30 bài tập Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Loại khoáng sản phân bố rộng khắp, thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là :

  • A Than đá.              
  • B Vật liệu xây dựng.
  • C Quặng sắt và crôm
  • D Quặng thiếc và titan ở ven biển.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khoáng sản phân bố rộng khắp phục vụ cho ngành công nghiệp phổ biến ở nước ta là Vật liệu xây dựng, công nghệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên là khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh,đá vôi..), khi quan sát Atlat dễ dàng nhận thấy nhiều tỉnh từ bắc đến nam đều có ngành vật liệu xây dựng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là :

  • A Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó
  • B Giải quyết việc làm.
  • C Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
  • D Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành cần nhiều lao động vì vậy khi phát triển ngành này, hiệu quả đầu tiên dễ nhận thấy là giải quyết việc làm

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :

  • A Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội.       
  • B Nhà máy dệt Nam Định.
  • C Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội.    
  • D Nhà máy dệt kim Hà Nội.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Việc hình thành công nghiệp dệt được coi là từ khi nhà máy dệt Nam Định ra đời (sgk nâng cao trang 155)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • A Gắn liền với các vùng chuyên canh và thị trường tiêu thụ
  • B Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
  • C Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường
  • D Tập trung chủ yếu ở các thành phố vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 22, nhận xét thấy các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm như chế biến thủy sản, chè, cà phê thuốc lá ( cơ sở sơ chế) thường gắn với vùng nguyên liệu; còn các cơ sở thành phẩm như bia, nước ngọt, sữa... thường gắn với thị trường là các thành phố lớn => Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Vùng công nghiệp sản xuất đường mía hàng đầu nước ta là :

  • A  Đồng bằng sông Hồng                 
  • B Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C Nam Trung Bộ.         
  • D Bắc Trung Bộ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tập trung sản xuất mía rất cao, là vùng nguyên liệu mía lớn nhất cả ước, công nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu cả nước

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A Nha Trang  
  • B Đà Nẵng     
  • C Quy Nhơn   
  • D Vũng Tàu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm quy mô lớn thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là Nha Trang

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22, cho biết ngành dệt may phân bố ở những trung tâm công nghiệp nào:

  • A  Hạ Long, Hải Phòng, Nam Định, Thủ Dầu Một
  • B Nam Định, Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ
  • C Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Cà Mau
  • D Huế, Đà Nẵng, Hòa Bình, Biên Hòa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22, bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành dệt may phân bố tại các trung tâm Nam Định, Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là

  • A sông có lượng nước lớn.     
  • B sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
  • C phần lớn sông ngòi của nước ta ngắn và dốc  
  • D lượng nước phân bố không đều trong năm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là lượng nước phân bố không đều trong năm. Do chế độ nước sông phân hóa thành mùa lũ và mùa cạn nên mùa lũ, sông nhiều nước, các đập thủy điện phải nhiều lần xả lũ để tránh vỡ đập. Mùa cạn, mực nước rất thấp, thiếu nước cho sản xuất điện; nhà máy thủy điện mà giữ nước để sản xuất điện thì ở hạ lưu nông dân lại không có nước cho canh tác nông nghiệp và sinh hoạt.Vì thế mùa cạn đã thiếu nước cho sản xuất điện lại phải chia sẻ nước cho hạ lưu có nước sản xuất

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là

  • A góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh té nông thôn.
  • B tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp thủy sản.
  • C thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
  • D tăng yếu tố rủi ro trên thị trường tiêu thụ nông sản.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là tăng yếu tố rủi ro trên thị trường tiêu thụ nông sản mà ngược lại công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm  còn góp phần làm giảm rủi ro trên thị trường tiêu thụ nông sản, tạo đầu ra ổn định cho nông sản

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào sau đây không phải là vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta?

  • A Làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế.
  • B  Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
  • C Thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
  • D Có tác động lớn đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhận định không phải là vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta là có tác động lớn đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế. Vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có tác động lớn đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế chứ không phải tất cả các ngành kinh tế

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đường dây 500KV được xây dựng nhằm mục đích

  • A Kết hợp giữa thủy điện và nhiệt điện tạo thành mạng lưới điện quốc gia.
  • B Đưa điện về phục vụ nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
  • C Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
  • D  Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đường dây 500KV được xây dựng nhằm mục đích tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước, từ đó khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng lãnh thổ.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích:

  • A để chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế biến khoáng sản.
  • B để giải quyết những tranh chấp trong nghề cá ở biển Đông, vùng vịnh Thái Lan.
  • C để giải quyết những tranh chấp về các đảo, quần đảo ngoài khơi.
  • D để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, giữ chủ quyền, phát triển bền vững trong khu vực.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, giữ chủ quyền, phát triển bền vững trong khu vực.

