Đề thi học kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 6
Nguyên tử X có khối lượng xấp xỉ bằng 16 amu, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
Đề bài
Nguyên tử X có khối lượng xấp xỉ bằng 16 amu, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
-
A.
36.
-
B.
24.
-
C.
16.
-
D.
8.
Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng (biết khối lượng mol của Ca = 40). Bán kính nguyên tử calcium tính theo lí thuyết là
-
A.
0,196 nm
-
B.
0,185 nm
-
C.
0,155 nm
-
D.
0,168 nm
Iodine là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chế độ ăn uống thiếu hụt Iodine sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Thông qua chế độ dinh dưỡng, các nguyên tử Iodine thường được đưa vào cơ thể dưới dạng anion có điện tích là -1, số proton là 53 và số khối là 127. Số proton, neutron và electron có trong anion I- lần lượt là
-
A.
53, 74, 54.
-
B.
53,74, 53.
-
C.
54, 74, 54.
-
D.
54, 74, 53.
Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Trong đó số nguyên tử đồng vị nhỏ gấp đôi số nguyên tử đồng vị lớn. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
-
A.
63,667.
-
B.
64,382.
-
C.
64,000.
-
D.
63,542.
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: \(_{{\rm{13}}}^{{\rm{26}}}{\rm{X, }}_{{\rm{26}}}^{{\rm{55}}}{\rm{Y, }}_{{\rm{12}}}^{{\rm{26}}}{\rm{Z}}\)?
-
A.
X và Z có cùng số khối.
-
B.
X và Y có cùng số neutron.
-
C.
X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
-
D.
X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
-
A.
7.
-
B.
6.
-
C.
8.
-
D.
5.
Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxygen là R2O5. Công thức hợp chất khí với hydrogen là
-
A.
HR.
-
B.
RH4.
-
C.
H2R.
-
D.
RH3.
X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X, Y là
-
A.
X là P và Y là O.
-
B.
X là K và Y là Ca.
-
C.
X là Mg và Y là Na.
-
D.
X là Na và Y là Mg.
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử là 4, 12, 20. Phát biểu sau đây là sai?
-
A.
Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.
-
B.
Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
-
C.
Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2.
-
D.
Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
X, Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng?
-
A.
X là kim loại, Y là chất lưỡng tính, Z là phi kim.
-
B.
X là phi kim, Y là chất lưỡng tính, Z là kim loại.
-
C.
X là kim loại, Z là chất lưỡng tính, Y là phi kim.
-
D.
X là phi kim, Z là chất lưỡng tính, Y là kim loại.
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
-
A.
Tính kim loại và phi kim.
-
B.
Tính acid– base của các hydroxide.
-
C.
Khối lượng nguyên tử.
-
D.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Một nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí với hydrogen và công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là
-
A.
RH2, RO.
-
B.
RH3, R2O5.
-
C.
RH4, RO2.
-
D.
RH2, R2O5.
Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
-
A.
Z = 12.
-
B.
Z = 9.
-
C.
Z = 11.
-
D.
Z = 10.
Oxide cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng. Nguyên tố R là
-
A.
S.
-
B.
P.
-
C.
N.
-
D.
C.
Hợp chất nào sau đây không tồn tại?
-
A.
F2O7.
-
B.
CO2.
-
C.
Na2O.
-
D.
SO3.
Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
-
A.
HCl, N2, H2S.
-
B.
HCl, Cl2, H2O.
-
C.
O2, H2O, NH3.
-
D.
H2O, HCl, H2S.
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?
-
A.
H2.
-
B.
Cl2.
-
C.
NH3.
-
D.
O2.
Liên kết π là liên kết hình thành do
-
A.
sự xen phủ bên của hai orbital.
-
B.
cặp electron dùng chung.
-
C.
lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
-
D.
sự xen phủ trục của hai orbital.
Tương tác van der Waals giữa các phân tử có kích thước lớn mạnh hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ vì
-
A.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều electron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
B.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều proton, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
C.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
D.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát nam châm siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở -195,80C. Oxygen lỏng cũng có nhiệt độ sôi thấp nhưng nhiệt độ sôi của nitrogen lỏng bé hơn nhiệt độ sôi của oxygen lỏng là vì
-
A.
