30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây?
- A Đông Bắc.
- B Trường Sơn Bắc.
- C Tây Bắc.
- D Trường Sơn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi Tây Bắc, nơi có các dãy núi cao >2600m
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 2 :
Sự hình thành 3 đai cao của thiên nhiên nước ta trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của
- A đất đai
- B sinh vật
- C khí hậu
- D sông ngòi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự hình thành 3 đai cao của thiên nhiên nước ta trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của khí hậu, trong đó tiêu biểu nhất là nhiệt độ, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 1000m nhiệt độ giảm 60C, từ việc thay đổi nhiệt độ dẫn đến thay đổi các quá trình tự nhiên khác
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 3 :
Đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
- A có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- B gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
- C tính nhiệt đới tăng dần theo hướng tây đông.
- D gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mạnh mẽ nhất nước ta do có vĩ độ cao và địa hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông, đón gió mùa Đông Bắc
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 4 :
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa trong đai nhiệt đới gió mùa gồm
- A rừng thường xanh, rừng cận nhiệt đới lá rộng, rừng nửa rụng lá.
- B rừng nửa rụng lá, rừng cận nhiệt đới lá kim, rừng thưa nhiệt đới khô.
- C rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.
- D rừng thưa nhiệt đới khô, rừng cận nhiệt đới là rộng, rừng nửa rụng lá.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa trong đai nhiệt đới gió mùa gồm rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô (sgk Địa lí 12 trang 51)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 5 :
Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
- A Trung và Nam Bắc Bộ.
- B Bắc Trung Bộ.
- C Tây Bắc Bộ.
- D Đông Bắc Bộ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ (Atlat trang 9)
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 6 :
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do
- A lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc nam.
- B vị trí địa lí nước ta nằm kề Biển Đông.
- C hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền.
- D nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc nam, góc nhập xạ và ảnh hưởng của gió mùa cũng bị phân hóa theo chiều Bắc – Nam
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 7 :
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là
- A không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C
- B các tháng đều có nhiệt độ trên 280C
- C không có tháng nào nhiệt độ trên 250C
- D chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 250C
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là không có tháng nào nhiệt độ trên 250C (sgk Địa lí 12 trang 53)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 8 :
Dựa vào yếu tố nào miền khí hậu phía Nam phân thành 2 mùa mưa, khô?
- A Chế độ nhiệt.
- B Chế độ mưa.
- C Chế độ bức xạ Mặt Trời.
- D Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Chế độ mưa để phân mùa miền khí hậu phía Nam thành 2 mùa mưa, khô
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 9 :
Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
- A ảnh hưởng của Biển Đông.
- B tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- C độ cao địa hình
- D thảm thực vật.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi (sgk Địa lí trang 49). Cụ thể, do Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào khu vực, mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Trong khi đó, do bắc chắn địa hình là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vuông góc với hướng gió Đông Bắc nên ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến vùng Tây Bắc, làm cho Tây Bắc mùa đông đến muộn kết thúc sớm….
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 10 :
So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
- A ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn.
- B tính chất nhiệt đới giảm dần về phía Nam.
- C thành phần loài thực vật xích đạo là chủ yếu.
- D có đồng bằng rộng lớn hơn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Do tác động của bức chắn địa hình, dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với gió Đông Bắc, ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Vì vậy, so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn.
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 11 :
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng
- A ôn đới gió mùa.
- B cận nhiệt đới gió mùa.
- C cận xích đạo gió mùa.
- D nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 12 :
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều
- A Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao.
- B Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam.
- C Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao.
- D Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao (bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng).
Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam: Phần lãnh thổ phía Bắc / Phần lãnh thổ phía Nam
Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây: Vùng biển và thềm lục địa / Vùng đồng bằng ven biển / Vùng đồi núi
Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: đai nhiệt đới gió mùa / đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi / đai ôn đới gió mùa trên núi
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 13 :
Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi của nước ta là đất
- A xám bạc màu.
- B mùn thô.
- C feralit có mùn.
- D feralit đỏ vàng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi của nước ta là đất mùn thô (sgk Địa lí 12 trang 52)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 14 :
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
- A nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- B cận xích đạo gió mùa.
- C cận nhiệt đới hải dương.
- D nhiệt đới lục địa khô
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 15 :
Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông lạnh độ lạnh giảm dần về phía Tây vì
- A Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ
- B Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
- C Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình
- D Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, là bức chắn địa hình ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới khu vực Tây Bắc, vì vậy Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông lạnh độ lạnh giảm dần về phía Tây
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 16 :
Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu
- A cận xích đạo gió mùa.
