25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là:
- A Bão; sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy
- B Bão; sạt lở đất; sương muối
- C Cát bay, cát chảy; rét đậm, rét hại; lũ lụt
- D Sạt lở bờ biển; hạn hán; cháy rừng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Kiến thức bài 8, các thiên tai của biển Đông gồm bão, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy.
=> Chọn A
Câu hỏi 2 :
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở sự
- A gia tăng các thiên tai.
- B suy giảm tài nguyên rừng.
- C gia tăng ô nhiễm môi trường.
- D suy giảm đa dạng sinh học.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu (sgk Địa 12 trang 62)
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 3 :
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do
- A trên biển, bão gây sóng to.
- B lượng mưa trong bão thường lớn.
- C bão là thiên tai bất thường.
- D bão thường có gió mạnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn, dễ gây lụt úng, lũ ống, lũ quét, xói mòn…
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 4 :
Ở nước ta, khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất là
- A Tây Bắc
- B Nam Bộ
- C Đông Bắc
- D Trung Bộ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất là vùng núi Tây Bắc.
=> Chọn A
Câu hỏi 5 :
Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long?
- A Nhiều bãi bồi ven sông.
- B Nhiều đầm lầy, ô trũng ngập nước.
- C Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng.
- D Gồm vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long là “ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng” vì đây là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung chứ không phải đặc điểm của ĐBSCL
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 6 :
Hiện tượng sạt lở đường bờ biển ở nước ta xảy ra mạnh nhất tại bờ biển
- A Nam Bộ.
- B Bắc Bộ.
- C Đồng bằng sông Cửu Long
- D Trung Bộ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng sạt lở đường bờ biển ở nước ta đã và đang xảy ra mạnh nhất tại bờ biển Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 39)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 7 :
Đâu là phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta?
- A Chỉ diễn ra ở miền Bắc.
- B Hoạt động ngày càng phức tạp.
- C Hậu quả mang lại ngày càng lớn.
- D Bão gây thiệt hại nặng nề nhất.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta là “Chỉ diễn ra ở miền Bắc” vì mọi miền trên cả nước đều chịu ảnh hưởng của các thiên tai, mỗi vùng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của 1 hay nhiều loại thiên tai. Ví dụ Duyên hải Nam Trung Bộ ảnh hưởng nặng nề của bão, Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 8 :
Mùa bão ở nước ta thường diễn ra trong thời gian nào?
- A Tháng VI đến tháng XII
- B Tháng VIII đến tháng X
- C Tháng V đến tháng IX
- D Tháng VI đến tháng XI
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Mùa bão ở nước ta thường diễn ra từ tháng 6 và kết thức vào tháng 11 (sgk Địa lí 12 trang 62)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 9 :
Các hoạt động kinh tế trên biển của nước ta hàng năm thường bị gián đoạn chủ yếu do ảnh hưởng của
- A sóng thần.
- B giông
- C bão.
- D lũ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các hoạt động kinh tế trên biển của nước ta hằng năm thường bị gián đoạn chủ yếu do ảnh hưởng của các cơn bão. Trung bình mỗi năm nước ta đón khoảng 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển, bão có gió mạnh và mưa lớn gây sóng to dâng cao 9 – 10m có thể lật úp tàu thuyền.
=> Chọn C
Câu hỏi 10 :
Ngập lụt ở Trung Bộ diễn ra chủ yếu ở các tháng
- A tháng V -X
- B tháng IX-XII.
- C tháng IX –X
- D tháng X –XII.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ngập lụt ở Trung Bộ diễn ra chủ yếu ở các tháng IX –X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về (sgk Địa lí trang 63)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 11 :
Những vùng có mùa khô sâu sắc nhất nước ta là?
- A Cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- B Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- C Tây Bắc và Đông Bắc
- D Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mùa khô của các tỉnh cực Nam Trung Bộ kéo dài 6- 7 tháng, Tây Nguyên 3-4 tháng. Đây là những vùng có mùa khô sâu sắc nhất của nước ta. Kiến thức lớp 12 bài 15
=> chọn A
Câu hỏi 12 :
Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
- A ven biển.
- B đặc dụng.
- C phòng hộ.
- D Sản xuất.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng
=> Chọn B
Câu hỏi 13 :
Bão lũ, trượt lở đất đá,hạn hán là những thiên tai thường xảy ra ở miền
- A Miền Bắc và Đông Bắc bắc Bộ.
- B Nam Trung bộ và Nam bộ.
- C Tây bắc và Bắc Trung Bộ.