Oxygen có kích thước lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen yếu hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
B.
Oxygen có khối lượng bé hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
C.
Oxygen có kích thước và khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
D.
Oxygen có khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
Lời giải và đáp án
Nguyên tử X có khối lượng xấp xỉ bằng 16 amu, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
-
A.
36.
-
B.
24.
-
C.
16.
-
D.
8.
Đáp án : C
Khối lượng nguyên tử = p + n.
Số hạt không mang điện là n ⟹ p, e
⟹ Tổng số hạt mang điện là 2p
Khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng 16 amu ⟹ p + n =16 (1)
Số hạt không mang điện là 8 ⟹ n = 8 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ p = 8
Hạt mang điện gồm p và e ⟹ p + e = 16.
Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng (biết khối lượng mol của Ca = 40). Bán kính nguyên tử calcium tính theo lí thuyết là
-
A.
0,196 nm
-
B.
0,185 nm
-
C.
0,155 nm
-
D.
0,168 nm
Đáp án : A
Áp dụng công thức: V1 mol nguyên tử Ca = V1 mol tinh thể. 74%
\({{\rm{V}}_{\rm{1}}}{\mkern 1mu} {\rm{nguyen}}{\mkern 1mu} {\rm{tu = }}\frac{{{{\rm{V}}_{\rm{1}}}{\mkern 1mu} {\rm{mol}}{\mkern 1mu} {\rm{nguyen}}{\mkern 1mu} {\rm{tu}}}}{{{\rm{6,023}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{23}}}}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{(*)}}\)
Do nguyên tử hình cầu nên thể tích của 1 nguyên tử là
\({{\rm{V}}_{{\kern 1pt} {\rm{1}}{\kern 1pt} }}{\rm{nguyen}}{\mkern 1mu} {\rm{tu = }}\frac{{\rm{4}}}{{\rm{3}}}{\rm{.\pi }}{\rm{.}}{{\rm{R}}^{\rm{3}}}\) (với R là bán kính nguyên tử) (**)
Từ (*) và (**) tính được giá trị bán kính nguyên tử.
Xét 1 mol nguyên tử Ca → mCa= 40. 1= 40 (gam)
Thể tích 1 mol tinh thể Ca là : \({V_1}{\mkern 1mu} mol{\mkern 1mu} tinh{\mkern 1mu} the{\mkern 1mu} Ca = \frac{m}{D} = \frac{{40}}{{1,55}}(c{m^3})\)
Vì các nguyên tử canxi chiếm 74% thể tích tinh thể nên thể tích 1 mol nguyên tử canxi là:
V1 mol nguyên tử Ca= V1 mol tinh thể. 74% = \(\frac{{40}}{{1,55}}.\frac{{74}}{{100}} = \frac{{592}}{{31}}(c{m^3})\)
Vì 1 mol nguyên tử canxi chứa 6,02 . 1023 nguyên tử canxi nên thể tích của 1 nguyên tử canxi là:
\({V_1}{\mkern 1mu} nguyen{\mkern 1mu} tu = \frac{{{V_1}{\mkern 1mu} mol{\mkern 1mu} nguyen{\mkern 1mu} tu}}{{6,{{023.10}^{23}}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \frac{{592}}{{31.6,{{02.10}^{23}}}}(c{m^3})\)
Nguyên tử canxi là hình cầu nên thể tích của 1 nguyên tử canxi được tính bằng công thức:
\({V_{{\kern 1pt} 1{\kern 1pt} }}nguyen{\mkern 1mu} tu = \frac{4}{3}.\pi .{R^3}\) (với R là bán kính nguyên tử)
\( \to R = \sqrt[a]{{\frac{{3.{V_{1{\kern 1pt} }}nguyen{\mkern 1mu} tu}}{{4.\pi }}}} = \sqrt[a]{{\frac{{3.592}}{{4.\pi .31.6,{{023.10}^{23}}}}}} = 1,{96.10^{ - 8}}{\mkern 1mu} (cm) = 0,196{\mkern 1mu} (nm)\)
Iodine là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chế độ ăn uống thiếu hụt Iodine sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Thông qua chế độ dinh dưỡng, các nguyên tử Iodine thường được đưa vào cơ thể dưới dạng anion có điện tích là -1, số proton là 53 và số khối là 127. Số proton, neutron và electron có trong anion I- lần lượt là
-
A.
