Đề bài

Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:

  • A.
    chất oxi hóa
  • B.
    Acid.         
  • C.
    môi trường.             
  • D.
    Cả A và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của HNO3

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng, HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và là môi trường để thực hiện phản ứng

Đáp án D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bột đá vôi có thể được sử dụng để xử lí khí thải chứa sulfur dioxide từ các nhà máy điện đốt than và dầu mỏ. Phương trình hóa học của phản ứng là: CaCO3(s) + SO2(g) \( \to \)CaSO3(g) + CO2(g)

a) Vì sao phản ứng trên gọi là phản ứng khử sulfur trong khí thải?

b) Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên theo số liệu giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các hợp chất trong bảng sau đây. Cho biết phản ứng có thuận lợi về mặt năng lượng không?

c) CaSO3 thường được chuyển hóa thành thạch cao trong công thức CaSO4.2H2 Phản ứng hóa học chuyển CaSO3 thành CaSO4.2H2O có thuộc phản ứng oxi hóa – khử không? Giải thích

Bài 2 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,52g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84g chất rắn

a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X

b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng.

Bài 3 :

Tính số oxi hóa của S trong các hợp chất sau (viết đúng thứ tự hợp chất): Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3

Bài 4 :

Cho phương trình phản ứng hoá học sau:

1. 4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2. 8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   →  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2  →  N2  +  6HCl

Trong các phản ứng trên các chất khử là:

Bài 5 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Bài 6 :

KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là      

Bài 7 :

Cho 20,4 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 lít H2. Mặt khác 0,2 mol A tác dụng vừa đủ với 6,817 lít Cl2. Tính khối lượng của Al trong hỗn hợp A (biết khí đo được ở đktc)

Bài 8 :

Phản ứng tỏa nhiệt có

Bài 9 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau: \({H_2}(g) + {I_2}(g) \to 2HI(g){\rm{      }}\Delta {\rm{H = 11,3kJ}}\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

Bài 10 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt

Bài 11 :

Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau: \({H_2}C = C{H_2}(g) + {H_2}(g) \to {H_3}C - C{H_3}(g)\). Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là:

Bài 12 :

Khí hydrogen và khí oxygen sẽ gây nổ theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 khi xảy ra phản ứng như sau: 2H2(g) + O2(g) \( \to \)2H2O(l)  \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng năng lượng liên kết là:

Bài 13 :

Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

P(s, đỏ) \( \to \)P(s, trắng)   \({\Delta _r}H_{298}^0 = 17,6kJ\)

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là không đúng?

Bài 14 :

Phản ứng tổng hợp ammonia: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{    }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 92kJ\)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của \(N \equiv N\)và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là:

Bài 15 :

: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng ứng: \(2{H_2}(g) + {O_2}(g) \to 2{H_2}{\rm{O}}(l){\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 571,68kJ\)

Lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi dùng 5g H2(g) để tạo thành H2O(l) là:

Bài 16 :

Cho 16,5g Zn vào 500g dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5oC. Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt lượng của phản ứng (KJ) của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch có giá trị là