30 bài tập Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ khó
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là
- A huy động sức dân phòng tránh bão
- B củng cố đê chắn sóng vùng ven biển
- C có các biện pháp phòng tránh hợp lí khi bão đang hoạt động
- D tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Để phòng tránh bão cần tăng cường các thiết bị vệ tính khí tượng dể dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão một cách chính xác nhất để thông báo tới các tàu thuyền nhanh chóng chạy ra ngoài vùng ảnh hưởng của bão. Cung cấp thông tin tới cho chính quyền và người dân vùng chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các biện pháp phòng tránh bão như gia cố nhà cửa, đê điều, cắt tỉa cây cối, di rời những hộ dân ở các vị trí xung yếu dễ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống, ngập lụt khi bão vào kèm theo mưa lớn....
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 2 :
Các cơn bão thường diễn ra sớm hoặc muộn bất thường vào tháng V và tháng XII thường có đặc điểm gì
- A ít đi vào đất liền
- B có cường độ yếu
- C có diện tích mưa bão rộng
- D thường có lượng mưa lớn đặc biệt
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng 5 và muộn vào tháng XII nhưng cường độ yếu
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 3 :
Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địa phương nào ở nước ta
- A Quảng Bình, Quảng Trị
- B Lạng Sơn, Cao Bằng.
- C Hòa Bình, Yên Bái.
- D Hà Giang, Tuyên Quang.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn cho những địa phương ở miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 4 :
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng?
- A Giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
- B Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.
- C Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
- D Sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí, gây ra những sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vụ ô nhiễm trên sông Thị Vải – Đồng Nai, sông Tô Lịch – Hà Nội…
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 5 :
Hiện tượng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta hiện nay chủ yếu do
- A mưa axít ở nhiều nơi.
- B ô nhiễm nước biển, đại dương.
- C biến đổi khí hậu toàn cầu.
- D suy giảm tầng ôdôn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hiểu biết thực tế, hiện tượng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta hiện nay chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, mất nhiều diện tích tự nhiên nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 6 :
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định, thời gian có bão có tần suất lớn là :
- A Từ tháng 6 đến tháng 10.
- B Từ tháng 8 đến tháng 10.
- C Từ tháng 9 đến tháng 11.
- D Từ tháng 10 đến tháng 12.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định, thời gian có bão có tần suất lớn là từ tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt là khu vực Quảng Trị có tần suất bão lên tới 1,3 đến 1,7 cơn bão / tháng
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 7 :
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây Nam khô nóng là :
- A Đồng bằng bắc bộ
- B Bắc Trung Bộ.
- C Tây Nguyên.
- D Tây Bắc.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Bắc Trung Bộ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn hay gió Tây Nam khô nóng do gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn Bắc tràn xuống đồng bằng ven biển ở sườn Đông trở nên khô và nóng ( đã trút hết mưa ở sườn Tây, gió xuống núi 100m, nhiệt độ tăng 10C)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 8 :
Các cơn bão thường diễn ra sớm hoặc muộn bất thường vào tháng V và tháng XII thường có đặc điểm gì
- A ít đi vào đất liền
- B có cường độ yếu
- C có diện tích mưa bão rộng
- D thường có lượng mưa lớn đặc biệt
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi kji có bão sớm vào tháng 5 và muộn vào tháng XII nhưng cường độ yếu
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 9 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vào tháng 6 và tháng 7 các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta
- A ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
- B ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An
- C ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị
- D ven biển Nam Trung Bộ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat trang 9, tháng 6 và tháng 7 các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng theo đúng quy luật mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam, đầu mùa bão thường ảnh hưởng đến khu vực phía Bắc
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 10 :
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết tần suất xuất hiện bão lớn nhất là tháng mấy?
- A Tháng 7.
- B Tháng 8.
- C Tháng 9.
- D Tháng 10.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, tháng 9 có tần suất bão lớn nhất : từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng, tạp trung tại khu vực Bắc Trung Bộ
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 11 :
Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là:
- A sương mù, sương muối và mưa phùn.
- B mưa tuyết và mưa rào.
- C mưa đá và dông.
- D Hạn hán và lốc tố.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta với những kiểu thời tiết như rét đậm, rét hại, sương muối, sương mù; nửa sau mùa đông có mưa phùn
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 12 :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mật độ dân số của vùng đồng bằn sông Hồng cao gấp 3 lần so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là
- A Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn
- B Đồng bằng sông Hồng là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động từ các vùng khác đến
- C Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn
- D Đồng bằng sông Hồng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mật độ dân số của vùng đồng bằn sông Hồng cao gấp 3 lần so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn; Đồng bằng sông Hồng đã có lịch sử khai thác lãnh thổ hàng nghìn năm
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 13 :
Việc nào sau đây chưa cần phải làm khi có bão
- A Tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
- B Tu bổ hệ thống đường sá, cầu cống giao thông.