53, 74, 54.
-
B.
53,74, 53.
-
C.
54, 74, 54.
-
D.
54, 74, 53.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Số neutron = 127 – 53 = 74.
Số e của nguyên tử I = số proton = 53
⟹ Số e của ion I- = 53 + 1 = 54
Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Trong đó số nguyên tử đồng vị nhỏ gấp đôi số nguyên tử đồng vị lớn. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
-
A.
63,667.
-
B.
64,382.
-
C.
64,000.
-
D.
63,542.
Đáp án : A
Công thức tính NTK trung bình:
*Công thức 1: \(\bar M = \frac{{{x_1}.{A_1} + ... + {x_n}{A_n}}}{{100}}\)
(x1, …, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị có số khối A1, …, An).
* Công thức 2: \(\bar M = \frac{{{N_1}.{A_1} + ... + {N_n}.{A_n}}}{{{N_1} + ... + {N_n}}}\)
(N1, …, Nn là số nguyên tử của các đồng vị có số khối A1, …, An).
Theo đề bài: \(^{63}Cu{:^{65}}Cu = 2:1 \to {\bar A_{Cu}} = \frac{{63 \times 2 + 65 \times 1}}{{2 + 1}} = 63,667.\)
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: \(_{{\rm{13}}}^{{\rm{26}}}{\rm{X, }}_{{\rm{26}}}^{{\rm{55}}}{\rm{Y, }}_{{\rm{12}}}^{{\rm{26}}}{\rm{Z}}\)?
-
A.
X và Z có cùng số khối.
-
B.
X và Y có cùng số neutron.
-
C.
X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
-
D.
X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về: Hạt nhân - Nguyên tố hóa học - Đồng vị.
A đúng.
B sai, vì X có 26 - 13 = 13 neutron; Y có 55 - 26 = 29 neutron.
C sai, vì Z khác nhau nên không thuộc cùng nguyên tố hóa học.
D sai, vì Z khác nhau nên không thuộc cùng nguyên tố hóa học.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
-
A.
7.
-
B.
6.
-
C.
8.
-
D.
5.
Đáp án : B
Thứ tự mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p…
Thứ tự cấu hình electron: 1s2s2p3s3p3d4s4p….
Viết cấu hình electron của nguyên tố X sao cho ở trên lớp thứ hai (2s2p) có 4 electron.
Từ đó tính tổng được số electron của nguyên tử ⟹ số p = số e.
Cấu hình electron của X là 1s22s22p2
⟹ Số proton = số electron = 6 (hạt).
Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxygen là R2O5. Công thức hợp chất khí với hydrogen là
-
A.
HR.
-
B.
RH4.
-
C.
H2R.
-
D.
RH3.
Đáp án : D
Từ công thức oxide cao nhất, xác định vị trí nhóm của nguyên tố R. Từ đó viết được công thức hợp chất khí với hydrogen.
Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxygen là R2O5 nên R thuộc nhóm VA.
Suy ra nguyên tố R có hóa trị 3 trong hợp chất khí với hydrogen.
Vậy công thức hợp chất khí với hydrogen là RH3.
X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X, Y là
-
A.
X là P và Y là O.
-
B.
X là K và Y là Ca.
-
C.
X là Mg và Y là Na.
-
D.
X là Na và Y là Mg.
Đáp án : A
Viết cấu hình electron rồi xác định vị trí của nguyên tố trong BTH.
