Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 8
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đề bài
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Số oxi hóa của nguyên tử bất kì trong một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.
-
B.
Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.
-
C.
Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa là +1.
-
D.
Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa là -2.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.
-
B.
Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
-
C.
Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.
-
D.
Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.
Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là
-
A.
-2.
-
B.
+2.
-
C.
+6.
-
D.
-6.
Cho phương trình phản ứng hóa học: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình phản ứng là
-
A.
12.
-
B.
13.
-
C.
14.
-
D.
15.
Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa - khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên?
-
A.
Cl2 + 2Na → 2NaCl
-
B.
Cl2 + H2 → 2HCl
-
C.
Cl2 + H2O → HCl + HClO
-
D.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Khi tham gia các phản ứng đốt nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
-
A.
chất khử.
-
B.
acid.
-
C.
chất oxi hóa.
-
D.
base.
Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các phản cháy đều tỏa nhiệt.
(2) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(3) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(5) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
(6) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ, …) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào. Số phát biểu đúng là
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
5.
-
D.
2.
Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của ∆H dương vì
-
A.
năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
-
B.
năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
-
C.
hệ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
-
D.
enthalpy của chất phản ứng lớn hơn enthalpy của chất sản phẩm.
Cho phản ứng: \(Na(s) + \frac{1}{2}C{l_2}(g) \to NaCl(s)\) \({\Delta _f}H_{298}^o = - 411,1kJ/mol\)
Nếu chỉ thu được 0,05 mol NaCl(s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu (lấy một chữ số sau dấu phẩy nếu có)
-
A.
-20,6 (kJ/mol).
-
B.
-21,7 (kJ/mol).
-
C.
-29,6 (kJ/mol).
-
D.
-24,9 (kJ/mol).
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
-
B.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
-
C.
Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
-
D.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 00C.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại R (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích khí đã phản ứng là 6,1975 lít (đkc). Kim loại R là
-
A.
Cu.
-
B.
Ca.
-
C.
Zn.
-
D.
Mg.
Nung m gam bột sắt trong oxygen, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,61975 lít (đkc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
-
A.
2,22.
-
B.
2,62.
-
C.
2,52.
-
D.
2,32.
Cho 4,32 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được V lít SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là
-
A.
6,720.
-
B.
3,360.
-
C.
11,200.
-
D.
7,616.
Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2S (s) + 3O2 (g) ⟶ 2SO3 (g) \({\Delta _r}H_{298}^o = 792,2kJ\). Ở điều kiện chuẩn nếu đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam S thì lượng nhiệt tỏa ra là:
-
A.
118,83 kJ.
-
B.
39,61 kJ.
-
C.
79,22 kJ.
-
D.
19,805 kJ.
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) ⟶ Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)(1)
4P(s) + 5O2(g) ⟶ 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
-
A.
phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
-
B.
phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
-
C.
cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt.
-
D.
cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Trong phản ứng tỏa nhiệt có sự
-
A.
hấp thụ năng lượng.
-
B.
giải phóng năng lượng.
-
C.
chuyển thể của các chất.
-
D.
nóng chảy các chất.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
-
B.
Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
-
C.
Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.
-
D.
Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
Cho phương trình phản ứng Zn(r ) + CuSO4(aq) ⟶ ZnSO4(aq) + Cu(s) ΔH = -210kJ và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa
(2) Phản ứng trên là tỏa nhiệt.
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là + 12,6 kJ
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.
Các phát biểu đúng là
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(2) và (4).
-
C.
(1), (2) và (4).
-
D.
(1), (3) và (4).
Quá trình hòa tan calcium chloride trong nước: CaCl2(s) ⟶ Ca2+(aq) + 2Cl- (aq) Biến thiên enthalpy của quá trình là
-
A.
-82,15 kJ.
-
B.
90,04 kJ.
-
C.
65,88 kJ.
-
D.
70,34 kJ.
Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxygen theo phản ứng sau: 3O2 (g) ⟶ 2O3 (g) Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\)của ozone (kJ/mol) có giá trị là:
-
A.
