Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Tính số oxi hóa của S trong các hợp chất sau (viết đúng thứ tự hợp chất):

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Tính số oxi hóa của S trong các hợp chất sau (viết đúng thứ tự hợp chất): Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3

  • A.
    -4; -2; +6: +7; +4   
  • B.
    -4: -1; +6; +7; +4
  • C.
    -2;  -1; +6;+6; +4   
  • D.
    -2; -1; +6; +7; +4
Câu 2 :

Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:

  • A.
    chất oxi hóa
  • B.
    Acid.         
  • C.
    môi trường.             
  • D.
    Cả A và C.
Câu 3 :

Cho phương trình phản ứng hoá học sau:

1. 4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2. 8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   →  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2  →  N2  +  6HCl

Trong các phản ứng trên các chất khử là:

  • A.
     H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3  
  • B.
     H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3
  • C.
     HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2  
  • D.
     H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2
Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
  • B.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
  • C.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
  • D.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố
Câu 5 :

KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là      

  • A.
    10 và 2.
  • B.
    1 và 5.
  • C.
    2 và 10.
  • D.
    5 và 1.
Câu 6 :

Cho 20,4 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 lít H2. Mặt khác 0,2 mol A tác dụng vừa đủ với 6,817 lít Cl2. Tính khối lượng của Al trong hỗn hợp A (biết khí đo được ở đktc)

  • A.
    1,35 gam.
  • B.
    4,05 gam.       
  • C.
    5,4 gam.
  • D.
    2,7 gam.
Câu 7 :

Phản ứng tỏa nhiệt có

  • A.
    \(\Delta H \ne 0\)  
  • B.
    \(\Delta H = 0\)  
  • C.
    \(\Delta H < 0\)
  • D.
    \(\Delta H > 0\)
Câu 8 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau: \({H_2}(g) + {I_2}(g) \to 2HI(g){\rm{      }}\Delta {\rm{H = 11,3kJ}}\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

  • A.
    Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.
  • B.
    Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm
  • C.
    Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI
  • D.
    Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm
Câu 9 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt

  • A.
    Phản ứng nhiệt phân muối KNO3
  • B.
    Phản ứng phân hủy khí NH3
  • C.
    Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể
  • D.
    Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước
Câu 10 :

Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau: \({H_2}C = C{H_2}(g) + {H_2}(g) \to {H_3}C - C{H_3}(g)\). Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là:

  • A.
    134   
  • B.
    -134  
  • C.
    478  
  • D.
    284
Câu 11 :

Khí hydrogen và khí oxygen sẽ gây nổ theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 khi xảy ra phản ứng như sau: 2H2(g) + O2(g) \( \to \)2H2O(l)  \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng năng lượng liên kết là:

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_b}({H_2}) + {E_b}({O_2}) - {E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • B.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = 2.{E_b}({H_2}) + {E_b}({O_2}) - 2.{E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_b}({H_2}) - {E_b}({O_2}) - .{E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = 2.{E_b}({H_2}O) - 2.{E_b}({H_2}) - 2.{E_b}({{\rm{O}}_{\rm{2}}})\)
Câu 12 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

P(s, đỏ) \( \to \)P(s, trắng)   \({\Delta _r}H_{298}^0 = 17,6kJ\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là không đúng?

  • A.
    Năng lượng chứa trong P trắng cao hơn trong P đỏ
  • B.
    Nhiệt tạo thành chuẩn của P đỏ cao hơn P trắng
  • C.
    Phản ứng hấp thụ giải phóng nhiệt lượng 17,6 kJ khi chuyển hóa từ P đỏ sang P trắng
  • D.
    P đỏ bền hơn P trắng
Câu 13 :

Phản ứng tổng hợp ammonia: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{    }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 92kJ\)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của \(N \equiv N\)và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là:

  • A.
    391 kJ/mol  
  • B.
    361 kJ/mol  
  • C.
    245 kJ/mol
  • D.
    490 kJ/mol
Câu 14 :

: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng ứng: \(2{H_2}(g) + {O_2}(g) \to 2{H_2}{\rm{O}}(l){\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 571,68kJ\)

Lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi dùng 5g H2(g) để tạo thành H2O(l) là:

  • A.
    Thu vào 1429,2 kJ    
  • B.
    Tỏa ra 714,6 kJ
  • C.
    Thu vào 714,6 kJ    
  • D.
    Tỏa ra 1429,2 kJ
Câu 15 :

Cho 16,5g Zn vào 500g dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5oC. Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt lượng của phản ứng (KJ) của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch có giá trị là

  • A.
    84
  • B.
    21
  • C.
    42
  • D.
    24
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Tính số oxi hóa của S trong các hợp chất sau (viết đúng thứ tự hợp chất): Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3

  • A.
    -4; -2; +6: +7; +4   
  • B.
    -4: -1; +6; +7; +4
  • C.
    -2;  -1; +6;+6; +4   
  • D.
    -2; -1; +6; +7; +4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa của S trong Cu2S là: 2.(+1) + x = 0 => x = -2