Ta có: ZX + ZY = 23 (1)
Vì X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn
TH1: ZX – ZY = 1 (2)
(1) và (2) ⟹ ZX = 12; ZY = 11
⟹ X là Mg và Y là Na (loại)
TH2: ZX – ZY = 7 (3)
(1) và (3) ⟹ ZX = 15; ZY = 8
⟹ X là P và Y là O (thỏa mãn)
TH3: ZX – ZY = 9 (4)
(1) và (4) ⟹ ZX = 16; ZY = 7
⟹ X là S và Y là N (loại)
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử là 4, 12, 20. Phát biểu sau đây là sai?
-
A.
Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.
-
B.
Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
-
C.
Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2.
-
D.
Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
Đáp án : A
Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một nhóm và chu kì.
Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện trong một nhóm, chu kì.
ZX = 14, nên X thuộc nhóm IIA, chu kì 2.
ZY = 12, nên X thuộc nhóm IIA, chu kì 3.
ZZ = 20, nên X thuộc nhóm IIA, chu kì 4.
A sai, vì nguyên tố IA mới là các kim loại mạnh nhất trong 1 chu kì.
B đúng, X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 3, Z thuộc chu kì 4.
C đúng, trong cùng một nhóm A, tính base tăng dần theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân.
D đúng, trong cùng một nhóm A, độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
X, Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng?
-
A.
X là kim loại, Y là chất lưỡng tính, Z là phi kim.
-
B.
X là phi kim, Y là chất lưỡng tính, Z là kim loại.
-
C.
X là kim loại, Z là chất lưỡng tính, Y là phi kim.
-
D.
X là phi kim, Z là chất lưỡng tính, Y là kim loại.
Đáp án : D
Oxide tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím ⟹ Oxide của phi kim
Oxide tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím ⟹ Oxide của kim loại
Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base ⟹ Chất lưỡng tính.
Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím ⟹ X là phi kim
Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím ⟹ Y là kim loại
Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base ⟹ Z là chất lưỡng tính.
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
-
A.
Tính kim loại và phi kim.
-
B.
Tính acid– base của các hydroxide.
-
C.
Khối lượng nguyên tử.
-
D.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Đáp án : C
Những đại lượng và tính chất của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Tính kim loại và phi kim.
+ Tính acid – base của các hydroxide.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng.
Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Tính kim loại và phi kim.
+ Tính acid – base của các hydroxide.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng.
Một nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí với hydrogen và công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là
-
A.
RH2, RO.
-
B.
RH3, R2O5.
-
C.
RH4, RO2.
-
D.
RH2, R2O5.
Đáp án : B
Dựa vào cấu hình của R, xác định được R số thứ tự nhóm của R trong bảng tuần hoàn
⟹ Hóa trị của R trong công thức oxide cao nhất bằng số thứ tự nhóm
hóa trị của R trong hợp chất với oxygen + hóa trị của R trong hợp chất với hydrogen = 8
⟹ Công thức của R với hydrogen.
Nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3 nên R thuộc nhóm VA.
Do đó R có hóa trị 5 trong oxide cao nhất và hóa trị 3 trong hợp chất khí với hydrogen.
Vậy công thức hợp chất khí với hydrogen và công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là RH3, R2O5.
Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
-
A.
Z = 12.
-
B.
Z = 9.
-
C.
Z = 11.
-
D.
Z = 10.
Đáp án : A
Dựa vào cấu hình electron của mỗi nguyên tử nguyên tố.
Z = 12 ⟶ 1s22s22p63s2 ⟶ có xu hướng nhường 2e thành 1s22s22p6 (cấu hình electron Ne).
Z = 9 ⟶ 1s22s22p5 ⟶ có xu hướng nhận 1e thành 1s22s22p6 (cấu hình electron Ne).
Z = 11 ⟶ 1s22s22p63s1 ⟶ có xu hướng nhường 1e thành 1s22s22p6 (cấu hình electron Ne).
Z = 10 ⟶ 1s22s22p6 ⟶ không có xu hướng nhường, nhận hoặc góp electron.
Oxide cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng. Nguyên tố R là
-
A.
S.
-
B.
P.
-
C.
N.
-
D.
C.
Đáp án : A
CT oxide cao nhất của nguyên tố R là R2On (n: hóa trị của R = STT nhóm A)
⟶ CT hợp chất khí của R với hydrogen là RH8 – n.
