30 bài tập Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mức độ dễ (Phần 2)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nhận định nào không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta

  • A nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam
  • B vị trí rìa đông lục địa Á – Âu qui định tính chất gió mùa của khí hậu
  • C vị trí địa lí qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
  • D tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc chứ không phải bán cầu Nam

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :

  • A  Gió mậu dịch.          
  • B Gió mùa Đông Bắc. 
  • C Gió phơn.            
  • D Gió địa phương

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Do vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của Gió Mậu dịch (Gió Tín Phong) (sgk trang 16)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

  • A  đặc quyền kinh tế       
  • B tiếp giáp lãnh hải
  • C lãnh hải       
  • D thềm lục địa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vùng lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là

  • A vùng lãnh hải. 
  • B thềm lục địa.
  • C vùng biển và vùng trời trên biển. 
  • D vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là vùng đặc quyền kinh tế (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh

  • A Lào Cai.   
  • B Lạng Sơn.        
  • C Cao Bằng. 
  • D Hà Giang.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điểm Cực Bắc nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vùng tiếp giáp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở được gọi là

  • A lãnh hải.     
  • B đặc quyền kinh tế.   
  • C tiếp giáp lãnh hải.  
  • D thềm lục địa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng tiếp giáp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở được gọi là vùng đặc quyền kinh tế

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố giáp biển:

  • A  27      
  • B 28     
  • C 29             
  • D 30

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 4-5, nước ta có 28 tỉnh/ thành phố giáp biển

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta trên đất liền vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

  • A Sóc Trăng.    
  • B Kiên Giang. 
  • C An Giang.   
  • D Bến Tre.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta trên đất liền vừa có đường biên giới đất liền vừa có đường bờ biển là Kiên Giang: vừa có biên giới trên bộ với Campuchia, vừa giáp biển

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của:

  • A tiếp giáp lãnh hải.   
  • B lãnh hải.      
  • C đặc quyền kinh tế.  
  • D thềm lục địa.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú do

  • A  liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
  • B khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C nằm nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật. 
  • D địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú do vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trên đất liền, đường biên giới Việt Nam – Lào có chiều dài

  • A 2100 km. 
  • B 1300 km.    
  • C 4600 km. 
  • D 1400 km.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trên đất liền, đường biên giới Việt Nam – Lào có chiều dài gần 2100 km (sgk Địa lí 12 trang 13)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa

  • A  200 km.
  • B  24 hải lí.      
  • C  200 hải lí.  
  • D  200m.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa 200 hải lí (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta

  • A nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • B nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
  • C tiếp giáp Biển Đông.
  • D nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn, phạm vi của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa là:

  • A Các đảo ven bờ.        
  • B Biên giới trên biển.
  • C Đường đẳng sâu.     
  • D Đường cơ sở.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, các bộ phận của vùng biển được xác định trên cơ sở xác định được đường cơ sở

=> chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lý nước ta?

  • A Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển sôi động của thế giới.
  • B Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương nên vừa gắn liền với lục địa, vừa tiếp giáp Biển Đông.
  • C Việt Nam nằm ở trên vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.
  • D  Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, loại trừ các đặc điểm đúng với vị trí địa lí Việt Nam => Việt Nam không nằm trên vành đai động đất và núi lửa của thế giới

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm 

  • A vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.   
  • B vùng đất, vùng biển, vùng trời.
  • C  vùng đất liền, hải đảo, vùng trời    
  • D vùng đất, bờ biển, vùng núi.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở nước ta, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, được gọi là

  • A lãnh hải.       
  • B thềm lục địa.
  • C vùng đặc quyền kinh tế. 
  • D vùng tiếp giáp lãnh hải.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, được gọi là thềm lục địa (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế là

  • A vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
  • B vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
  • C vùng biển liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
  • D  phần ngầm dưới biển và vùng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền vowislanhx hải và hớp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Các nước có phần biển chung với Việt Nam là:

  • A Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
  • B Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan
  • C Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
  • D Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các nước có phần biển chung với Việt Nam là Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan (có 8 nước).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đường bờ biển nước ta dài (km)

  • A 3460        
  • B 2360.    
  • C 3260.   
  • D  3270.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đường bờ biển nước ta dài 3260km (sgk Địa lí 12 trang 14)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước trong khu vực nên nước ta có điều kiện

  • A thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế
  • B là cửa ngõ mở lối ra biển của các nước
  • C phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ
  • D chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vị trí liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực Đông Nam Á.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam.

  • A Campuchia. 
  • B Thái Lan.  
  • C Lào.  
  • D  Trung Quốc.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thái Lan không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam (xem Atlat trang 4-5)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Vùng đất nước ta bao gồm toàn bộ

  • A phần đất liền và hải đảo
  • B vùng đồng bằng và đồi núi.
  • C phần đất liền và vùng biển.
  • D vùng trời và đất liền.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vùng đất nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo (sgk Địa lí 12 trang 13)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây đã quy định tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?

  • A Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương rộng lớn.
  • B Nơi tranh chấp của nhiều khối khí theo mùa.
  • C Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • D  Trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến đã quy định tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta. Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn, mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do

  • A vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
  • B nằm trọng vùng nội chí tuyến.
  • C nằm trên đường di cư và di lưu của động và thực vật.
  • D liền kề với các vành đai sinh khoáng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do vị trí nằm trên đường di lưu, di cư của động thực vật (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Biên giới trên đất liền của nước ta với nước nào dài nhất

  • A Lào     
  • B Trung Quốc    
  • C Campuchia     
  • D Thái Lan

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biên giới trên đất liền của nước ta với Lào dài nhất, gần 2100km, tiếp đó là biên giới với Trung Quốc dài 1400km rồi biên giới với Campuchia dài hơn 1100km (sgk trang 13)

=> Chọn đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ngày 02/05/2014,  Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí, thuộc bộ phận nào của vùng biển nước ta?

  • A Lãnh hải.
  • B Nội thủy.
  • C Vùng tiếp giáp lãnh hải.
  • D Vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng cách đường cơ sở 200 hải lí, có đặc quyền khai thác và sử dụng tài nguyên và là chủ quyền của Việt Nam.

=> Do vậy, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981, cách nước ta 119 hải lí  và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta => Trung Quốc đã vi phạm Luật biển.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vùng nào được xem như lãnh thổ quốc gia trên đất liền

  • A Lãnh hải            
  • B  Nội thủy
  • C  Tiếp giáp lãnh hải  
  • D Vùng đặc quyền kinh tế

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía bên trong đường cơ sở. Vùng nội thủy được xem như một bộ phận của đất liền (sgk trang 15)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Quần đảo Trường Sa thuộc :

  • A Tỉnh Khánh Hoà.       
  • B  Thành phố Đà Nẵng.
  • C  Tỉnh Quảng Ngãi.   
  • D Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 4-5, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ?

  • A Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên, không cho phép nước nào được  hoạt động hàng hải, hàng không
  • B Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu khí.
  • C Cho phép các nước được tự do thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát tài nguyên biển.
  • D Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được phép hoạt động hàng hải, hàng không

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước ta có chủ quyền  hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. (sgk trang 15)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.