- B cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- C nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
- D nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (sgk Địa lí 12 trang 48)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 17 :
Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình
- A cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
- B vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng.
- C vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
- D cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng (sgk Địa lí 12 trang 34)
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 18 :
Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến nào sau đây?
- A 180B
- B 140B
- C 160B
- D 170B
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến 160B – ranh giới phân chia 2 phần lãnh thổ Bắc – Nam theo phân hóa tự nhiên
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 19 :
Hệ sinh thái ở độ cao từ 1600 – 1700m đến 2600m có đặc điểm là:
- A thực vật chủ yếu là đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam
- B rừng kém phát triển, chủ yếu là rêu và địa y
- C chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- D rừng cận nhiệt lá rộng và lá xanh phát triển
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ 1600 – 1700m đến 2600m là đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, khí hậu lạnh với hệ sinh thái đặc trưng là rêu, địa y, rừng ở đây kém phát triển.
=> Chọn B
Câu hỏi 20 :
Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác, chủ yếu là do
- A có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông nam.
- B các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam.
- C phần lớn diện tích là đồi núi thấp.
- D Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt – Trung
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác, chủ yếu là do các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam, hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào sâu trong nội vùng
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 21 :
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
- A đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- B đới rừng nhiệt đới.
- C đới rừng xích đạo.
- D đới rừng gió mùa cận xích đạo
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48)
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 22 :
Thiên nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây
- A Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp
- B Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng
- C Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa
- D Mùa mưa đồng nhất trong toàn miền
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân hóa mùa mưa theo lãnh thổ
- Tây Nguyên và Nam Bộ mưa mùa hè
- Ven biển Nam Trung Bộ (Đông Trường Sơn) mưa thu đông
=> đáp án D
Câu hỏi 23 :
Sự phân hóa các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình là biểu hiện rõ nhất của tính quy luật:
- A đai cao.
- B địa đới.
- C phi địa đới.
- D địa ô.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sự phân hóa các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình là biểu hiện của quy luật đai cao.
Chọn A
Câu hỏi 24 :
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng?
- A Ôn đới gió mùa.
- B Cận nhiệt đới gió mùa.
- C Cận xích đạo gió mùa.
- D Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phía Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nên cảnh quan phổ biến là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Kiến thức 12 bài 11, phần thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam
=> chọn D
Câu hỏi 25 :
Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do
- A hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình.
- B hướng núi khác nhau giữa hai vùng.
- C ảnh hưởng của biển khác nhau.
- D vùng núi Tây Bắc cao hơn Đông Bắc.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình. Đông Bắc có các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông, hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội vùng tạo nên mùa đông lạnh và sâu sắc nhất nước ta. Trong khi đó, Tây Bắc do ảnh hưởng của bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vuông góc với hướng gió Đông Bắc nên có mùa đông đến muộn kết thúc sớm…
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 26 :
Nơi có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là
- A Nam Bộ và Tây Nguyên.
- B miền Bắc và miền Nam.
- C duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
- D miền Nam và miền Trung.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nơi có sự đối lập nhau rõ rệt vê 2 mùa mưa – khô là Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (sgk Địa lí 12 trang 42).
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 27 :
Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
- A Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam.
- B Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.
- C Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
- D Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam là Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ của miền Bắc nhìn chung thấp hơn miền Nam. Vì thế chỉ cần lên tới độ cao 600 – 700m là nhiệt độ đã thấp, không có tháng nào trên 250C tương đương 900-1000m ở miền Nam
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 28 :
Nhân tố nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- A Gió mùa Tây Nam nóng ẩm.
- B Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- C Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- D Khí hậu có mùa đông lạnh.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu (sgk Địa 12 trang 55).
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 29 :
Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?
- A Nhiệt đới gió mùa.
- B Ôn đới gió mùa trên núi.
- C Xích đạo.
- D Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( sgk Địa lí 12 trang 52)
=> Chọn đáp án D
Chú ý: trên 2600m mới là khí hậu ôn đới gió mùa trên núi; 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam đến 2600m là kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Câu hỏi 30 :
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
- A đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- B đới rừng xích đạo.
- C đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- D đới rừng lá kim.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
=> Chọn đáp án C
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em khắc sâu kiến thức
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản
Các bài khác cùng chuyên mục
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)