Số oxi hóa của S trong FeS2 là: (+2).1 + 2.x = 0 => x = -1

Số oxi hóa của S trong NaHSO4 là: (+1) + (+1) + x + 4.(-2) = 0 => x = +6

Số oxi hóa của S trong (NH4)2S2O8 là: (+1).2 + 2.x + 8.(-2) = 0 => x = +7

Số oxi hóa của S trong Na2SO3 là: 2.(+1) + x + 3.(-2) = 0 => x = +4

Đáp án D

Câu 2 :

Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:

  • A.
    chất oxi hóa
  • B.
    Acid.         
  • C.
    môi trường.             
  • D.
    Cả A và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của HNO3

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng, HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và là môi trường để thực hiện phản ứng

Đáp án D

Câu 3 :

Cho phương trình phản ứng hoá học sau:

1. 4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2. 8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   →  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2  →  N2  +  6HCl

Trong các phản ứng trên các chất khử là:

  • A.
     H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3  
  • B.
     H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3
  • C.
     HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2  
  • D.
     H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất khử là chất nhường electron

Lời giải chi tiết :

1. \({H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  \to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 4e\)

2. \(F{e^0} \to F{e^{ + 3}} + 3{\rm{e}}\)

3. \(H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to C{l^0} + 1{\rm{e}}\)

4. \(M{g^0} \to M{g^{ + 2}} + 2{\rm{e}}\)

5. \(\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} \to {N^0} + 3e\)

Đáp án B

Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
  • B.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
  • C.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
  • D.
    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố hoặc sự trao đổi electron giữa các chất

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 5 :

KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là      

  • A.
    10 và 2.
  • B.
    1 và 5.
  • C.
    2 và 10.
  • D.
    5 và 1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}} + 1{\rm{e|x5}}\\M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}}|x1\end{array}\)

2KMnO4 + 10FeSO4 + 18H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 18H2O

Hệ số của chất oxi hóa 2 và hệ số chất khử là 10

Đáp án C

Câu 6 :

Cho 20,4 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 lít H2. Mặt khác 0,2 mol A tác dụng vừa đủ với 6,817 lít Cl2. Tính khối lượng của Al trong hỗn hợp A (biết khí đo được ở đktc)

  • A.
    1,35 gam.
  • B.
    4,05 gam.       
  • C.
    5,4 gam.
  • D.
    2,7 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol của Fe, Zn, Al lần lượt là x, y, z

Ta có: 56x + 65y + 27z = 20,4 (1)

Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2

x \( \to \)                               x

Zn + 2HCl \( \to \)ZnCl2  + H2

y \( \to \)                               y

2Al + 6HCl \( \to \)2AlCl3 + 3H2

z \( \to \)                                 3z/2

n H2 = 11,15 : 24,79 = 0,45 = x + y + 3z/2 (2)

Mặt khác: số mol của X là: kx + ky + kz = 0,2 (3)

2Fe + 3Cl2 \( \to \)2FeCl3

kx\( \to \) 1,5kx

Zn + Cl2 \( \to \)ZnCl2

ky \( \to \)ky

2Al + 3Cl2\( \to \)2AlCl3

kz \( \to \)1,5kz

n Cl2 = 6,817 : 24,79 = 0,275 = 1,5kx + ky + 1,5kz (4)

Từ (1), (2), (3), (4) ta có:  \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,2\\y = 0,1\\z = 0,1\end{array} \right.\)

m Al = 0,1 . 27 = 2,7g

Đáp án D

Câu 7 :

Phản ứng tỏa nhiệt có

  • A.
    \(\Delta H \ne 0\)  
  • B.
    \(\Delta H = 0\)  
  • C.
    \(\Delta H < 0\)
  • D.
    \(\Delta H > 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng tỏa nhiệt có \(\Delta H < 0\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 8 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau: \({H_2}(g) + {I_2}(g) \to 2HI(g){\rm{      }}\Delta {\rm{H = 11,3kJ}}\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

  • A.
    Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.
  • B.
    Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm
  • C.
    Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI
  • D.
    Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào năng lượng hóa học của phản ứng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt, nên năng lượng chứa trong HI lớn hơn hỗn hợp H2 và I2 và tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm

Đáp án B

Câu 9 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt

  • A.
    Phản ứng nhiệt phân muối KNO3
  • B.
    Phản ứng phân hủy khí NH3
  • C.
    Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể
  • D.
    Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án C

Câu 10 :

Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau: \({H_2}C = C{H_2}(g) + {H_2}(g) \to {H_3}C - C{H_3}(g)\). Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là:

  • A.
    134   
  • B.
    -134  
  • C.
    478  
  • D.
    284

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào năng lượng liên kết của các chất để tính biến thiên enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_{H2C = CH2}} + {E_{H2}} - {E_{H3C - CH3}}\)= E C=C + 4. E C – H + E H – H – E C – C – 6. E C – H