- C Củng cố công trình đê ở các vùng ven biển.
- D Khẩn trương sơ tán dân nếu bão mạnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để tránh thiệt hại di bão gây ra, việc phòng chống bão là rất quan trọng. Khi có bão tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân..
Khi có bão chưa cần làm ngay là tu bổ hệ thống đường sá, cầu cống giao thông; thông thường sau khi bão tan mới cần tu bổ lại hệ thống đường sá, cầu cống giao thông do bão làm ảnh hưởng
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 14 :
Lũ quét thường xảy ra ở những khu vực nào nước ta?
- A Vùng hạ lưu các con sông lớn, địa hình thấp.
- B Sông suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh.
- C Chỉ có ở những con sông lớn ở nước ta.
- D Địa hình trũng, có ít các cửa sông đổ ra biển.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Lũ quét thường xảy ra ở khu vực sông suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn và nước chảy mạnh, xiết.
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 15 :
Biện pháp nào sau đây là quan trọng hàng đầu để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước?
- A Ban hành sách đỏ Việt Nam
- B Quy định về việc khai thác
- C Chống ô nhiễm môi trường
- D Đóng cửa các vườn quốc gia
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, biện pháp quan trọng là quy định về việc khai thác sử dụng hợp lí các tài nguyên, tránh các tình trạng khai thác quá mức và trái phép các tài nguyên thiên nhiên.
=> Chọn B
Câu hỏi 16 :
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do
- A bão thường có gió mạnh.
- B trên biển, bão gây sóng to.
- C bão là thiên tai bất thường, khó dự báo.
- D bão thường kèm theo mưa lớn.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng. Mưa lớn khiến nước sông ở thượng nguồn dâng lên rất nhanh và dồn về đồng bằng gây lũ lụt, đồng thời mưa lớn cũng gây xói mòn sạt lở đất ở vùng núi có địa hình dốc và ít lớp phủ thực vật.
Chọn D.
Câu hỏi 17 :
Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở các đồng bằng Nam Trung Bộ là mưa bão, nước biển dâng và
- A lũ nguồn về
- B triều cường
- C thủy triều lên
- D lũ quét
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở đồng bằng Nam Trung Bộ là mưa bão, nước biển dâng và lũ nguồn tràn về. Do khu vực có địa hình hẹp ngang, độ dốc lớn kết hợp mưa lớn tập trung nên lũ trên thượng nguồn dồn về nhanh .
Chọn: A
Câu hỏi 18 :
Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là
- A lũ nguồn về.
- B mưa bão rộng.
- C nước biển dâng.
- D triều cường.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).
=> Chọn B
Câu hỏi 19 :
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào tháng IX - X là do
- A mưa bão lớn, triều cường, lũ nguồn về.
- B mưa nhiều và có đê bao bọc
- C mưa lớn, mặt đất thấp và có đê bao bọc
- D các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trung Bộ có lượng mưa tập trung vào thời kì thu đông: do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp ảnh hưởng của các cơn bão lớn, mưa lớn kết hợp triều cường mạnh và lũ nguồn dồn về nhanh (do địa hình dốc) gây ngập lụt mạnh vào tháng 9 – 10 (thời kì thu đông).
Chọn A
Câu hỏi 20 :
Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta do
- A mật độ dân số cao nhất nước ta
- B lượng mưa lớn nhất nước
- C hệ thống đê sông, đê biển bao bọc
- D địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính làm cho đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là do vùng có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc tạo thành nhiều ô trũng, kết hợp với mật độ xây dựng dày đặc khiến nước từ thượng xuống khó thoát và bị ứ đọng gây ngập úng nghiêm trọng.
Chọn C
Câu hỏi 21 :
Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là
- A lên nhanh rút nhanh.
- B lên chậm rút nhanh.
- C lên chậm rút chậm.
- D lên nhanh rút chậm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là lên nhanh rút chậm. (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).
Do đặc điểm sông có dạng lông chim, phần thượng lưu lại chảy qua địa hình đồi núi dốc + mưa lớn khiến lũ từ thượng nguồn dồn về nhanh; trong khi vùng đồng bằng hạ lưu sông địa hình bằng phẳng, hệ thống đê bao bọc, cơ sở hạ tầng nhà cửa dày đặc khiến nước bị ứ động, quá trình thoát nước chậm.