142,4.
-
B.
284,8.
-
C.
-142,4.
-
D.
-284,8.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Số oxi hóa của nguyên tử bất kì trong một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.
-
B.
Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.
-
C.
Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa là +1.
-
D.
Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa là -2.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử
A đúng
B sai, tổng số oxi hóa trong ion bằng điện tích của ion đó
C sai, ví dụ trong NaH thì H có số oxi hóa là -1.
D sai, ví dụ trong H2O2 thì O có số oxi hóa là – 1.
Đáp án A
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.
-
B.
Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
-
C.
Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.
-
D.
Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử
A, B, D đúng
C sai, số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng -1.
Đáp án C
Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là
-
A.
-2.
-
B.
+2.
-
C.
+6.
-
D.
-6.
Đáp án : C
Quy tắc xác định số oxi hóa:
QT1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
QT2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
QT3: Trong các ion, tổng số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
QT4: Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại (VD NaH, CaH2,…)
Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide (H2O2, Na2O2,…). Kim loại kiềm nhóm IA luôn có số oxi hóa +1, kim loại kiềm thổ nhóm IIA có số oxi hóa +2, Al có số oxi hóa +2, F có số oxi hóa trong hợp chất luôn là -1.
Gọi số oxi hóa của Cr trong Na2Cr2O4 là x
=> (+1).2 + x + (-2).4 = 0 => x = +6
Đáp án C
Cho phương trình phản ứng hóa học: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình phản ứng là
-
A.
12.
-
B.
13.
-
C.
14.
-
D.
15.
Đáp án : C
Dựa vào phương pháp thăng bằng electron
\(\mathop {5S}\limits^{ + 4} {O_2} + 2K\mathop M\limits^{ + 7} n{O_4} + 2{H_2}{\rm{O}} \to {K_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 2\mathop M\limits^{ + 2} nS{O_4} + 2{H_2}{\rm{S}}{O_4}\)
=> Tổng hệ số = 5 + 2 + 2 + 1 + 2 + 2 = 14
Đáp án C
Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa - khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên?
-
A.
Cl2 + 2Na → 2NaCl
-
B.
Cl2 + H2 → 2HCl
-
C.
Cl2 + H2O → HCl + HClO
-
D.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử
Phản ứng tự oxi hóa tự khử là: \(\mathop {C{l_2}}\limits^o + {H_2}{\rm{O}} \to H\mathop C\limits^{ - 1} l + H\mathop C\limits^{ - 1} lO\)vì có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của Cl.
Đáp án C
Khi tham gia các phản ứng đốt nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
-
A.
chất khử.
-
B.
acid.
-
C.
chất oxi hóa.
-
D.
base.
Đáp án : C
Quá trình đốt cháy nhiên liệu
Khi tham gia các phản ứng đốt nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa
O2 + 4e \( \to \) 2O2-
Đáp án C
Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các phản cháy đều tỏa nhiệt.
(2) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(3) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(5) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
(6) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ, …) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào. Số phát biểu đúng là
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
5.
-
D.
2.
Đáp án : A
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường.
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường.
(1), (2), (4) đúng
(3) sai, ví dụ phản ứng phân hủy nước là phản ứng thu nhiệt
(5) sau, VD:
H2(g) + ½ O2(g) \( \to \) H2O(g) có \({\Delta _r}H_{298}^o = - 241,8kJ\)
H2(g) + ½ O2(g) \( \to \) H2O(l) có \({\Delta _r}H_{298}^o = - 285,8kJ\)
(6) sai, việc đốt củi ban đầu cần phải khơi mào cho củi cháy nhưng sau đó phản ứng cháy có thể tiếp diễn và tỏa rất nhiều nhiệt.
Đáp án A
Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của ∆H dương vì
-
A.
năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
-
B.
năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
-
C.
hệ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
-
D.
enthalpy của chất phản ứng lớn hơn enthalpy của chất sản phẩm.