= 612 + 4. 418 + 436 – 346 – 6. 418 =  - 134 kJ

Đáp án B

Câu 11 :

Khí hydrogen và khí oxygen sẽ gây nổ theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 khi xảy ra phản ứng như sau: 2H2(g) + O2(g) \( \to \)2H2O(l)  \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng năng lượng liên kết là:

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_b}({H_2}) + {E_b}({O_2}) - {E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • B.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = 2.{E_b}({H_2}) + {E_b}({O_2}) - 2.{E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_b}({H_2}) - {E_b}({O_2}) - .{E_b}({H_2}{\rm{O}})\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = 2.{E_b}({H_2}O) - 2.{E_b}({H_2}) - 2.{E_b}({{\rm{O}}_{\rm{2}}})\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = 2.{E_b}({H_2}) + {E_b}({O_2}) - 2.{E_b}({H_2}{\rm{O}})\)

Đáp án B

Câu 12 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

P(s, đỏ) \( \to \)P(s, trắng)   \({\Delta _r}H_{298}^0 = 17,6kJ\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là không đúng?

  • A.
    Năng lượng chứa trong P trắng cao hơn trong P đỏ
  • B.
    Nhiệt tạo thành chuẩn của P đỏ cao hơn P trắng
  • C.
    Phản ứng hấp thụ giải phóng nhiệt lượng 17,6 kJ khi chuyển hóa từ P đỏ sang P trắng
  • D.
    P đỏ bền hơn P trắng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về năng lượng hóa học của phản ứng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt nên năng lượng chứa trong P trắng lớn hơn P đỏ => P đỏ bền hơn P trắng.

Vì cả P đỏ và P trắng đều là đơn chất nên nhiệt tạo thành chuẩn = 0

Đáp án B

Câu 13 :

Phản ứng tổng hợp ammonia: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{    }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 92kJ\)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của \(N \equiv N\)và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là:

  • A.
    391 kJ/mol  
  • B.
    361 kJ/mol  
  • C.
    245 kJ/mol
  • D.
    490 kJ/mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết của các chất

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E N2 + 3. E H2 – 2. ENH3 = E N2 + 3. E H-H – 2.3. E N-H = 92

=> 6E N – H = 946 + 3.436 – 92 = 2162 => E N-H = 2162 : 6 = 361 KJ/mol

Đáp án B

Câu 14 :

: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng ứng: \(2{H_2}(g) + {O_2}(g) \to 2{H_2}{\rm{O}}(l){\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 571,68kJ\)

Lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi dùng 5g H2(g) để tạo thành H2O(l) là:

  • A.
    Thu vào 1429,2 kJ    
  • B.
    Tỏa ra 714,6 kJ
  • C.
    Thu vào 714,6 kJ    
  • D.
    Tỏa ra 1429,2 kJ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng

Lời giải chi tiết :

n H2 = 5: 2 = 2,5 mol

Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 2,5 mol H2(g) để tạo thành 2,5 mol H2O(l) là: 2,5 . 571,68 = 1429,2 kJ

Đáp án D

Câu 15 :

Cho 16,5g Zn vào 500g dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5oC. Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt lượng của phản ứng (KJ) của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch có giá trị là

  • A.
    84
  • B.
    21
  • C.
    42
  • D.
    24

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức Q = m.C.\(\Delta T\)

Lời giải chi tiết :

n Zn = 16,5 : 65 = 0,254 mol

n HCl = 0,5 mol

Zn + 2HCl \( \to \)ZnCl2 + H2

0,254  0,5

n HCl < n Zn

Q = 500.4,2.5 = 10500 J

\(\Delta H = \frac{{10500}}{{0,25}} = 42000J = 42kJ\)

Đáp án C

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :
  1. a) Theo định luật bảo toàn khối lượng: m hỗn hợp Mg và Al + m X = m chất rắn

=> m X = 8,84 – 2,52 = 6,32g

Đặt số mol của O2 và Cl2 là x và y

n X = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol => x + y = 0,1 mol (1)

m X = 32x + 71y = 6,32 (2)

Từ (1) và (2) => \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,08\end{array} \right.\)

%VO2 = \(\frac{{0,02}}{{0,1}}.100 = 20\% \); V Cl2 = 80%

b) gọi số mol Mg và Al lần lượt là a và b mol

Theo quá trình cho – nhận electron ta có:

\(\begin{array}{l}M{g^0} \to M{g^{ + 2}} + 2{\rm{e}}\\A{l^o} \to A{l^{ + 3}} + 3e\end{array}\)                                                 \(\begin{array}{l}O_2^o + 4e \to {O^{ - 2}}\\Cl_2^0 + 2e \to C{l^{ - 1}}\end{array}\)

Ta có: m hỗn hợp = 24a + 27b = 2,52g

Theo bảo toàn electron: 2a + 3b = 0,02.4 + 0,08.2 = 0,24

=> a = 0,06; b = 0,04 mol

 

 

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.