Chọn D
Câu hỏi 22 :
Công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?
- A Thanh Hóa
- B Nghệ An.
- C Hà Tĩnh.
- D Quảng Bình.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ở vùng biển Bắc Trung Bộ, công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở cảng Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan sang các tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị,…
Chọn C
Câu hỏi 23 :
Các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng nguyên nhân là do
- A Chịu hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
- B Hoạt động của Tín phong Bắc bán cầu có tính chất khô, nóng
- C Hướng địa hình song song với hướng gió.
- D Bức chắn địa hình đối với các luồng gió hướng Tây Nam.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng nguyên nhân là do hướng địa hình song song với hướng gió Tín phong Bắc bán cầu (thổi hướng đông bắc) từ biển vào và hướng gió mùa Tây Nam => nên lượng mưa rất thấp, khô hạn kéo dài
Chọn C
Câu hỏi 24 :
Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :
- A Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
- B Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
- C Do địa hình dốc ra biển nên dễ thoát nước
- D Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do địa hình đồng bằng nhỏ hẹp và dốc ra biển nên dễ thoát nước.
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?
- A Hội nghị các nước ASEAN
- B Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ
- C Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất
- D Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hội nghị thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất hay còn gọi là Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển. Hội nghị đạt những thành tựu quan trọng như sự đồng thuận về Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu, Công ước về Đa dạng Sinh học…
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 26 :
Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhiều nhất ở khu vực nào?
- A Bắc Bộ
- B Đông Nam Bộ
- C Trung Bộ
- D Nam Bộ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạn nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ do nhiều nguyên nhân như: đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, áp thấp nhiệt đới; biển sâu, sóng to, sông lại ngắn dốc, ít phù sa nên cửa sông ven biển thường thiếu hụt bồi tích, dấn đến sạt lở bờ biển nghiêm trọng ...vv...
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 27 :
Tình trạng khô hạn kéo dài ở cực Nam Trung Bộ không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây
- A Có dòng trồi lạnh chảy ven bờ
- B Địa hình song song với hướng gió mùa
- C Ảnh hưởng của gió phơn
- D Ảnh hưởng của gió Tín Phong Đông Bắc khô nóng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khu vực cực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài nhất cả nước, khí hậu khô nhất cả nước do địa hình song song với hướng các gió gây mưa (địa hình song song với cả gió Tây Nam và gió Đông Bắc), chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng do nằm ở sườn khuất gió cao nguyên Di Linh; đồng thời ven biển lại có hoạt động của trồi lạnh ( không khí ẩm qua dòng trồi lạnh bị chặn lại ) nên không khí khô
=>Tình trạng khô hạn kéo dài ở cực Nam Trung Bộ không phải do nguyên nhân chủ yếu là Ảnh hưởng của gió Tín Phong Đông Bắc khô nóng vì gió Tín Phong qua biển nóng ẩm hơn, nhưng lại song song với hướng địa hình nên không tác động được tới khu vực
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 28 :
Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động du lịch biển ở miền Bắc là
- A không có các bãi biển đẹp.
- B cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
- C thiên tai thường xuyên xảy ra.
- D sự phân mùa của khí hậu
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở miền Bắc có mùa đông lạnh trong khi hoạt động du lịch biển cần thời tiết phải ấm áp => sự phân mùa của khí hậu là Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động du lịch biển ở miền Bắc
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 29 :
Những thiên tai nào sau đây đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta?
- A Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét hại.
- B Bão nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt.
- C Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.
- D Ngập lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Những thiên tai đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta là Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông. Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng của bão hơn so với các vùng khác trong cả nước, đồng thời đây là vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên không có sương muối, rét hại
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 30 :
Đồng bằng Duyên hải miền Trung thời gian ngập úng thường ngắn hơn Đồng bằng sông Cửu Long vì
- A lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
- B lượng mưa lớn nhưng trải đều trong năm.
- C địa hình dốc ra biển nên dễ thoát nước
- D đô thị hóa thấp, ít đô thị lớn.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng DH miền Trung có thời gian ngập úng thường ngắn hơn đb sông Cửu Long do vùng có lãnh thổ kéo dài hẹp ngang, vùng đồi núi lan ra sát biển khiến địa hình dốc => thời gian tập trung lũ từ thượng nguồn về nhanh, đồng thời nước rút cũng rất nhanh.
Chọn C
Tổng hợp 25 bài tập trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) - Phần 2 có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản
Các bài khác cùng chuyên mục
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)