Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 2>
Biết rằng nguyên tố carbon thuộc chu kì 2, nhóm VIA. Cấu hình electron của cacbon là? Một nguyên tử A có tổng số electron là 10, nguyên tố Y thuộc loại:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề bài
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Trong tự nhiên Gallium có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9 %). Nguyên tử khối trung bình của Gallium là:
A. 70 B. 71,20 C. 69,80 D. 70,20
Câu 2: Nguyên tố hoá học là
A. tập hợp các nguyên tử có khối lượng giống nhau
B. tập hợp các nguyên tử có số neutron giống nhau.
C. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối.
D. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 3: Biết rằng nguyên tố carbon thuộc chu kì 2, nhóm VIA. Cấu hình electron của cacbon là
A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p3. C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p4
Câu 4: Một nguyên tử A có tổng số electron là 10, nguyên tố Y thuộc loại:
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố D. Nguyên tố f.
Câu 5: Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối nhưng khác số proton.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron nên số khối khác nhau.
C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng số hạt electron khác nhau.
Câu 6: Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về canxi là sai ?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .
B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.
D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
Câu 7: Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng
A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 1,12
Câu 8: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:
A. Có cùng điện tích hạt nhân.
B. Có cùng nguyên tử khối.
C. Có cùng số khối.
D. Có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.
B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
C. Ba ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Fe ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố Y có số electron là 13. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Y là:
A. 13 B. 13- C. 13+ D. +13
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.
Câu 2: (3 điểm) Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc).
a) Xác định kim loại hoá trị II?
b) Viết cấu hình electron của kim loại đó
-------- Hết --------
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
A |
B |
B |
D |
B |
D |
A |
D |
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline A = \frac{{a.A + b.B}}{{a + b}}\)
Với a, b là phần trăm số nguyên tử của đồng vị A, B
Lời giải chi tiết
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline {{A_{Ga}}} = \frac{{60,1.69 + 39,9.71}}{{100}} = 69,80\)
-> Đáp án C
Câu 2:
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân
-> Đáp án D
Câu 3:
C (Z= 6) -> số E = Z = 6
-> Cấu hình electron: 1s22s22p2
-> Đáp án A
Câu 4:
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron nguyên tử
Nguyên tố s có electron cuối cùng điền vào phân lớp s
Nguyên tố p có electron cuối cùng điền vào phân lớp p
Nguyên tố d có electron cuối cùng điền vào phân lớp d
Nguyên tố f có electron cuối cùng điền vào phân lớp f
Lời giải chi tiết:
A có Z = E = 10
-> Cấu hình electron: 1s22s22p6
Electron cuối cùng điền vào phân lớp p -> nguyên tố p
-> Đáp án B
Câu 5:
Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron
-> Đáp án B
Câu 6:
D sai vì Ca có 2 eletron lớp ngoài cùng -> nguyên tố kim loại
-> Đáp án D
Câu 7:
\({n_{Fe}} = \frac{{11,2}}{{56}} = 0,2\)(mol)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
-> \({n_{{H_2}}} = {n_{Fe}} = 0,2\)(mol)
-> V = 0,2.22,4 = 4,48 (lit)
-> Đáp án B
Câu 8:
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên t có cùng số proton
-> Đáp án D
Câu 9:
Phương pháp giải.
Viết cấu hình các nguyên tố Na, Mg, Ba, Fe
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Vì Na có cấu hình electron: (Ne) 3s1
-> Na luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học để đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne
Câu 10:
Lời giải chi tiết:
Số E = Z = 13
-> Điện tích hạt nhân là +13
-> Đáp án D
II. Tự luận
Câu 1:
Gọi Z1, N1 là số hiệu nguyên tử và số neutron của A
Gọi Z2, N2 là số hiệu nguyên tử và số neutron của B
Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177
=> 2Z1 + 2Z2 + N1 + N2 = 177 (1)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47
-> 2Z1 + 2Z2 – ( N1 + N2) = 47 (2)
Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8
2Z2 - 2Z1 = 8 (3)
Từ (1), (2), (3) => Z1 = 26, Z2 = 30
Câu 2:
Gọi kim loại cần tìm là X
\({n_{{H_2}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\)(mol)
PTHH: X + 2HCl → FeCl2 + H2
-> \(\begin{array}{l}{n_X} = {n_{{H_2}}} = 0,5(mol)\\ = > \frac{{12}}{{{M_X}}} = 0,5\\ = > {M_X} = 24\end{array}\)
-> Kim loại X là Mg
b) Cấu hình electron: 1s22s22p63s2
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 5
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 6
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 7
>> Xem thêm