20 bài tập về ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho các nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là:
- A 13
- B 14
- C 15
- D 16
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Chu kì 3 => có 3 lớp e
Nhóm VA => có 5e lớp ngoài cùng
=> cấu hình e
Lời giải chi tiết:
Y thuộc nhóm VA và chu kì 3 => Y có cấu hình e 1s22s22p63s23p3
=> Đáp án C
Câu hỏi 2 :
Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH. Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là:
- A ns2np5.
- B np5.
- C ns2np4.
- D ns2np1.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Số thứ tự nhóm A cho biết số e lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
X thuộc nhóm VIA => X có 6e lớp ngoài cùng
=> Đáp án C
Câu hỏi 3 :
Nguyên tố T thuộc chu kỳ 4 nhóm VIIIB. Cấu hình e nào sau đây không thể là T:
- A 3d64s2.
- B 3d74s2.
- C 3d84s2.
- D 3d104s1.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Quy tắc sắp xếp các nguyên tố vào nhóm B:
- Là nguyên tố họ d, f
- Gọi n là số e lớp ngoài cùng
+ Nếu n<8 => Nhóm nB
+ Nếu 8 ≤ n ≤ 10 => nhóm VIIIB
+ Nếu n>10 => nhóm (n-10)B
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tố nhóm B có cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2)
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10
=> Đáp án D
Câu hỏi 4 :
Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Viết cấu hình e
- Nguyên tố KL là những nguyên tố có 1, 2 hoặc 3 e ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B)
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng là kim loại, viết cấu hình e
=> A, B, C, F là kim loại
=> Đáp án D
Câu hỏi 5 :
Nguyên tố R tạo được ion R+, cation này có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
- A ô 19 chu kỳ 4 nhóm IA.
- B ô 18 chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
- C ô 19 chu kỳ 3 nhóm IA.
- D ô 18 chu kỳ 4 nhóm VIIIA.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết cấu hình e đầy đủ của ion R+ => cấu hình e của R => vị trí của R
Lời giải chi tiết:
Cấu hình e của R+: 1s22s22p63s23p6
=> cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p6 4s1
R ở ô 19 chu kì 4 nhóm IA
=> Đáp án A
Câu hỏi 6 :
Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:
- A X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- B X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- C X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
- D X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
X+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> X : 1s22s22p63s1
=> Ô 11 Chu kỳ 3 nhóm IA
Y2- có phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> X : 1s22s22p4
=> Ô 8 Chu kỳ 2 nhóm VIA
Câu hỏi 7 :
Số điện tích hạt nhân của các nguyên tử là : X ( Z= 9), Y (Z=17), A (Z=15), B (Z =16). Nhận xét nào sau đây là đúng ?
- A Cả 4 nguyên tố trên thuộc cùng 1 chu kì
- B Cả 4 nguyên tố trên cùng thuộc nhóm A
- C A, X thuộc cùng nhóm VIIA
- D X, Y thuộc cùng nhóm VIA
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
X (Z=9 ) : 1s22s22p5 : 7 e lớp ngoài cùng => nhóm VII A : có 2 lớp e => chu kì 2
Y (Z=17) : 1s22s22p63s23p5 : 7 e lớp ngoài cùng => nhóm VII A : có 3 lớp e => chu kì 3
A (Z=15) 1s22s22p63s23p3 : 5 e lớp ngoài cùng => nhóm V A có 3 lớp e => chu kì 3
B (Z =16) 1s22s22p63s23p4 : 6 e lớp ngoài cùng => nhóm VI A có 3 lớp e => chu kì 3
Câu hỏi 8 :
Hai nguyên tử X, Y ở cùng 1 chu kì nhỏ và ở hai nhóm liên tiếp. Biết tổng số hạt p, n, e là 80. Tổng số khối là 53. Vậy X và Y có thể là:
- A P và N
- B Al và Si
- C P và S
- D S và Cl
Đáp án: B
Phương pháp giải:
A = P + N , P = E
Thuộc cùng 1 chu kì và ở hai nhóm liên tiếp. => số P hơn kém nhau 1
Lời giải chi tiết:
Đặt trong nguyên tử X có số electron = số proton = ZX (hạt) ;số notron = NX (hạt)
Đặt trong nguyên tử Y có số electron = số proton = ZY (hạt) ;số notron = NY (hạt)
Theo bài ta có:
Tổng số hạt p,n,e của X và Y là 80 → (2ZX + NX) + (2ZY + NY) = 80
→ 2(ZX + ZY) + (NX + NY) = 80 (I)
Tổng số khối của X và Y là 53 → (ZX + NX) + (ZY + NY) = 53
→ (ZX + ZY) + (NX + NY) = 53 (II)
giải hệ phương trình (I) và (II) ta có:
\(\left\{ \matrix{
Zx + Zy = 27\,\,\,\,(III) \hfill \cr
{N_X} + {N_Y} = 26 \hfill \cr} \right.\)
X, Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc chu kì nhỏ nên ta suy ra được ZX - ZY = 1 (IV) (giả sử X > Y)
Bấm máy giải hệ PT (III) và (IV) ta có: \(\left\{ \matrix{Zx = 14 \hfill \cr {Z_Y} = 13 \hfill \cr} \right.\)
ZX = 14 → X là Silic (kí hiệu: Si)
ZY = 13 → Y là Nhôm (kí hiệu: Al)
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Từ cấu hình electron ta có thể suy ra:
- A Tính kim loại, phi kim của 1 nguyên tố
- B Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- C Hóa trị cao nhất với oxi hay hiđro
- D Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Từ cấu hình electron ta có thể suy ra : số electron tổng => vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
: số electron lớp ngoài cùng : => tính phi kim hay kim loại
Câu hỏi 10 :
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố X có đặc điểm?
- A Thuộc chu kì 4, nhóm IA
- B Nguyên tố X là kim loại kiềm
- C Là nguyên tố mở đầu chu kì 4
- D Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng?
- A X, Y là phi kim; M, Q là kim loại
- B Tất cả đều là phi kim
- C X, Y, Q là phi kim; M là kim loại
- D X là phi kim; Y là khí hiếm; M,Q là kim loại
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Z=6 : 1s22s22p2 : 4 e lớp ngoài cùng => phi kim
Z = 7 : 1s22s22p3 : 5 e lớp ngoài cùng => phi kim
Z = 20 : 1s22s22p63s23p64s2 : 2 e lớp ngoài cùng => kim loại
Z = 19 : 1s22s22p63s23p64s1 : 1 e lớp ngoài cùng => kim loại
Câu hỏi 12 :
Anion X- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
- A Chu kì 2, nhóm IVA
- B Chu kì 3, nhóm IVA
- C Chu kì 3, nhóm VIIA
- D Chu kì 3, nhóm IIA
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
X- : 1s22s22p63s23p6 => X : 1s22s22p63s23p5 (X được thêm 1 e để thành X-)
- X có 3 lớp e => chu kì 3
- X có 7e lớp ngoài cùng => nhóm VIIA
Câu hỏi 13 :
Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau, ở hai nhóm A cạnh nhau trong bảng tuần hòan có tổng số hạt proton bằng 23. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. X, Y có số hạt proton lần lượt là:
- A 7 và 16
- B 8 và 15
- C 8 và 18
- D 7 và 18
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau => X , Y có số Z hơn kém nhau 9 hoặc 7
Vd : Na (11) chu kì 3 nhóm IA, Ca(20) chu kì 4 nhóm IIA (hơn nhau 9)
F (9) chu kì 2 nhóm VIIA, S (16) chu kì 3 nhóm VI A (hơn nhau 7)
Tổng số Z = 23
=> X và Y có số proton là ; 15 và 8 (O và P)
=> Hoặc X và Y có số proton là 16 và 7 (S và N)
P + O2 => P2O5 (loại vì phản ứng)
Câu hỏi 14 :
Hai ion R+ và M2+ đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R và X là những nguyên tố nào? Cho Na (Z =11); K (Z =19); Mg (Z=12); Al (Z=13); Fe (Z = 26); Cu (Z=29).
- A K, Fe.
- B Na, Al.
- C Na, Mg.