- D Nam Bộ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bão lũ, trượt lở đất đá,hạn hán là những thiên tai thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 54)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 14 :
Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
- A Đảm bảo việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- B Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu.
- C Phòng chống, khắc phục các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
- D Phát triển dân số và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên sạch.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là: Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. (SGK/65 Địa lí 12)
Chọn: B
Câu hỏi 15 :
Để phòng chống khô hạn lâu dài biện pháp hàng đầu phải là:
- A trồng rừng phòng hộ ven biển
- B xây dựng các công trình thuỷ lợi chứa nước hợp lí
- C tổ chức định canh, định cư cho người dân
- D củng cố các công trình đê bao sông, bao biển
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để phòng chống khô hạn lâu dài biện pháp hàng đầu phải là xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí (sgk Địa lí 12 trang 64). Các công trình thủy lợi sẽ góp phần điều tiết nguồn nước, trữ nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 16 :
Vùng nào ở nước ta chịu lụt úng nghiêm trọng nhất?.
- A đồng bằng sông Cửu Long.
- B đồng bằng sông Hồng.
- C Đông Nam Bộ.
- D Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là đồng bằng sông Hồng, do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp,xung quanh lại có đê bao bọc, mật độ xây dựng cao.(SGK/63 Địa 12)
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Vùng nhiều bão nhất ở nước ta là:
- A Bắc Bộ
- B Nam Trung Bộ
- C Nam Bộ
- D Bắc Trung Bộ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất, mạnh nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ ( tần suất bão từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 18 :
Nhìn chung ở nước ta mùa bão bắt đầu và kết thúc ở các tháng
- A từ tháng VI đến tháng XII.
- B từ tháng V đến tháng X.
- C từ tháng VI đến tháng XI.
- D từ tháng VII đến tháng XI.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nhìn chung ở nước ta mùa bão bắt đầu và kết thúc ở các tháng từ tháng VI đến tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và kết thúc muộn vào tháng XII nhưng cường độ suy yếu. (SGK/62, địa lí 12 cơ bản).
=> Chọn C
Câu hỏi 19 :
Vùng hay xảy ra hạn hán kéo dài và gay gắt nhất nước ta là
- A Duyên hải Bắc Trung Bộ
- B Duyên hải cực Nam Trung Bộ
- C Tây Bắc
- D
Đông Bắc Bộ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vùng hay xảy ra hạn hán kéo dài và gay gắt nhất nước ta là Duyên hải cực Nam Trung Bộ, đây là vùng khô hạn nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm thấp do địa hình song song với cả hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 20 :
Tháng 11, 12 bão thường đổ bộ vào vùng nào?
- A Bắc Trung Bộ
- B Nam Bộ
- C Nam Trung Bộ
- D Bắc Bộ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tháng 11, 12 bão thường đổ bộ vào vùng Nam Bộ, thường có cường độ yếu (Atlat trang 9)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 21 :
Trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta, vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm là
- A tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.
- B khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- C ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
- D khai thác khoáng sản đi đôi với vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta, vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm là tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường (SGK/62, địa lí 12 cơ bản).
Chọn A
Câu hỏi 22 :
Ở miền Trung, lũ quét thường diễn ra từ
- A tháng VI - X.
- B tháng VII - X.
- C tháng X - XII.
- D tháng IX - I.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ở miền Trung, lũ quét thường diễn ra từ tháng X đến tháng XII hằng năm (SGK/64, địa lí 12 cơ bản).
Chọn C
Câu hỏi 23 :
Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do
- A thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
- B bão, lũ, trượt lở đất.
- C thời tiết không ổn định.
- D hạn hán, bão, lũ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô. Do mùa khô sâu sắc, tình trạng xâm nhập mặn gây trở ngại cho sử dụng đất, thiếu nước ngọt dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, thiếu nước để thau chua rửa mặn đất đai
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 24 :
Thiên tài nào sau đây gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển nước ta?
- A Cát bay, cát chảy.
- B Xâm nhập mặn.
- C Bão.
- D Sạt lở bờ biển.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bão là thiên tài gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển nước ta. Bão tàn phá nhà cửa, công sở, cầu cống, mùa màng,… (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Khu vực có mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng ở nước ta là
- A
Nam Bộ
- B Tây Nguyên
- C Cực Nam Trung Bộ
- D Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vùng cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) ở nước ta có mùa khô kéo dài nhất cả nước, kéo dài 6 – 7 tháng.
Chọn C
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em khắc sâu kiến thức
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản
Các bài khác cùng chuyên mục
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)