án A

Câu 21 :

Cho các chất sau :

(I) CH2=CHCH2CH2CH=CH2 (II) CH2=CHCH=CHCH2CH3

(III) CH3C(CH3)=CHCH2  (IV) CH2=CHCH2CH=CH2

(V) CH3CH2CH=CHCH2CH3  (VI) CH3C(CH3)=CHCH2CH3

(VII) CH3CH=CHCH3  (VIII) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2

Số chất có đồng phân hình học là :

  • A.
    4.   
  • B.
    1.   
  • C.
    2.   
  • D.
    3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của cấu tạo của alkane

Lời giải chi tiết :

II, III, VII, VIII có đồng phân hình học

Đáp án A

Câu 22 :

Hợp chất 2,5-đimethylhex-1-ene ứng với CTCT nào dưới đây ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của alkene để xác định CTCT

Lời giải chi tiết :

Câu 23 :

Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A.
    CH3–CH2–CHBr–CH2Br.   
  • B.
    CH2Br–CH2–CH2–CH2Br.   
  • C.
    CH3–CH2–CHBr–CH3.
  • D.
    CH3–CH2–CH2–CH2Br.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc Maccopnhicop để xác định sản phẩm chính

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-CH2-CH3 + HBr \( \to \) CH3–CH2–CHBr–CH3.

Đáp án C

Câu 24 :

Alkene C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

  • A.
    2.   
  • B.
    1.   
  • C.
    3.   
  • D.
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các đồng phân của C4H8

Lời giải chi tiết :

CH3 – CH = CH – CH3 + HCl \( \to \) CH3 – CHCl – CH2 – CH3

CH3 – CH = CH – CH3 có đồng phân hình học là cis và trans => Có 2 đồng phân

Đáp án A

Câu 25 :

Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là :

  • A.
    (–CH2=CH2–)n.
  • B.
    (–CH2–CH2–)n.
  • C.
    (–CH=CH–)n.
  • D.
    (–CH3–CH3–)n .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CH2 = CH2 có phản ứng trùng hợp để tạo polymer

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 26 :

Oxi hoá etilene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là :

  • A.
    MnO2, C2H4(OH)2, KOH.    
  • B.
    C2H5OH, MnO2, KOH.    
  • C.
    K2CO3, H2O, MnO2.
  • D.
    C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của C2H4 với KMnO4

Lời giải chi tiết :

3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O \( \to \)3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

Sản phẩm là: MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

Đáp án A

Câu 27 :

Cho hợp chất sau :   

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :   

  • A.
    2,2-đimethylbut-1-yne.  
  • B.
    2,2-đimethylbut-3-yne.
  • C.
    3,3-đimethylbut-1-yne.  
  • D.
    3,3-đimethylbut-2-yne.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkyne

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 28 :

Cho sơ đồ phản ứng sau :

CH3–C≡CH + AgNO3/NH3   \( \to \)   X + NH4NO3  

X có công thức cấu tạo là?

  • A.
    CH3–C–Ag≡C–Ag.   
  • B.
    CH3–C≡C–Ag.
  • C.
    Ag–CH2–C≡C–Ag.  
  • D.
    A, B, C đều có thể đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Alk – 1 – yne có phản ứng thế H trong dung dịch AgNO3/NH3

Lời giải chi tiết :

CH3–C≡CH + AgNO3/NH3   \( \to \) CH3–C≡C–Ag.   + NH4NO3  

Đáp án B

Câu 29 :

Cho một số arene có công thức cấu tạo sau:

Trong số các chất trên có bao nhiêu chất là đồng phân của nhau.

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    6
  • D.
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đồng phân là những hợp chất có cùng công thức phân tử khác nhau về công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết :

(1), (4), (5), (6) là đồng phân của nhau vì có chung công thức phân tử là C8H10

Đáp án B

Câu 30 :

Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác), benzene tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

  • A.
    HCl, HNO3, Cl2, H2.
  • B.
    HNO3, H2, Cl2, H2O.
  • C.
    HNO3, Cl2, KMnO4, Br2.
  • D.
    HNO3, H2, Cl2, O2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của benzene

Lời giải chi tiết :

ở điều kiện thích hợp benzene tác dụng được với HNO3, H2, Cl2, O2

Đáp án D

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.