Các đáp án B, C mới chỉ giải quyết được một khía cạnh.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản phân bố tập trung ở vùng nguyên liệu là do

  • A thị trường tiêu thụ rộng nhất là thị trường quốc tế.
  • B các cơ sở chế biến đã hình thành từ lâu đời.
  • C người dân có kinh nghiệm trong chế biến.
  • D sản phẩm khó bảo quản khi vận chuyển xa.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản phân bố tập trung ở gần vùng nguyên liệu là do các sản phẩm thủy sản  là đồ tươi sống, dễ bị hỏng hóc, ôi thiu. Cần được vận chuyển nhanh đến các nhà máy gần đó để được bảo quân tươi ngon nhất.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là:

  • A Sông ngòi ngắn và dốc
  • B Lượng nước không ổn định trong năm.
  • C Thiếu kinh nghiệm trong khai thác
  • D Trình độ khoa học – kĩ thuật còn thấp.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất của việc khai thác tiềm năng thủy điện nước ta là lượng mưa phân hóa theo mùa, dẫn đến lượng nước sông phân hóa theo mùa; mùa lũ nước sông dâng cao, hồ thủy điện có thể có nguy cơ vỡ đập nếu nước sông dâng nhanh, mùa cạn, sống rất ít nước, mực nước hồ thủy điện xuống thấp, dẫn đến thiếu nước cho sản xuất điện

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là

  • A có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.
  • B có thị trường xuất khẩu mở rộng.
  • C có nhiều cơ sở chế biến phân bố rộng khắp trên cả nước.
  • D có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú. (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại

  • A các khu vực đồng dân cư nhằm khai thác thị trường tại chỗ.
  • B các vùng nguyên liệu.
  • C các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
  • D các cảng biển lớn để thuận tiện cho xuất khẩu.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại các vùng nguyên liệu như chế biến tôm, cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay chế biến nước mắm ở Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc,…

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng tuốc- bin khí ít được xây dựng ở miền Bắc nước ta do

  • A nằm ở xa nguồn nguyên liệu.
  • B chi phí xây dựng rất lớn.
  • C gây ô nhiễm môi trường.
  • D nhu cầu về điện không cao.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Do miền Bắc nước ta nằm ở xa nguồn nguyên liệu (dầu khí phân bố ở thềm lục địa phía Nam) nên miền Bắc có ít các nhà máy nhiệt điện chạy bằng tuốc – bin khí.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?

  • A Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.
  • B Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
  • C Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… và thị trường tiêu thụ rộng lớn là những yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:

  • A Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
  • B Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
  • C Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố .
  • D Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Sản lượng điện của nước ta tăng nhanh chủ yếu do

  • A đẩy mạnh khai thác các nguồn năng lượng mới.
  • B xây dựng mới, mở rộng hệ thống trạm và đường dây tải điện.
  • C trữ lượng than lớn và nguồn thủy năng phong phú.
  • D nhu cầu tăng và nhiều nhà máy điện được nâng cấp, xây dựng mới.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa nên nhu cầu sử dụng điện tăng, nguồn nhà máy đã được xây dựng và đưa vào hoạt động nên sản lượng điện ngày càng tăng

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về

  • A nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp
  • B nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
  • C thị trường nội địa rộng lớn.
  • D không đòi hỏi nguồn vốn lớn và công nghệ hiện đại.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp dệt may nước ta phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh về nguồn lao động dồi dào và giá rẻ trong nước.

Lưu ý: Dựa trên ưu thế về nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết phân ngành chế biến không có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Lương thực
  • B Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều
  • C Sản phẩm chăn nuôi
  • D Thủy hải sản

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, phân ngành chế biến không có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là: chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều. Vì ĐBS Cửu Long là không có thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Ý nghĩa to lớn của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là

  • A góp phần giảm tình trạng thiếu điện.
  • B có tác dụng chống lũ vì hồ chứa có dung tích lớn.
  • C thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
  • D đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa to lớn của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là  cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu điện sinh hoạt của người dân => thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa bò phân bố gần các đô thị lớn là vì

  • A trình độ người lao động các đô thị cao.
  • B thị trường tiêu thụ sữa lớn.
  • C ít tốn kinh chi phí vận chuyển sữa đến nơi tiêu thụ.
  • D người dân thành thị có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 27, sgk Địa lí , trang 118-120

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm ngành chế biến: sữa, sữa bò được sử dụng nhiều ở vùng thành phố, đáp ứng cho nhu cầu người dân có đời sống cao ở thành phố => thường phân bố gần các đô thị vừa gần thị trường tiệu thụ vừa giảm chi phi vận tải

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là?

  • A Sông ngòi nước ta ngắn và dốc
  • B Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
  • C Lượng nước phân bố không đều trong năm.
  • D Sông ngòi nhiều phù sa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ khó khăn về tự nhiên nước ta có liên quan trực tiếp đến ngành thủy điện

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là: lượng nước phân bố không đều trong năm, do chế độ mưa phân hóa theo mùa. Mùa cạn thiếu nước => sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng đến  công suất vận hành của các nhà máy thủy điện; mùa lũ nước tràn cần phải tiến hành xả lũ trên các đập thủy điện.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển mạnh chủ yếu do

  • A không phải là ngành truyền thống.
  • B thị trường tiêu thụ còn nhỏ.
  • C cơ sở nguyên liệu còn hạn chế.
  • D thiếu lao động trình độ cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài Công nghiệp trọng điểm

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa phát triển mạnh bởi chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính => cơ sở nguyên liệu còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nguyên liệu cho ngành này.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do

  • A sự phân mùa của khí hậu.
  • B sông ngòi ngắn dốc
  • C cơ sở hạ tầng còn yếu.
  • D lưu lượng nước sông nhỏ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Lời giải chi tiết:

Thủy điện phụ thuộc vào lưu lượng nước dòng chảy sông ngòi => do khí hậu nước ta có sự phân mùa rõ rệt thành 2 mùa lũ – cạn, điều này làm cho sản lượng điện của các nhà máy thủy điện thiếu ổn định, đặc biệt vào mùa khô.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất cả nước là:

  • A Vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc.
  • B Vùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp đa dạng của nước ta.
  • C Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta.
  • D Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành truyền thống của vùng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sản xuất hàng tiêu dùng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, đặc điểm chung là cần nhiều lao động, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ hoặc nguồn lao động. Đồng bằng sông Hồng có dân số đông, nhiều các đô thị nên có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Dựa vào bảng số liệu sau đây :

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta

thời kì 2000 -2005:

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?

  • A Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
  • B Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, tăng gấp 3 lần.
  • C  Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.
  • D Giai đoạn 2003 – 2005 các sản phẩm tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc ( đơn vị: lần)

Lời giải chi tiết:

Sử dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc ( đơn vị: lần)

Từ 2000- 2005:

Sản lượng thủy tinh tăng 158/113 = 1,39 lần

-Sản lượng vải lụa tăng 503/356 = 1,41 lần

-Sản lượng quần áo may sẵn tăng 1011/337 =  3 lần

- Sản lượng giấy tăng 901 / 408 = 2,2 lần

=> A và B đúng

Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.

=> C đúng

-Tương tự:

Giai đoạn 2000-2002:

Sản lượng Thủy tinh tăng : 1,01 lần

Sản lượng Giấy bìa tăng: 1,2 lần

Sản lượng quần áo tăng: 1,45 lần

Sản lượng vải lụa tăng: 1,32 lần

Giai đoạn 2003-2005:

Sản lượng Thủy tinh tăng : 1,08 lần

Sản lượng Giấy bìa tăng: 1,31 lần

Sản lượng quần áo tăng: 1,39 lần

Sản lượng vải lụa tăng: 1,01 lần

=> Như vậy giai đoạn 2003-2005, chỉ có sản lượng Thủy tinh và giấy bìa tăng nhanh hơn giai đoạn 2000-2002, còn sản lượng quần áo và vải lụa giai đoạn 2003- 2005 lại tăng chậm hơn giai đoạn 2000-2002

=> nhận định chưa chính xác là D.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là

  • A Quặng thiếc và titan
  • B Quặng sắt và crôm
  • C Dầu – khí và than nâu
  • D Quặng bôxít

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là Dầu – khí và than nâu. Ví dụ, hiện nay than nâu ở bể trầm tích sông Hồng được dự báo là có trữ lượng lớn, có giá trị cao nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.