Oxide cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3 ⟹ Hợp chất khí của R với hydrogen là RH2
%H = \(\frac{{2.1}}{{R + 2.1}}.100\% \) = 5,88% ⟹ R = 32 ⟹ R là S (sulfur)
Hợp chất nào sau đây không tồn tại?
-
A.
F2O7.
-
B.
CO2.
-
C.
Na2O.
-
D.
SO3.
Đáp án : A
Dựa vào phần chú ý trong sự biến đổi thành phần và tính acid, tính base của các oxide cao nhất trong một chu kì.
Không tồn tại hợp chất F2O7. Oxide thường gặp của F với O là F2O.
Không tồn tại hợp chất F2O7. Oxide thường gặp của F với O là F2O.
Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
-
A.
HCl, N2, H2S.
-
B.
HCl, Cl2, H2O.
-
C.
O2, H2O, NH3.
-
D.
H2O, HCl, H2S.
Đáp án : D
Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị có cặp e dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
Lưu ý: Giữa 2 nguyên tử giống nhau thì sẽ hình thành nên liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị có cặp e dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
Lưu ý: Giữa 2 nguyên tử giống nhau thì sẽ hình thành nên liên kết cộng hóa trị không phân cực.
A loại vì liên kết trong N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B loại vì liên kết trong Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C loại vì liên kết trong O2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D thỏa mãn.
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?
-
A.
H2.
-
B.
Cl2.
-
C.
NH3.
-
D.
O2.
Đáp án : C
Dựa vào cấu hình electron mỗi nguyên tử ⟶ sự xen phủ ở orbital.
+) Cấu hình electron của H: 1s1 ⟹ 2 nguyên tử H liên kết với nhau nhờ sự xen phủ orbital s-s.
+) Cấu hình electron của Cl: [Ne]3s23p5 ⟹ 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau nhờ sự xen phủ orbital p-p.
+) Cấu hình electron của N: 1s22s22p3; cấu hình electron của H: 1s1
⟹ Nguyên tử N và H liên kết với nhau nhờ sự xen phủ s-p.
+) Cấu hình electron của O: 1s22s22p4 ⟹ 2 nguyên tử O liên kết với nhau nhờ sự xen phủ p-p.
Liên kết π là liên kết hình thành do
-
A.
sự xen phủ bên của hai orbital.
-
B.
cặp electron dùng chung.
-
C.
lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
-
D.
sự xen phủ trục của hai orbital.
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm về liên kết σ, liên kết π.
Liên kết π là liên kết hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.
Tương tác van der Waals giữa các phân tử có kích thước lớn mạnh hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ vì
-
A.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều electron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
B.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều proton, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
C.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
-
D.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về tương tác van der Waals.
Tương tác van der Waals giữa các phân tử có kích thước lớn mạnh hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ vì phân tử có kích thước lớn thường đi đôi với nhiều electron, vì vậy khả năng tạo các lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng của các phân tử có kích thước lớn cũng nhiều hơn, từ đó tương tác van der Waals giữa các phân tử lớn cũng mạnh hơn, nên các phân tử có kích thước lớn dính với nhau hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ.
Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát nam châm siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở -195,80C. Oxygen lỏng cũng có nhiệt độ sôi thấp nhưng nhiệt độ sôi của nitrogen lỏng bé hơn nhiệt độ sôi của oxygen lỏng là vì
-
A.
Oxygen có kích thước lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen yếu hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
B.
Oxygen có khối lượng bé hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
C.
Oxygen có kích thước và khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
-
D.
Oxygen có khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
Đáp án : D
Tương tác van der Waals lớn dẫn đến nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng.
Do Oxygen có khối lượng phân tử lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn. Oxygen lỏng sôi ở -1830C trong khi nitrogen lỏng sôi ở -195,80C.
Nguyên tố R ở nhóm A, nguyên tử R có phân lớp electron ngoài cùng là 4s1.
Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:
Trong nguyên tử X, electron cuối cùng phân bố ở 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11, 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)
Cho kí hiệu các nguyên tử sau:
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là