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết về enthalpy
Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của \(\Delta \)H dương vì năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm
Đáp án B
Cho phản ứng: \(Na(s) + \frac{1}{2}C{l_2}(g) \to NaCl(s)\) \({\Delta _f}H_{298}^o = - 411,1kJ/mol\)
Nếu chỉ thu được 0,05 mol NaCl(s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu (lấy một chữ số sau dấu phẩy nếu có)
-
A.
-20,6 (kJ/mol).
-
B.
-21,7 (kJ/mol).
-
C.
-29,6 (kJ/mol).
-
D.
-24,9 (kJ/mol).
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học
Nếu chỉ thu được 0,05 mol NaCl(s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra = -411,1.0,05 = -20,6 (KJ/mol)
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
-
B.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
-
C.
Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
-
D.
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 00C.
Đáp án : A
Dựa vào quy ước về điều kiện chuẩn
A đúng
B, C, D sai
Đáp án A
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại R (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích khí đã phản ứng là 6,1975 lít (đkc). Kim loại R là
-
A.
Cu.
-
B.
Ca.
-
C.
Zn.
-
D.
Mg.
Đáp án : D
Đặt n Cl2 = x mol; n O2 = y mol.
Lập hệ PT dựa vào tổng khối lượng hỗn hợp khí X và số mol hỗn hợp khí X
Bảo toàn electron => Số mol R => Kim loại R.
Đặt n Cl2 = x mol; n O2 = y mol
n X = 0,25 mol => x + y = 0,25 (1)
m X = m chất rắn – m KL = 23 – 7,2 = 15,8 gam => 71x + 32y = 15,8 (2)
giải (1), (2) => x = 0,2; y = 0,05.
Các quá trình nhường – nhận electron:
R \( \to \)R+2 + 2e Cl2 + 2e \( \to \) 2Cl-
O2 + 4e \( \to \) 2O-2
Bảo toàne electron => 2 n R = 2 n Cl2 + 4 n O2 = 0,2.2 + 0,05.4 => n R = 0,3 mol
=> M R = 7,2 : 0,3 = 24 => R là Mg
Đáp án D
Nung m gam bột sắt trong oxygen, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,61975 lít (đkc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
-
A.
2,22.
-
B.
2,62.
-
C.
2,52.
-
D.
2,32.
Đáp án : C
- Coi hỗn hợp X gồm Fe (x mol) và O (y mol)
- Lập hệ PT dựa vào khối lượng hỗn hợp X và bảo toàn electron => x,y => m Fe
Quy hỗn hợp X gồm Fe (x mol) và O (y mol)
+) m hỗn hợp = 56x + 16y = 3 (1)
+) Khi cho hỗn hợp phản ứng với HNO3:
Do HNO3 dư => Fe bị oxi hóa hoàn toàn thành Fe3+
Ta có: n NO = 0,025 mol
Quá trình nhường e:
Feo \( \to \) Fe+3 + 3e
x \( \to \) 3x
Quá trình nhận electron:
Oo + 2e \( \to \)O-2
y \( \to \) 2y
N+5 + 3e \( \to \)N+2
0,025 \( \to \)0,075
Bảo toàn electron => 3x – 2y = 0,075 (2)
Giải (1), (2) => x = 0,045; y = 0,03.
=> m Fe = 0,045 . 56 = 2,52 gam
Đáp án C
Cho 4,32 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được V lít SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là
-
A.
6,720.
-
B.
3,360.
-
C.
11,200.
-
D.
7,616.
Đáp án : D
Sử dụng bảo toàn electron
n Al = \(\frac{{{m_{Al}}}}{{{M_{Al}}}} = \frac{{4,32}}{{27}} = 0,16mol;{n_{Cu}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}} = \frac{{6,4}}{{64}} = 0,1mol\)
quá trình nhường electron
Alo \( \to \) Al+3 + 3e
Cuo \( \to \) Cu+2 + 2e
Quá trình nhận electron
S+6 + 2e \( \to \) S+4 (SO2)
Bảo toàn e ta có: n e nhường = n S+6 nhận
=> 3 n Al + 2 n Cu = 2 n SO2
=> 3.0,16 + 2.0,1 = 2 n SO2
=> n SO2 = 0,34 mol
=> V SO2 = n SO2 . 22,4 = 0,34 . 22,4 = 7,616 lít
Đáp án D
Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2S (s) + 3O2 (g) ⟶ 2SO3 (g) \({\Delta _r}H_{298}^o = 792,2kJ\). Ở điều kiện chuẩn nếu đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam S thì lượng nhiệt tỏa ra là:
-
A.
118,83 kJ.
-
B.
39,61 kJ.
-
C.
79,22 kJ.
-
D.
19,805 kJ.
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết về biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
n S = 3,2 : 32 = 0,1 mol
=> ở điều kiện chuẩn, đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam S thì lượng nhiệt tỏa ra: 792,2 : 2,01 = 39,61 kJ.
Đáp án B
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) ⟶ Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)(1)
4P(s) + 5O2(g) ⟶ 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
-
A.
phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
-
B.
phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
-
C.
cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt.
-
D.
cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Đáp án : B
Lý thuyết về enthalpy
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
Đáp án B
Trong phản ứng tỏa nhiệt có sự
-
A.
hấp thụ năng lượng.
-
B.
giải phóng năng lượng.
-
C.
chuyển thể của các chất.
-
D.
nóng chảy các chất.
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm phản ứng thu nhiệt, tỏa nhiệt
Trong phản ứng tỏa nhiệt có sự giải phóng năng lượng.
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
-
B.
Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
-
C.
Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.
-
D.
Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
Đáp án : D
Các phản ứng tỏa nhiệt như: CO2 + CaO \( \to \)CaCO3, phản ứng lên men… khó xảy ra khi đun nóng => D sai.
Đáp án D
Cho phương trình phản ứng Zn(r ) + CuSO4(aq) ⟶ ZnSO4(aq) + Cu(s) ΔH = -210kJ và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa
(2) Phản ứng trên là tỏa nhiệt.
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là + 12,6 kJ
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.
Các phát biểu đúng là
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(2) và (4).
-
C.
(1), (2) và (4).
-
D.
(1), (3) và (4).
Đáp án : C
Lý thuyết về enthalpy
(3) sai, vì biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu = -210.3,84 : 64 = -12,6 kJ
Đáp án C
Quá trình hòa tan calcium chloride trong nước: CaCl2(s) ⟶ Ca2+(aq) + 2Cl- (aq) Biến thiên enthalpy của quá trình là
-
A.
-82,15 kJ.
-
B.
90,04 kJ.
-
C.
65,88 kJ.
-
D.
70,34 kJ.
Đáp án : A
Dựa vào cách tính biến thiên enthalpy theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất
Biến thiên enthalpy của quá trình: -542,83 + 2.(-167,16) – (-795,00) = -82,15 kJ.
Đáp án A
Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxygen theo phản ứng sau: 3O2 (g) ⟶ 2O3 (g) Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\)của ozone (kJ/mol) có giá trị là:
-
A.
142,4.
-
B.
284,8.
-
C.
-142,4.
-
D.
-284,8.
Đáp án : A
Dựa vào cách tính biến thiên enthalpy theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất
\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = 71,2:0,5 = 284,8kJ\\{\Delta _r}H_{298}^o = 2.{\Delta _f}H_{298}^o({O_3}) - 3.{\Delta _f}H_{298}^o({O_2}) = 2.{\Delta _f}H_{298}^o({O_3}) - 3,0 = 284,8\\ \Leftrightarrow {\Delta _f}H_{298}^o({O_3}) = 142,4(kJ/mol)\end{array}\)
Số oxi hóa của các nguyên tử trong đơn chất bằng
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
Tính số oxi hóa của S trong các hợp chất sau (viết đúng thứ tự hợp chất):
Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là:
Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl.
. Số oxi hóa của N trong NH3, HNO2, NO3- lần lượt là:
Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là: