30 bài tập Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

  • A Điều.  
  • B Cà phê.    
  • C Chè.  
  • D Cao su.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 19 và sgk trang 106, loại cây không phải chuyên môn hóa sản xuất của Đông Nam Bộ là Chè

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh/ thành phố nào của Đông Nam Bộ?

  • A Đồng Nai.  
  • B Bình Phước 
  • C TP. Hồ Chí Minh
  • D Tây Ninh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 25, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ?

  • A  Cơ cấu kinh tế ngành phát triển. 
  • B Chính sách phát triển phù hợp.
  • C Giá trị công nghiệp cao nhất nước. 
  • D Kinh tế hàng hóa phát triển muộn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng về kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ là Kinh tế hàng hóa phát triển muộn vì Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm (sgk trang 176)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

  • A Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn
  • B Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước
  • C Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
  • D Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm (sgk trang 176)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :

  • A Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
  • B Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C Khai thác một cách có hiệu quả các thế  mạnh vốn có.
  • D Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, do việc khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu cả nước với tỉ trọng chiếm hơn ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

  • A Biên Hòa.
  • B Thủ Dầu Một.
  • C Vũng Tàu.
  • D Thành phố Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất ở Đông Nam Bộ.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình?

  • A Các bán bình nguyên.  
  • B Các bậc thềm phù sa cổ.
  • C  Các cao nguyên. 
  • D Đồng bằng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên (sgk Địa lí 12 trang 32)

=> Chọn  đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vùng dẫn đầu cả nước về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là:

  • A Đồng bằng sông Cửu Long
  • B Đồng bằng sông Hồng
  • C Đông Nam Bộ
  • D Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là Đông Nam Bộ

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là

  • A thủy lợi.
  • B khí hậu
  • C giống
  • D thị trường.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là thủy lợi (sgk Địa lí 12 trang 180)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Vườn quốc gia  nổi tiếng ở vùng Đông Nam Bộ:

  • A Côn Đảo.
  • B U Minh Hạ.
  • C Tràm Chim.
  • D Yok Đôn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

- Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ.

- Vườn quốc gia: U Minh Hạ, Tràm Chim thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vườn quốc gia Yok Đôn thuộc vùng Tây Nguyên.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sản phẩm cây công  nghiệp ở Đông Nam Bộ chủ yếu để

  • A trao đổi lương thực với các nước ngoài khu vực    
  • B đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
  • C phục vụ công nghiệp chế biến.   
  • D xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm cây công  nghiệp ở Đông Nam Bộ chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Mặc dù công nghiệp chế biến tương đối phát triển và tập trung nhiều nhà máy chế biến có quy mô lớn, có máy móc hiện đại nhất cả nước, nhưng cũng chỉ giải quyết được 1 tỉ lệ nhỏ sản lượng nông sản trong vùng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng

  • A chuyên canh cây lương thực hàng đầu nước ta
  • B chăn nuôi gia súc hàng đầu của nước ta
  • C chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta
  • D chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu nước ta

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

- Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta.

- Chuyên canh cây lương thực hàng đầu nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Các vùng chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu chưa được xác định.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

  • A đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ.     
  • B Tăng cường đầu tư lao động kĩ thuật.
  • C  sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên. 
  • D nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ, khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội xã hội và bảo vệ môi trường

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tỉnh nào sau đây không giáp vùng Đông Nam Bộ?

  • A Bến Tre
  • B Đắc Nông
  • C Bình Thuận
  • D Long An.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Mục 1. Khái quát chung – trang 176 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ tiếp giáp lần lượt với các tỉnh/thành phố sau: Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Như vậy Bến Tre không tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ (Bến Tre giáp với Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh).

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

  • A bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
  • B tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • C quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
  • D  đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ, khai thác tốt nhất nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Chỉ có phát triển theo chiều sâu, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường lâu dài mới có thể phát triển bền vững

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu km², đứng thứ mấy cả nước theo thứ tự giảm dần về diện tích?

  • A 44,4 nghìn km², thứ 4
  • B 51,5 nghìn km2, thứ 2
  • C 54,7 nghìn km², thứ 5
  • D 23,6 nghìn km², thứ 6

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Mục 1. Khái quát chung – trang 176 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (16.739,6 nghìn người, năm 2017), nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu do

  • A cây công nghiệp cần rất nhiều nước tưới.           
  • B địa hình dốc, hay có lũ lụt
  • C diện tích đất ngập mặn lớn khí thủy triều lên.
  • D có mùa khô sâu sắc, mùa mưa một số nơi ngập úng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu do Đông Nam Bộ phân hóa mùa mưa – mùa khô sâu sắc, mùa mưa, mưa tập trung có thể gây ngập úng, mùa khô sâu sắc dẫn đến thiếu nước tưới và xâm nhập mặn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất, thích hợp trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

  • A Đất cát.
  • B Đất badan
  • C Đất xám
  • D Đất phù sa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Mục Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – trang 177 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Ở khu vực Đông Nam Bộ có đất badan màu mỡ, giàu dinh dưỡng và tập trung thành vùng lớn. Loại đất này chiếm tỉ lệ lớn nhất, thích hợp trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu như cao su, cà phê, điều, tiêu,…

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là:

  • A Phục hồi và phát triển nhanh rừng ngập mặn. 
  • B xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia
  • C bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu của các sông.  
  • D bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu của các sông. Vì rừng trên thượng lưu các sông có chức năng điều tiết, điều hòa nguồn nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh nào dưới đây?

  • A Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước
  • B Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
  • C Bình Phước và Đồng Nai.
  • D Tây Ninh và Bình Dương.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Mục Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – trang 177 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương (SGK/177, địa lí 12 cơ bản hoặc Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 11 – Các nhóm đất).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành những năm gần đây của vùng Đông Nam Bộ ở nước ta tăng nhanh chủ yếu do

  • A hình thành và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
  • B đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện tử.
  • C  phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • D tăng cường đầu tư vào ngành dệt may, da giày.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành những năm gần đây của vùng Đông Nam Bộ ở nước ta tăng nhanh chủ yếu do hình thành và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Đông Nam Bộ là vùng có ưu thế phát triển dầu khí hơn hẳn các vùng khác trong cả nước

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong cơ cấu công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm của cả nước?

  • A Trên 45% 
  • B Trên 50%
  • C 60%
  • D 30%

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Mục 1. Khái quát chung – trang 176 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nhưng trong cơ cấu công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ chiếm trên 50%, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ,…

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ

  • A bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông
  • B xây dựng vườn quốc gia
  • C bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển
  • D phục hồi và phát triển rừng ngập mặn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bảo vệ rừng đầu nguồn hay rừng ở thượng lưu các sông là biện pháp hàng đầu để điều hòa nước ngầm, cung cấp nước cho hồ chứa vào mùa khô (sgk trang 181)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong việc phát triển nguồn năng lượng điện, Đông Nam Bộ đã tập trung chủ yếu vào xây dựng các nhà máy

  • A thủy điện
  • B nhiệt điện than
  • C nhiệt điện khí
  • D nhiệt điện dầu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên dầu khí lớn trên thềm lục địa, từ khi đưa được khí đồng hành vào đất liền, các nhà máy điện tuôc bin khí được xây dựng và mở rộng góp phần giải quyết và phát triển nguồn năng lượng điện cho vùng.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là:

  • A Giàu chất dinh dưỡng.  
  • B Thoát nước tốt.
  • C Có tầng mùn dày.
  • D Phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan nhưng thoát nước tốt (sgk trang 177)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?

  • A Sông Sài Gòn.
  • B Sông Bé.
  • C Sông Đồng Nai.
  • D Sông Vàm Cỏ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Mục Công nghiệp – trang 179 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành 1991.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Trong quá trình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:

  • A Ô nhiễm môi trường.                   
  • B Thu hút đầu tư nước ngoài.
  • C Đẩy mạnh xuất khẩu.         
  • D Mở rộng quan hệ hợp tác

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đến vấn đề môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành du lịch (sgk trang 180)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng:

  • A Than
  • B Dầu, khí
  • C Hạt nhân
  • D Địa nhiệt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Mục Công nghiệp – trang 180 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Các nhà máy điện ở khu vực Đông Nam Bộ (Phú Mỹ 1, 2, 3, 4), Bà – Rịa,… Các nhà máy này chủ yếu chạy bằng dầu, khí được khai thác từ thềm lục địa với một số mỏ dầu tiêu biểu và lâu đời như Đại Hùng, Rồng, Bạch Hổ,…

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nguyên nhân quan trọng nhất về tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh nhất ở Đông Nam Bộ là

  • A công nghiệp phát triển, đặc biệt có nhiều cơ sở chế biến cao su trong vùng.
  • B có đất xám phù hợp với cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.
  • C thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định.
  • D khí hậu phù hợp, người dân có nhiều kinh nghiệm.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân quan trọng nhất về tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh nhất ở Đông Nam Bộ là có đất xám phù hợp với cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.

Chú ý: các đáp án còn lại đều là điều kiện kinh tế - xã hội

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Mạng lưới điện quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

  • A Đường dây 500kV Phú Mỹ - Nhà Bè.
  • B Đường dây 500kV Nhà bè – Phú Lâm.
  • C Đường dây cao áp 500kV Hòa Bình – Phú Lâm.
  • D Các công trình 220kV và các công trình trung, hạ thế.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Mục Công nghiệp – trang 180 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Mạng lưới điện quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là đường dây cao áp 500kV Hòa Bình – Phú Lâm (SGK/180, địa lí 12 cơ bản).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.