- D K, Cu.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
R nhiều hơn R+ 1 electron => cấu hình của R từ đó xác định được R
M nhiều hơn M2+ 2 electron => cấu hình của M từ đó xác định được M
Lời giải chi tiết:
ion R+ và M2+ có cấu hình: 1s22s22p6
=> cấu hình của R là: 1s22s22p63s1 => Z =11 (Na)
=> cấu hình của M là: 1s22s22p63s2=> Z =12 (Mg)
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Các phát biểu về các nguyên tố nhóm IA như sau:
1/ Gọi là nhóm kim loại kiềm.
2/ Có 1 electron hóa trị.
3/ Dễ nhận 1 electron.
Những phát biểu đúng là
- A 1 và 2.
- B 1 và 3.
- C 1, 2 và 3.
- D 2 và 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nguyên tố nhóm IA để chọn phát biểu đúng.
Lời giải chi tiết:
Nhóm IA còn gọi là nhóm kim loại kiềm, gồm các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Các nguyên tử nguyên tố nhóm IA có 1 electron hóa trị, nên dễ nhường 1 electron.
Vậy phát biểu đúng là phát biểu 1 và 2.
Đáp án A
Câu hỏi 16 :
Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 17. X thuộc
- A chu kì 3, nhóm VA.
- B chu kì 4, nhóm VIIA.
- C chu kì 3, nhóm VIIA.
- D chu kì 4, nhóm VA.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron của nguyên tử X sau đó xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn.
Lời giải chi tiết:
Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 17 nên X có 17 electron trong nguyên tử.
Cấu hình electron nguyên tử X là 1s22s22p63s23p5.
Vậy X thuộc chu kì 3 (vì có 3 lớp electron) và X thuộc nhóm VIIA (vì có 7 electron hóa trị và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
- A ô số 11, nhóm IA.
- B ô số 13, nhóm IA.
- C ô số 11, nhóm IIIA.
- D ô số 13, nhóm IIIA
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron đầy đủ của Y để xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1 nên cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s1.
Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là: ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
Đáp án A
Câu hỏi 18 :
Anion X- có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:
- A nhóm IIA, chu kì 4
- B nhóm VIIA, chu kì 3
- C nhóm VIIIA, chu kì 3
- D nhóm VIA, chu kì 3
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
X- có phân lớp ngoài cùng là 3p5
=> X có 3p5
Cấu hình e : 1s22s22p63s23p5
Câu hỏi 19 :
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là bằng 40. Biết số khối của X nhỏ hơn 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học , X thuộc chu kì và nhóm nào ?
- A X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA.
- B
X thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
- C X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
- D
X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
2p + n = 40 và sử dụng thêm bất đẳng thức: p ≤ n ≤ 1,5p
Lời giải chi tiết:
Đặt số proton và notron của nguyên tố X lần lượt là p và n
Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p
=> 2p + n =40 => n = 40 - 2p (*)
Với các nguyên tố có Z ≤ 82 ta luôn có bất đẳng thức sau: p ≤ n ≤ 1,5p
Thế biểu thức (*) vào bất đẳng thức trên ta có:
p ≤ 40 - 2p ≤ 1,5p
→ 3p ≤ 40 ≤ 3,5p
→ 40/3,5 ≤ p ≤ 40/3
→ 11,43 ≤ p ≤ 13,33
p nhận giá trị nguyên dương nên p có thể nhận giá trị p = 12 hoặc p = 13
Với p = 12 thay vào (*) => n = 40 -2.12= 16 -> số khối A = p + n = 28 => loại vì đề cho số khối X nhỏ hơn 28
Với p = 13 thay vào (*) => n = 40 - 2.13 = 14 -> số khối A = p + n = 27 => thỏa mãn
X (Z=13): 1s22s22p63s23p1
X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3
X có 3e lớp ngoài cùng và có e cuối cùng điền vào phân lớp s nên X thuộc nhóm IIIA.
Đáp án C
Câu hỏi 20 :
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số lớp electron của X là
- A 3.
- B 1.
- C 4.
- D 2.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
STT chu kì = số lớp electron.
Lời giải chi tiết:
X thuộc chu kì 3 → X có 3 lớp electron
Đáp án A
40 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
30 câu hỏi lý thuyết mức độ thông hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
30 bài tập vận dụng về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn đầy đủ các dạng từ dễ đến khó có đáp án và lời giải chi tiết
20 bài tập vận dụng về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
20 câu hỏi lý thuyết mức độ thông hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
20 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
25 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải